Tại Sóc Sơn, Hà Nội nhiều người đua nhau chế tạo một loại xe ba bánh kiểu mới để đưa đón học sinh.
Nhồi nhét trong lồng chật
Theo khảo sát của PV, chỉ trên địa bàn xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang có khoảng 12 chiếc xe tự chế, thường xuyên đưa đón học sinh. Mỗi xe chở gần 30 học sinh, chen chúc ngồi trong chiếc thùng lợp kín, duy nhất một cửa ra vào.
Hình ảnh những chiếc xe ba bánh tự chế kiểu mới chở học sinh mầm non, tiểu học (không giấy phép lưu hành) khá quen thuộc với người dân xã Hiền Ninh từ nhiều năm nay.
Hằng ngày, đến giờ tan trường, cả đoàn xe hơn chục chiếc tấp nập xóm làng. Thùng xe loại này được hàn ghép lại từ các thanh sắt đơn giản, rộng khoảng 2m2, dưới gầm có hàn trục đỡ và lắp hai bánh xe nhỏ.
Một chiếc xe máy hiệu dream hoặc wave... được nối với thùng xe bằng thanh sắt để làm sức kéo chính. Sau khi cho các học sinh vào thùng xe, lái xe khoá cánh cửa duy nhất phía sau.
Trao đổi với PV, ông Tạ Văn Bình (60 tuổi, thôn Nam Cương, xã Hiền Ninh) tự nhận mình là người đầu tiên tạo ra loại xe này. Ông Bình cho biết lý do “chế” xe ba gác: Do con bận việc cả ngày nên phải đảm nhận việc đưa đón cháu đi học. Các cháu đông, nếu dùng xe máy, phải đi lại nhiều lần, rất vất vả.
“Khoảng năm 2006, tôi nghĩ ra ý tưởng và đóng một thùng xe kéo rồi cho các cháu ngồi vào. Mình có thể đưa đón được nhiều cháu trong cùng một lần đi”, ông Bình nói.
Những ngày đầu, ông Bình chỉ chở các cháu nội - ngoại, dần dần có thêm con em hàng xóm. Từ khởi xướng của ông Bình, đến nay, trên địa bàn xã Hiền Ninh đã có thêm 11 hộ khác đóng thùng xe tương tự để thực hiện việc đưa, đón học sinh bậc tiểu học và mầm non mỗi ngày.
Mỗi thùng xe được chủ nhân đặt đóng ở xưởng cơ khí với giá khoảng 3-5 triệu đồng. Hiện, các xe đều đang trong tình trạng quá tải.
Riêng xe của ông Bình (rộng nhất), chở tới 25 học sinh; các xe còn lại chở 20 học sinh.
Chính quyền thừa nhận: Làm ngơ
Trao đổi với PV, một phụ huynh nói: “Biết xe tự chế không an toàn, các cháu lại ngồi trên ba hàng ghế được xếp song song với nhau trong thùng chật chội (khoảng 2m2), không khác gì ngồi trong chiếc cũi nhỏ. Bọn trẻ lại hiếu động, thường vô tư nô đùa, nghịch ngợm. Nói dại mồm, nếu không may xảy ra tai nạn, cháy nổ, hậu quả thật khó lường”.
Tuy nhiên, theo vị phụ huynh này, do hai vợ chồng làm công nhân, phải dậy sớm nên đành phó mặc công việc đưa đón con mình cho các lái xe với chi phí 100 - 200 nghìn đồng/tháng/học sinh (tùy khoảng cách xa, gần - PV).
Anh Trần Văn Liêu, cha của em Trần Lan Phương (học lớp 2, Trường Tiểu học Hiền Ninh) băn khoăn: “Về thông số kỹ thuật và hệ thống phanh chắc chắn không đảm bảo an toàn. Bởi lẽ, đây là loại xe do người dân tự chế, không qua quá trình kiểm tra của các nhà máy hay đơn vị chức năng”.
Nhiều người dân cho biết, loại xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh phổ biến nhiều nơi ở Sóc Sơn. Nó trở thành loại phương tiện chuyên đưa đón học sinh và số lượng ngày càng tăng lên, lan ra các địa phương khác.
Điều đáng ngạc nhiên nhất khi ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh cho biết: Theo quy định, loại xe tự chế này không được phép lưu thông, nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân nên xe vẫn hoạt động trên đường làng.
“Trường hợp xảy ra sự cố va chạm với xe khác hoặc lật, đổ, hậu quả sẽ rất lớn. Bởi vì, mỗi xe chở từ 15 đến 20 học sinh lại bịt kín, không có lối thoát ra ngoài. Chúng tôi biết nguy hiểm, nhưng mấy năm qua chưa thấy xảy ra sự cố nên... làm ngơ để các phương tiện này hoạt động”, ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, chính quyền xã rất mong sớm tìm được phương tiện thay thế vừa đảm bảo an toàn, chi phí không quá cao so với mức sống của người dân.
PV sau nhiều ngày hẹn lịch làm việc với UBND huyện Sóc Sơn đều được chỉ dẫn tới nơi này, nơi kia. Đến khi sang làm việc với công an huyện cũng rơi vào cảnh thoái thác nhiều lần.
Tuy nhiên, khi trao đổi qua điện thoại, ông Lê Trung Hải - Đội trưởng Cảnh sát giao thông (Công an huyện Sóc Sơn) lại phủ nhận trên địa bàn huyện có loại xe tự chế này.
Ông Hải quả quyết: “Qua kiểm tra, trên địa bàn toàn huyện chưa phát hiện tình trạng xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh”.
