(VTC News) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Y khoa sau khi đã tốt nghiệp, trong thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên Y khoa có hoàn cảnh khó khăn sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành y trong thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Các đối tượng này gồm sinh viên sau khi tốt nghiệp mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
Các đối tượng này được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trụ sở mà sinh viên sau khi tốt nghiệp thực hành.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian thực hành có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Hai đối tượng sinh viên 2, 3 được vay vốn thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều kiện vay, mức vốn vay
Sinh viên sau khi tốt nghiệp được xem xét vay vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp (nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp) và: Có đủ các tiêu chuẩn nêu trên; hoặc là thành viên và đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ các tiêu chuẩn nêu trên.
Bên cạnh đó, sinh viên phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về: Thời gian thực hành, chi phí thực hành; chưa có hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian thực hành.
Mức vốn cho vay tối đa bằng mức vốn cho vay tối đa theo Quyết định số của Thủ tướng Chính phủ theo từng thời kỳ (hiện nay mức cho vay tối đa đối với HSSV 1,25 triệu đồng/tháng/HSSV).
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp căn cứ vào mức chi phí thực hành của từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sinh hoạt phí nhưng không vượt quá mức cho vay quy định.
Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành đối với chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến tổng số sinh viên thuộc đối tượng vay vốn của Chương trình trong giai đoạn 2015-2019 là 74.023 sinh viên. Tổng nguồn vốn cần bố trí trong 5 năm (2015-2019) khoảng 1.583 tỷ đồng; bình quân 1 năm là 317 tỷ đồng.
Minh Đức
Đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên Y khoa có hoàn cảnh khó khăn sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành y trong thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Sau khi tốt nghiệp, người học Y dược vẫn có thể được vay vốn |
Các đối tượng này gồm sinh viên sau khi tốt nghiệp mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
Các đối tượng này được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trụ sở mà sinh viên sau khi tốt nghiệp thực hành.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian thực hành có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Hai đối tượng sinh viên 2, 3 được vay vốn thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều kiện vay, mức vốn vay
Sinh viên sau khi tốt nghiệp được xem xét vay vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp (nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp) và: Có đủ các tiêu chuẩn nêu trên; hoặc là thành viên và đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay, có đủ các tiêu chuẩn nêu trên.
Bên cạnh đó, sinh viên phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về: Thời gian thực hành, chi phí thực hành; chưa có hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian thực hành.
Mức vốn cho vay tối đa bằng mức vốn cho vay tối đa theo Quyết định số của Thủ tướng Chính phủ theo từng thời kỳ (hiện nay mức cho vay tối đa đối với HSSV 1,25 triệu đồng/tháng/HSSV).
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp căn cứ vào mức chi phí thực hành của từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sinh hoạt phí nhưng không vượt quá mức cho vay quy định.
Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành đối với chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Theo Bộ Tài chính, dự kiến tổng số sinh viên thuộc đối tượng vay vốn của Chương trình trong giai đoạn 2015-2019 là 74.023 sinh viên. Tổng nguồn vốn cần bố trí trong 5 năm (2015-2019) khoảng 1.583 tỷ đồng; bình quân 1 năm là 317 tỷ đồng.
Minh Đức
Bình luận