Trung thu ngày ấy…
Trung thu “ngày xưa” trong ký ức của nhiều thế hệ 7X, 8X hay thậm chí trở về trước khi nhắc lại vẫn thật nhiều xao động. Có cái lạnh se se mang theo hơi gió heo may quyện trong mùi bánh nướng, bánh dẻo, mùi nến đốt cháy sáng những chiếc đèn, có ánh trăng sáng soi rõ con đường trẻ con đi với nhịp trống tiếng hát, có niềm vui háo hức tưng bừng Trung thu gieo vào những tâm hồn trẻ thơ.
Trung thu ở đâu cũng như một ngày Tết lớn, vui vẻ, linh đình và náo nhiệt. Từ đầu tháng 8, trẻ con trong xóm đã ríu rít gọi nhau đi tập văn nghệ chuẩn bị chào mừng. Ngày ấy, trẻ em không được mua nhiều đồ chơi như ở thành phố. Có khi mấy anh chị em mới được mẹ mua cho một cái đèn kéo quân. Bánh Trung thu cũng đến ngày Rằm mới mua, một nướng, một dẻo. Bưởi thì hái ngoài vườn, cả nhà cùng tụ tập lại làm chó bông, thỏ bông rồi lấy hạt xâu thành vòng để tối đốt thay pháo hoa. Tối hôm Rằm được mọi người mong đợi nhất, không chỉ có trẻ em mà cả người lớn cũng ùa hết ra đường làng xem múa lân, cả đoàn người dài nối đuôi nhau ra đến tận sân lớn của đình làng. Phá cỗ, rước đèn, những nụ cười tươi vui như ánh nến lung linh và những vệt màu sáng cứ lấp lánh từ những chiếc đèn kéo quân hắt lại trông thật rạng rỡ và kì diệu, là ánh sáng nhiệm màu theo suốt hành trình lớn lên của mỗi đứa trẻ năm xưa.
… và bây giờ
Trung thu ngày ấy mục tiêu của lũ trẻ rất đơn giản, có khi chỉ là một chiếc lồng đèn kéo quân thật “oách”, giấy bóng kính vẽ hình ông trăng chú Cuội đủ kiểu rồi để cây nến màu ở giữa. Ánh sáng thần kì tỏa ra từ đó lôi cuốn đặc biệt những ánh mắt trẻ thơ. Những ánh nến thắp lên bao niềm vui, kéo dài đoạn đường ngắn, giữ cho ngày trung thu trôi qua đầy ý nghĩa. Chẳng có đứa trẻ nào cầm đèn trung thu thắp nến mà chạy như bay cả, vậy là từ đêm trung thu đó, đứa trẻ nào cũng học được cách nắm giữ, nâng niu cho những mong manh không vụt tắt.
Trung thu ngày nay đã ít nhiều mất đi ý nghĩa của Trung thu xưa. Bố mẹ bận rộn, không còn thời gian kể cho con cái nghe những câu chuyện về Trung thu, về ý nghĩa của ngày Tết thiếu nhi. Những món đồ chơi hiện đại: kiếm, gậy, súng nhấp nháy đủ màu... trẻ con nay không biết được cảm giác sung sướng của ngày xưa khi cầm trên tay những món đồ chơi do mình tự làm, hoặc phải khó khăn lắm mới có một chiếc đèn kéo quân của riêng mình. Giữa guồng quay tất bật của cuộc sống, người lớn đôi khi giật mình nhìn lại và tiếc nuối vì trẻ em đã không còn có được một trung thu tròn đầy, trong một tuổi thơ bình dị, hồn nhiên vô tư, lung linh sắc màu như bố mẹ đã từng.
Kokomi mang Trung thu tròn vẹn quay về
Hiểu thấu những trăn trở đó, nhãn hàng mì Kokomi quyết tâm mang về cho trẻ thơ một mùa trung thu vui vẻ, sum vầy và ý nghĩa nhất. Những chiếc đèn kéo quân được tặng kèm trong mỗi thùng mì sẽ là “cỗ máy vượt thời gian” giúp những giá trị truyền thống, nhân văn giản đơn mà ấm áp của Trung thu xưa được vẹn nguyên quay về.
Không như những loại đồ chơi điện tử sặc sỡ sẵn có khác, “vua” lồng đèn Kokomi giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ em, giúp trẻ rèn luyện sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Đồng thời, sự sẻ chia, đoàn tụ - ý nghĩa đẹp đẽ của ngày Trung thu cũng sẽ được giữ gìn khi bố mẹ cùng con ngồi gấp thành hình chiếc đèn lồng này. Với nhiều hình vẽ phong phú, bắt mắt, đậm hồn Việt, “vua” lồng đèn Kokomi không chỉ thắp sáng đêm rằm tháng 8 mà còn mang Trung thu tròn vẹn quay về, cho con được cảm nhận một mùa Trung thu trọn vẹn như bố mẹ đã từng.
Trung thu năm 2016, Kokomi dành tặng hàng triệu Vua Lồng Đèn Kokomi cho người tiêu dùng khi mua 1 thùng mì Kokomi các loại. Ngoài ra, Kokomi tài trợ 10.000 Vua Lồng Đèn Kokomi cho các chương trình Trung Thu từ thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Kokomi có hai hương vị được yêu thích là Vị tôm chua cay và vị mới Gà quay Sa tế xốt hành. Trọng lượng gói 65g với giá bán lẻ là 3.000 đồng/gói.
Bình luận