• Zalo

Cho phép hôn nhân đồng giới: Âm mưu chính trị khủng khiếp nhắm vào Nga

Thế giớiThứ Ba, 30/06/2015 09:04:00 +07:00Google News

Đại tá Lê Thế Mẫu cho rằng đằng sau quyết định cho phép hôn nhân đồng giới của Mỹ là âm mưu chính trị khủng khiếp nhắm vào Nga.

(VTC News) – Đại tá Lê Thế Mẫu cho rằng đằng sau quyết định cho phép hôn nhân đồng giới của Mỹ là âm mưu chính trị khủng khiếp nhắm vào Nga.

Ngày 26/6/2015 Toà án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết cho phép các cặp đồng giới trên toàn bộ 50 bang kết hôn theo quy định của pháp luật và được bảo đảm các quyền khác theo những điều luật có liên quan về con cái, phân chia tài sản sau ly hôn, được hưởng mọi quyền lợi cũng như thực thi mọi nghĩa vụ như một cặp vợ chồng khác giới.

Video sắc cờ cầu vồng ngập tràn nước Mỹ sau quyết định cho phép hôn nhân đồng giới

Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Đây là một thắng lợi của nước Mỹ", rằng “khi tất cả mọi người dân Mỹ được đối xử một cách bình đẳng thì đất nước chúng ta trở nên tự do hơn”.

Đệ nhất phu nhân tổng thống Mỹ, bà Michelle, cũng hoan nghênh phán quyết mang tính “lịch sử” này của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trên mạng xã hội Twitter: “Phán quyết này công nhận một sự thật cơ bản là tình yêu của chúng ta hoàn toàn bình đẳng. Hôm nay là một ngày trọng đại với người Mỹ”.


Trên mạng Twitter, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và hiện là ứng cử viên tổng thống Mỹ trong cuộc cuộc bầu cử năm 2016 nói lên “niềm tự hào” trên trang mạng xã hội cá nhân Twitter. Không dừng lại trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry còn hứa hẹn “sẽ phổ biến thành tựu này của Hoa Kỳ ra khắp thế giới”.

Tuy nhiên, cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Mỹ phản đối dữ dội quyết định của Tòa án tối cao Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính. Cựu thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee đánh giá phán quyết này là “hành động bạo quyền vi hiến vượt ngoài tầm kiểm soát”.

Theo bạn, cho phép hôn nhân đồng giới:

  • Phá vỡ quy luật loài người
  • Băng hoại đạo đức xã hội
  • Bình thường, cần thừa nhận
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Thống đốc Greg Abbott của bang Texas chỉ trích các thẩm phán Tòa án tối cao “buộc cả nước phải chấp nhận quan điểm cá nhân của họ”. Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker kêu gọi cải tổ hiến pháp Mỹ để các bang được phép áp lại lệnh cấm hôn nhân đồng tính.


Phe bảo thủ và một số thành viên Đảng Cộng hòa không ngừng chỉ trích quyết định này. Ít nhất có hai bang là Louisiana và Mississippi khẳng định chưa cấp giấy đăng ký kết hôn cho người đồng tính để chờ thủ tục hoàn tất pháp lý.


Đại tá Lê Thế Mẫu nguyên là Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc phòng). Ông là một trong những chuyên gia phân tích các vấn đề quốc phòng hàng đầu hiện nay, đặc biệt là quan hệ Nga - phương Tây.
Thẩm phán theo phái bảo thủ Antonin Scalia gọi phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ về hôn nhân đồng giới là “mối đe dọa cho nền dân chủ Mỹ”, còn Thống đốc bang Texas Greg Abbott (đều thuộc Đảng Cộng hòa) kêu gọi chỉnh sửa hiến pháp để cho phép các bang cấm hôn nhân đồng giới.


Thống đốc bang New Jersey, ông Chris Christie-người đang cân nhắc tham gia cuộc chạy đua trở thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, cho biết: “Tôi chỉ ủng hộ hôn nhân giữa nam giới và nữ giới. Nếu có sự thay đổi nào, chúng cần được thông qua bằng một cuộc trưng cầu dân ý của người dân”.

