(VTC News) - Văn phòng Chính phủ lý giải nguyên nhân dự án luật Biểu tình vẫn chưa thể trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 3/2016.
Tại phiên họp ngày 17/02 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới của Quốc hội. UBTVQH đã không đồng ý với đề xuất này.
Văn phòng Chính phủ, theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ đã phân công, chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan soạn thảo dự án Luật Biểu tình.
Đây là một dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ.
Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã họp cho ý kiến chỉ đạo về tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của dự án Luật để định hướng cho việc soạn thảo.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2016, trong thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng. Do vậy Chính phủ chưa thông qua và đề nghị UBTVQH cho phép chưa trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII.
"Ngay sau khi có ý kiến của UBTVQH (ngày 17/02/2016), Văn phòng Chính phủ đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đề nghị UBTVQH chưa đưa nội dung cho ý kiến đối với dự án Luật Biểu tình vào chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII với lý do cơ quan chủ trì dự án Luật chưa chuẩn bị kịp để trình Chính phủ xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2016", thông cáo của Văn phòng Chính phủ nêu.
Trước đó, phát biểu trong phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 17/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra bức xúc và chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Cứ bàn ra bàn vào mãi rồi. Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc lùi vì "đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi".
"Tôi cho rằng đây là việc làm thiếu nghiêm túc”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Minh Đức
Tại phiên họp ngày 17/02 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ đã xin rút dự án Luật Biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tới của Quốc hội. UBTVQH đã không đồng ý với đề xuất này.
Biểu tình tại Frankfurt (Đức) hôm qua, 28/2, phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam |
Văn phòng Chính phủ, theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Chính phủ đã phân công, chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan soạn thảo dự án Luật Biểu tình.
Đây là một dự án luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm. Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành nghiêm túc, thận trọng, chặt chẽ.
Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã họp cho ý kiến chỉ đạo về tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của dự án Luật để định hướng cho việc soạn thảo.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2016, trong thảo luận còn nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng. Do vậy Chính phủ chưa thông qua và đề nghị UBTVQH cho phép chưa trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII.
"Ngay sau khi có ý kiến của UBTVQH (ngày 17/02/2016), Văn phòng Chính phủ đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đề nghị UBTVQH chưa đưa nội dung cho ý kiến đối với dự án Luật Biểu tình vào chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIII với lý do cơ quan chủ trì dự án Luật chưa chuẩn bị kịp để trình Chính phủ xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2016", thông cáo của Văn phòng Chính phủ nêu.
Những phát ngôn ấn tượng của đại biểu Quốc hội
Trước đó, phát biểu trong phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 17/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra bức xúc và chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Cứ bàn ra bàn vào mãi rồi. Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc lùi vì "đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi".
"Tôi cho rằng đây là việc làm thiếu nghiêm túc”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Minh Đức
Bình luận