Trong năm 2017, Liên bang Nga giải quyết những nhiệm vụ đa dạng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước bền vững, trong đó có việc duy trì đường lối đối ngoại độc lập, đẩy mạnh chương trình nghị sự thống nhất, đề xuất các phương án mang tính xây dựng giải quyết các vấn đề quốc tế và các cuộc xung đột.
Nga phát triển các mối quan hệ cùng có lợi với tất cả các nước hữu quan, đóng vai trò tích cực trong các hoạt động của Liên Hợp Quốc, các tổ chức và diễn đàn đa phương, trong đó có Nhóm G20, BRICS, SCO, OSCE, CSTO. Ngoài ra, chính sách Nga hướng tới việc ngăn chặn sự bất ổn các mối quan hệ quốc tế.
VIệc Nga giữ vai trò chủ tịch CIS năm 2017 góp phần tăng cường sự hợp tác giữa các nước thuộc CIS trong lĩnh vực kinh tế, thực thi pháp luật, nhân văn và các lĩnh vực khác, cũng như trong lĩnh vực điều phối chính sách đối ngoại.
Kết quả quan trọng theo đường Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) là kết thúc công tác nghiên cứu Bộ luật Hải quan, chấp thuận lộ trình hành động để thúc đẩy hội nhập, thông qua kế hoạch hành động về thực thi chính sách điều phối giao thông giữa các quốc gia thành viên trong 2018-2020.
Việc kết thúc đàm phán với Bắc Kinh về hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế trở thành giai đoạn quan trọng trong quá trình liên kết EAEU và vành đai kinh tế của Con đường tơ lụa, là một phần sáng kiến của Trung Quốc "Một vành đai - một con đường".
Thông qua các cuộc tập trận chiến lược chung tổ chức vào tháng 9/2017 mang tên Zapad-2017, Nga và Belarus khẳng định tính chất liên kết thực sự các mối quan hệ 2 nước.
Mối quan hệ với các đồng minh khác của Tổ chức Hiệp ước về An ninh tập thể (CSTO) - Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan phát triển năng động. Kết quả chính trị chính của CSTO là việc các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên thông qua Tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 25 năm Hiệp ước về An ninh tập thể và kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Tổ chức vào tháng 11/2017.
Quan hệ giữa Nga và Uzbekistan trở nên sôi động hơn, đồng thời việc ký kết Hiệp ước song phương về quan hệ đối tác chiến lược mở ra một trang mới trong quan hệ truyền thống gần gũi với Turkmenistan.
Tại cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia vùng biển Caspi vào tháng 12/2017, các đại diện đạt được thỏa thuận về Dự thảo Công ước về quy chế pháp lý biển Caspi để ký trong quá trình Hội nghỉ thượng đỉnh G5 tại Kazakhstan vào năm 2018.
Video: Hàng ngàn quân nhân Nga và Belarus tham gia tập trận Zapad 2017
Nga theo đuổi đường lối mang tính xây dựng trong việc giải quyết cuộc xung đột nội bộ Ukraine thông qua việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Tháng 9/2017, Tổng thống Nga đề xuất triển khai trong khu vực một phái bộ Liên hợp quốc về bảo vệ các nhà quan sát của OSCE. Đến tháng 12/2017, phía Nga tạo điều kiện để trao đổi tù nhân giữa Ukraine với 2 vùng ly khai Donbass và Lugansk.
Về hướng châu Âu, các cuộc tiếp xúc chính trị tích cực được duy trì với Đức, Pháp, Ý, Áo, Hungary, Hy Lạp, Síp, Phần Lan, Séc và Serbia được Nga duy trì. Diễn đàn lần thứ IV tại Arkhangelsk "Bắc Cực - Lãnh thổ của đối thoại" được tổ chức vào tháng 3/2017 khẳng định vai trò chủ đạo của Nga trong việc phát triển hợp tác quốc tế Bắc Cực.Trong quan hệ tương tác với Liên minh châu Âu, kết quả tích cực là nối lại đối thoại chính trị cấp cao và cấp cao nhất, cũng như hợp tác theo ngành.
Các cuộc tiếp xúc với Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang thực hiện chính sách đối đầu với Nga không có khả năng để triển khai mang tính xây dựng. Nền tảng OSCE được sử dụng năng động để duy trì quan điểm của Nga về một loạt các vấn đề toàn châu Âu. Nga ham gia vào công việc của các cơ quan Hội đồng châu Âu. Hoạt động của các đại diện Nga trong Hội đồng Nghị viện được duy trì nhằm đưa cơ quan này trở lại hình thức làm việc lành mạnh mà không có sự phân biệt nào.
