• Zalo

Chính thức siết vốn ngân hàng chảy vào chứng khoán

Kinh tếThứ Sáu, 21/11/2014 10:34:00 +07:00Google News

(VTC News) – Ngân hàng Nhà nước mạnh tay siết vốn vào chứng khoán và siết sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

(VTC News) – Ngân hàng Nhà nước mạnh tay siết vốn vào chứng khoán và siết sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư 36/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/2/2015. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thể hiện rõ quyết tâm siết vốn vào chứng khoán và siết sở hữu chéo.

Siết vốn vào chứng khoán

Theo đó, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không cho vay đầu tư kinh doanh cổ phiếu quá 5% vốn điều lệ.

Điều 14 quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

tiền mặt
Vốn vào chứng khoán chính thức bị siết (Ảnh minh họa) 
Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng, ủy thác cho công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng để công ty con, công ty liên kết đầu tư kinh doanh cổ phiếu, cho vay để đầu tư kinh doanh cổ phiếu.

Ngân hàng Nhà nước cũng quy định khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh nước ngoài cho khách hàng để đầu tư cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó.

Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay với người lao động.

Siết sở hữu chéo

Không chỉ siết vốn vào chứng khoán, Thông tư 36 còn siết sở hữu chéo. Điều 20 quy định một ngân hàng thương mại muốn mua và nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ (giá trị thực không thấp hơn vốn đã đăng ký).

Ngoài ra, ngân hàng phải đảm bảo giới hạn về tỷ lệ an toàn quy định, nợ xấu dưới 3%, có quy trình xét duyệt và đánh giá rủi ro, được Hội đồng quản trị thông qua, không bị phạt hành chính trong 1 năm trước ngày mua, lãnh đạo (Chủ tịch, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, cổ đông lớn, công ty con và người liên quan không mua nắm giữ vốn của tổ chức tín dụng đó, không được ủy thác cho tổ chức khác nắm giữ cổ phần của tổ chức đó.

Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác (trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó), chỉ được nắm giữ dưới 5% vốn có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.

Ngân hàng thương mại không được cử người tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua (trừ trường hợp là công ty con, tham gia tái cơ cấu theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước).

Thanh Hà

Bình luận
vtcnews.vn