Theo Quỳnh Nga/ Tiền Phong
Những chiếc xe không ai kiểm định, tồn tại trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng. Hàng chục học sinh ngồi chen chúc trên thùng xe chật chội như thách thức thần chết.
Đoàn xe tự chế này hoạt động nhiều năm, nhưng CSGT Sóc Sơn nói không biết (ảnh to). Xe của ông Tạ Văn Bình chở tới 25 học sinh trong một chuyến đi (ảnh nhỏ). Ảnh: Quỳnh Nga. |
Theo khảo sát của PV, chỉ trên địa bàn xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang có khoảng 12 chiếc xe tự chế, thường xuyên đưa đón học sinh. Mỗi xe chở gần 30 học sinh, chen chúc ngồi trong chiếc thùng lợp kín, duy nhất một cửa ra vào.
Hình ảnh những chiếc xe ba bánh tự chế kiểu mới chở học sinh mầm non, tiểu học (không giấy phép lưu hành) khá quen thuộc với người dân xã Hiền Ninh từ nhiều năm nay.
Hằng ngày, đến giờ tan trường, cả đoàn xe hơn chục chiếc tấp nập xóm làng. Thùng xe loại này được hàn ghép lại từ các thanh sắt đơn giản, rộng khoảng 2m2, dưới gầm có hàn trục đỡ và lắp hai bánh xe nhỏ.
Một chiếc xe máy hiệu dream hoặc wave... được nối với thùng xe bằng thanh sắt để làm sức kéo chính. Sau khi cho các học sinh vào thùng xe, lái xe khoá cánh cửa duy nhất phía sau.
Trao đổi với PV, ông Tạ Văn Bình (60 tuổi, thôn Nam Cương, xã Hiền Ninh) tự nhận mình là người đầu tiên tạo ra loại xe này. Ông Bình cho biết lý do “chế” xe ba gác: Do con bận việc cả ngày nên phải đảm nhận việc đưa đón cháu đi học. Các cháu đông, nếu dùng xe máy, phải đi lại nhiều lần, rất vất vả.
“Khoảng năm 2006, tôi nghĩ ra ý tưởng và đóng một thùng xe kéo rồi cho các cháu ngồi vào. Mình có thể đưa đón được nhiều cháu trong cùng một lần đi”, ông Bình nói.
Mỗi thùng xe được chủ nhân đặt đóng ở xưởng cơ khí với giá khoảng 3-5 triệu đồng. Hiện, các xe đều đang trong tình trạng quá tải.
Riêng xe của ông Bình (rộng nhất), chở tới 25 học sinh; các xe còn lại chở 20 học sinh.
Chính quyền thừa nhận: Làm ngơ
Trao đổi với PV, một phụ huynh nói: “Biết xe tự chế không an toàn, các cháu lại ngồi trên ba hàng ghế được xếp song song với nhau trong thùng chật chội (khoảng 2m2), không khác gì ngồi trong chiếc cũi nhỏ. Bọn trẻ lại hiếu động, thường vô tư nô đùa, nghịch ngợm. Nói dại mồm, nếu không may xảy ra tai nạn, cháy nổ, hậu quả thật khó lường”.
Tuy nhiên, theo vị phụ huynh này, do hai vợ chồng làm công nhân, phải dậy sớm nên đành phó mặc công việc đưa đón con mình cho các lái xe với chi phí 100 - 200 nghìn đồng/tháng/học sinh (tùy khoảng cách xa, gần - PV).
Anh Trần Văn Liêu, cha của em Trần Lan Phương (học lớp 2, Trường Tiểu học Hiền Ninh) băn khoăn: “Về thông số kỹ thuật và hệ thống phanh chắc chắn không đảm bảo an toàn. Bởi lẽ, đây là loại xe do người dân tự chế, không qua quá trình kiểm tra của các nhà máy hay đơn vị chức năng”.
Nhiều người dân cho biết, loại xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh phổ biến nhiều nơi ở Sóc Sơn. Nó trở thành loại phương tiện chuyên đưa đón học sinh và số lượng ngày càng tăng lên, lan ra các địa phương khác.
Điều đáng ngạc nhiên nhất khi ông Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh cho biết: Theo quy định, loại xe tự chế này không được phép lưu thông, nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân nên xe vẫn hoạt động trên đường làng.
“Trường hợp xảy ra sự cố va chạm với xe khác hoặc lật, đổ, hậu quả sẽ rất lớn. Bởi vì, mỗi xe chở từ 15 đến 20 học sinh lại bịt kín, không có lối thoát ra ngoài. Chúng tôi biết nguy hiểm, nhưng mấy năm qua chưa thấy xảy ra sự cố nên... làm ngơ để các phương tiện này hoạt động”, ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, chính quyền xã rất mong sớm tìm được phương tiện thay thế vừa đảm bảo an toàn, chi phí không quá cao so với mức sống của người dân.
PV sau nhiều ngày hẹn lịch làm việc với UBND huyện Sóc Sơn đều được chỉ dẫn tới nơi này, nơi kia. Đến khi sang làm việc với công an huyện cũng rơi vào cảnh thoái thác nhiều lần.
Tuy nhiên, khi trao đổi qua điện thoại, ông Lê Trung Hải - Đội trưởng Cảnh sát giao thông (Công an huyện Sóc Sơn) lại phủ nhận trên địa bàn huyện có loại xe tự chế này.
Ông Hải quả quyết: “Qua kiểm tra, trên địa bàn toàn huyện chưa phát hiện tình trạng xe lôi, xe kéo tự chế chở học sinh”.
Theo Quỳnh Nga/ Tiền Phong
Bình luận