Cựu Thống đốc bang Arkansas và ứng cử viên Tổng thống Mỹ Mike Huckabee gọi phán quyết cho phép hôn nhân đồng giới là “vượt ra khỏi Hiến pháp và vi phạm luật pháp”. Trong khi đó, Kellie Fiedorek, luật sư của một nhóm vận động chống hôn nhân đồng giới, cho rằng phán quyết “đã bỏ qua tiếng nó của hàng ngàn người Mỹ”.

Âm mưu chính trị

Do đâu trong khi ngay tại Mỹ vẫn còn có nhiều ý kiến phản đối hôn nhân đồng giới, thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra tuyên bố “sẽ phổ biến thành tựu này của Hoa Kỳ ra khắp thế giới”?

Không dừng lại ở tuyên bố, ngay sau khi Toà án tối cao Hoa Kỳ cho phép các hôn nhân đồng giới, Tổng lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã xuống đường hòa vào dòng người ủng hộ hôn nhân đồng giới đang tiến hành cuộc “Diễu hành tự hào”. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sử dụng đến súng phun nước và hơi cay để dẹp đám người này.


Nhận xét về tuyên bố của ông John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề gia đình, phụ nữ và trẻ em, bà Yelena Borisovna Mizulina, nói: “Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ là công việc nội bộ của họ. Nhưng người Mỹ không nên áp đặt ý định này cho các nước khác”.

Không phải ngẫu nhiên mà bà Yelena Borisovna Mizulina lại phải lên tiếng về sự kiện này. Sau khi lên cầm quyền ở Mỹ năm 2008, Tổng thống Mỹ B.Obama chủ trương sử dụng “sức mạnh mềm” trong cuộc chiến chống lại các đối thủ cạnh tranh để thiết lập quyền lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ, trong đó có vấn đề “nhân quyền” mà hôn nhân đồng giới chính là một trong những “giá trị nhân quyền” không ai sánh được với Mỹ (!?).

Mục tiêu số 1 trong cuộc cạnh tranh này của Mỹ mà thực chất là một cuộc chiến được giới quân sự Mỹ gọi là “chiến tranh phức hợp”, là nước Nga dưới thời cầm quyền của Tổng thống Nga V.Putin mà gần đây “được” ông Obama xếp vào 1 trong 3 “nguy cơ” lớn nhất đối với thế giới, cùng với đại dịch Ebola và Nhà nước Hồi giáo (IS). 
Cộng đồng người đồng giới xuống đường ăn mừng phán quyết của tòa án tối cao Mỹ cho phép hôn nhân đồng giới 

Trong nhiều năm qua, ngay cả khi chưa có phán quyết Toà án tối cao Hoa Kỳ cho phép hôn nhân đồng giới ở Mỹ, hàng trăm tổ chức “phi chính phủ” của Mỹ hoạt động ở Nga đã ra sức tuyên truyền nhằm nhồi nhét vào nhận thức của giới trẻ ở Nga về hôn nhân đồng giới, coi đó là “những giá trị văn minh Mỹ”, là “giá trị nhân quyền cao cả” của Hoa Kỳ. 

Cùng với xu hướng chạy theo “các giá trị Phương Tây” sau khi Liên Xô sụp đổ, không ít người dân ở Nga, trong đó phần lớn là giới trẻ, tin rằng hôn nhân đồng giới là một trong “những giá trị Mỹ” cần được áp dụng ở Nga. Từ đóa, nhiều thanh niên Nga từ bỏ các giá trị gia đình truyền thống, đặt lợi ích cá nhân vị kỷ lên trên hết.


Mục đích của bộ máy tuyên truyền của Mỹ và Phương Tây ở Nga khi thực hiện chiến dịch tuyên truyền về hôn nhân đồng giới là nhằm tàn phá nước Nga theo một chiến lược lâu dài đánh vào “điểm huyệt suy giảm dân số”.

 

Theo ước tính, nếu không ngặn chặn được tốc độ suy giảm dân số, thì tới năm 2050, nước Nga sẽ biến mất trên bản đồ thế giới mà không cần chiến tranh.
 