Sự lôi cuốn mạnh mẽ Nga vào các vấn đề Syria góp phần loại bỏ các lực lượng chính của nhóm khủng bố IS ở đất nước này và hình thành điều kiện tiên quyết cho giải pháp chính trị của cuộc xung đột dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
Cùng với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga hành động với tư cách là nhà bảo lãnh các thoả thuận về chấm dứt tình trạng thù địch giữa các lực lượng chính phủ và phe đối lập vũ trang, cũng như soạn thảo các thông số tổ chức Đại hội đối thoại quốc gia Syria với sự tham gia của một loạt các đại diện của người dân Syria.
Quan hệ song phương của Nga với các quốc gia khác của Trung Đông như Ai Cập, Arab Saudi, Israel, Jordan, Iraq, Qatar, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhận được xung lực mạnh mẽ. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/4/2017 tái khẳng định cam kết của mình với mục tiêu thành lập nhà nước Palestine với thủ đô Đông Jerusalem, công nhận trong trường hợp này Tây Jerusalem là thủ đô của Israel.
Với vai trò chủ động của mình, Nga kết nạp Ấn Độ và Pakistan vào Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Để tăng cường tìm kiếm phương cách giải pháp cho Afghanistan, Nga đưa ra sáng kiến nối lại hoạt động của Nhóm tiếp xúc "SCO - Afghanistan" và tổ chức cuộc họp vào tháng 10/2017. Trong tháng 2 và tháng 4/2017, Nga tổ chức các cuộc tham vấn về vấn đề Afghanistan ở định dạng Matxcơva nhằm hỗ trợ quá trình hòa giải dân tộc tại Afghanistan.
Phản ánh tính năng động cao trong quan hệ Nga-Trung về quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược là 2 chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimr Putin tới Trung Quốc tại cuộc gặp tháng 5/2017 trong khuôn khổ "Một vành đai - một con đường" và Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2017 của BRICS, cũng như chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga vào tháng 7/2017.
Một trong những biểu hiện tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Matxcơva và Bắc Kinh về các vấn đề an ninh quốc tế là việc đưa ra sáng kiến chung về giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, hoạt động đối thoại và hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Indonesia và Philippines phát triển với nhịp độ tốt.
Chất lượng các mối quan hệ với hầu hết các nước Tây bán cầu vẫn mang tính xây dựng theo truyền thống. Các cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra với Brazil, Mexico, Venezuela và Uruguay.
Các giao tiếp của Nga với chính quyền mới ở Mỹ được thiết lập, các cuộc gặp gỡ cá nhân giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 7/2017 ở Hamburg cũng như trong diễn đàn APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017. Quan hệ tương tác với Washington về chương trình nghị sự song phương và giải quyết các vấn đề quốc tế cấp bách được tổ chức ở nhiều mức độ, đáp ứng được các lợi ích quốc gia của Nga.
Nga hoàn thành nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực đảm bảo chế độ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó việc thanh lý các kho vũ khí hóa học của Nga được hoàn thành. Đường lối hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn diện bởi tất cả các bên nhằm giải quyết tình hình xung quanh chương trình hạt nhân Iran vẫn mang tính nguyên tắc.
Trong bối cảnh công việc bảo vệ sự thật lịch sử về Thế chiến II, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov trong bài phát biểu tại phiên họp lần thứ 72 của Đại hội đồng LHQ đưa ra sáng kiến về đảm bảo khung pháp lý quốc tế chống phá hủy di sản tưởng niệm.
Nga tổ chức các diễn đàn quốc tế quan trọng: Liên hoan Thanh niên và Sinh viên Thế giới lần thứ XIX (tháng 10/2017), Hội nghị liên minh liên Nghị viện lần thứ 137 (tháng 10/2017), Diễn đàn kinh tế quốc tế Peterburg lần thứ XXI (tháng 6/2017), Diễn đàn kinh tế phương Đông (tháng 9/2017), Hội nghị về An ninh quốc tế lần thứ VI (tháng 4/2017) và Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của các đại diện cấp cao phụ trách các vấn đề an ninh (tháng 5/2017).
Cúp Liên đoàn các châu lục bóng đá vừa qua tại Nga được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 7/2017 trở thành lời mở đầu cho sự kiện thể thao quốc tế lớn nhất – Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup sẽ được tổ chức ở Nga vào năm 2018.
Bình luận