(VTC News) - Bộ luật Tố tụng Hình sự chính thức cho phép cơ quan điều tra được áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như ghi âm, ghi hình, nghe điện thoại bí mật đối với tội phạm về tham nhũng, rửa tiền, ma túy.
Sáng 27/11, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 85,63% tổng số đại biểu tán thành.
Một trong những nội dung quan trọng được quy định trong bộ luật là biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh hiệu quả với các tội phạm có tổ chức, phức tạp về ma túy, rửa tiền, tham nhũng, khủng bố trong tình hình hiện nay.
Luật quy định sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Các biện pháp này có thể được áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Về thẩm quyền, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trường hợp vụ án đang được thụ lý, điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định trong Bộ luật này.
Quyết định trên phải được Viện trưởng VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.
Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
Không được sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.
Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn phải kịp thời quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi thuộc một trong 3 trường hợp: Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Minh Đức
Sáng 27/11, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 85,63% tổng số đại biểu tán thành.
Quốc hội biểu quyết (Ảnh VPQH) |
Luật quy định sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Các biện pháp này có thể được áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Về thẩm quyền, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trường hợp vụ án đang được thụ lý, điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.
Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định trong Bộ luật này.
Quyết định trên phải được Viện trưởng VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.
Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
Không được sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
Video: Tuyên án đại án tham nhũng thất thoát gần 1.000 tỷ đồng ở Agribank
Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn phải kịp thời quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi thuộc một trong 3 trường hợp: Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS), Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho hay, qua thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau về biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt.
Vì thế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu về nội dung trên. Kết quả có đa số các đại biểu tán thành quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.Minh Đức
Bình luận