Kết quả là, sau khi Liên Xô tan rã, dân số Nga đã giảm hàng trăm ngàn người mỗi năm. Theo ước tính, nếu không ngặn chặn được tốc độ suy giảm dân số, thì tới năm 2050, nước Nga sẽ biến mất trên bản đồ thế giới mà không cần chiến tranh.


Vì thế, một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Nga V.Putin sau khi lên cầm quyền ở Nga là khôi phục các giá trị văn hóa Nga, trong đó có chính sách phát triển gia đình Nga.

Do đó, pháp luật của nước Nga dưới thời Tổng thống Nga V.Putin cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới nhằm không để mọi người, đặc biệt là giới trẻ, bị tiêm nhiễm bởi những khái niệm lệch lạc và méo mó về quan hệ giữa những người khác giới, về giá trị thiêng liêng của gia đình và những giá trị cao cả của đời sống loài người.


Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình của Liên bang Nga quy định, để kết hôn cần có sự đồng thuận và tình nguyện của đàn ông và phụ nữ đã đến tuổi kết hôn. Luật pháp Nga không chấp nhận hôn nhân đồng tính. Từ đó góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn tốc độ giảm dân số và đưa dân số Nga tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao.

Do đó, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại đưa ra tuyên bố “sẽ phổ biến thành tựu này của Hoa Kỳ ra khắp thế giới” là hướng tới nước Nga nhằm kích động làn sóng phản đối chính quyền của Tổng thống Nga V.Putin ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Ngay lập tức, một số nghị sỹ theo đường lối tự do ở Nga đã lên tiếng đòi thông qua điều luật cho phép hôn nhân đồng giới ở nước này.

Vừa qua, Mỹ và các nước Phương Tây đã thất bại trong cuộc “chiến tranh phức hợp” (Hybrid War) chống lại Nga, trong đó kết hợp các biện pháp kinh tế, ngoại giao, văn hóa, quân sự nhằm đưa nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, từ đó kích động làn sóng phản đối rộng khắp của người dân để lặp lại kịch bản Maidan ở Matxcơva nhằm lật đổ Tổng thống Nga V.Putin.

Hiện nay, Mỹ theo đuổi ý tưởng phổ biến thành tựu hôn nhân đồng giới ở Nga để kích động làn sóng phản đổi Tổng thống Nga V.Putin bởi chính ông là người đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống Nga. Trong Đại hội Olympic Mùa Đông ở Sochi đầu năm 2014, Mỹ đã từng đưa nhiều vận động viên tôn thờ hôn nhân đồng giới tới tham dự sự kiện thể thao này nhằm mục đích tuyên truyền.

Liệu nước Mỹ có đạt được mục đích của họ trong chiến dịch sử dụng “gía trị hôn nhân đồng giới” để kích động xã hội Nga hay không? Câu trả lời chắc chắn sẽ là không, bởi nước Nga hiện nay đã không còn là nước Nga hình thành sau khi Liên Xô tan rã mà đã có bước trưởng thành rất lớn, trong đó xã hội Nga đã quá hiểu thế nào là “các giá trị Mỹ”.

Theo bạn, cho phép hôn nhân đồng giới:

  • Phá vỡ quy luật loài người
  • Băng hoại đạo đức xã hội
  • Bình thường, cần thừa nhận
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Vừa qua, trong các hoạt động xã hội ở Nga đã có nhiều hình thức phản đối các biện pháp của Phương Tây cấm vận Nga. Thí dụ, doanh nhân ở nhiều thành phố Nga đã đưa ra thị trường tiêu thụ loại giấy dùng trong nhà vệ sinh, được bao gói rất đẹp.

Bên ngoài họp là hình ảnh của nguyên thủ các nước cấm vận Nga, còn trên băng giấy vệ sinh có in rất rõ nội dung các biện pháp cấm vận của Mỹ và EU. Các doanh nhân Nga coi đó như là một biện pháp “phi đối xứng” để chống lại các biện pháp cấm vận. Hiện nay, các hộp giấy vệ sinh “chống cấm vận” này đã được chuyển tới phục vụ ở một số Đại sứ quán Mỹ và một số nước Phương Tây ở Matxcơva.

Lê Thế Mẫu
Bình luận
vtcnews.vn