(VTC News) – Đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đặt câu hỏi cho Chính phủ về chủ trương phát triển hàng không giá rẻ.
Sáng 29/10, Đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Góp ý có dự thảo luật, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng chúng ta có quan điểm khuyến khích phát triển hàng không giá rẻ và xem đó là lĩnh vực cần phải quy định chính sách để phát triển không.
“Tại sao khi xây dựng sân bay mới, chúng ta không dùng cảng cũ, sân bay cũ cho hàng không giá rẻ? Hàng không giá có giá rẻ vì chi phí mặt đất cực rẻ. Phải chăng Tổng công ty Hàng không muốn ép vào khấu hao cho nhanh mà không sử dụng?”, ông Lịch đặt câu hỏi.
Vị đại biểu này cũng lấy ví dụ thực tế đã từng đón con bay từ Anh sang Humberg (Đức) đến sân bay quốc tế giá rẻ. Ông Lịch cho biết do là sân bay quốc tế giá rẻ nên nhà chờ cũng chỉ làm bằng mái tôn, đơn vị khai thác đã tối giản mọi chi phí.
“Như vậy, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc có sử dụng các nhà ga cũ cho hàng không giá rẻ?”, đại biểu Trần Du Lịch đặt lại câu hỏi.
Bên cạnh đó, ông Lịch cũng đóng góp ý kiến về giá vé đường bay ngắn từ TP.HCM đi Côn Đảo đang ở mức rất đắt. Qua nghiên cứu, ông Lịch biết rằng ngay ở cả ở Mỹ, họ vẫn dùng những máy bay xấu hơn để đi những quãng đường ngắn. Tần suất là khoảng 2 tiếng/chuyến.
“Tôi hỏi cái lỗ này ai chịu? Họ nói đơn giản là cơ quan quản lý nhà nước bắt các hãng hàng không phải bay kèm, có nghĩa là anh được đường bay tốt, đường bay dài thì phải bay kèm đường bay ngắn. Nhà nước không bù gì hết, các hãng tự phải bù. Và minh bạch cái đó”, ông Lịch nói.
Trong khi đó, Việt Nam lại quy định đơn vị nào chuyên môn đường dài, đơn vị nào chuyên môn đường ngắn và bắt các tuyến đường ngắn chịu giá cao.
Đây là quan điểm quản lý điều tiết của nhà nước chứ không phải chuyện của các hãng hàng không.
Đại biểu Trần Du Lịch ví von: “Tôi xin nói lại với các đồng chí, Bộ trưởng là người ra quy định, anh được bay chặng dài thì phải bay thêm chặng ngắn. Nói nôm na như là bán bia kèm mồi”.
Vì vậy, vị đại biểu của TP.HCM đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phải có quan điểm rõ ràng về hàng không giá rẻ và vấn đề đường bay ngắn.
Bộ Giao thông Vận tải cần có quy định cụ thể để tránh tình trạng người dân kêu ca về giá vé máy bay đối với đường bay ngắn.
Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại đề nghị Quốc hội xem xét những nguyện vọng chính đáng của chính quyền, nhân dân địa phương ở sát khu vực sân bay.
“Họ có đề nghị ngành hàng không cần quan tâm chia sẻ trách nhiệm với những việc như ô nhiễm do mùi xăng dầu, tiếng ồn khi máy bay vận hành, lên xuống”, đại biểu Khánh đề xuất.
Người dân cho rằng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm do mùi xăng dầu là rất lớn mỗi khi máy bay cất cánh và hạ cánh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, nữ đại biểu của Hà Nội cũng đề nghị các bộ ngành, chính quyền địa phương liên quan cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để có sự phối hợp thống nhất.
“Nếu chúng ta có quản lý tốt, phối hợp đồng bộ với các bộ ngành chức năng thì chắc không có chuyện phải sửa sai khi trong kỳ họp này khi chúng ta xem xét về dự án sân bay Long Thành”.
Ngoài ra, bà Khánh cũng đề nghị trong quy định về uy hiếp an ninh hàng không, không chỉ đối với những hành khách tham gia mà còn ở phía nhân viên phi hành đoàn.
“Trước tôi có đề xuất vấn đề này nhưng trong dự thảo luật lần này không thấy có. Đó là phải quy định trách nhiệm của nhân viên phi hành đoàn khi đáng lẽ phải bay tới điểm này nhưng lại bay tới chỗ khác.
Đề nghị ban soạn thảo cần rà soát xem quy định này nằm ở đâu và phải quy định rõ trong luật để hành khách bay được yên tâm”, đại biểu Khánh nêu ý kiến.
Phạm Thịnh
Sáng 29/10, Đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Góp ý có dự thảo luật, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng chúng ta có quan điểm khuyến khích phát triển hàng không giá rẻ và xem đó là lĩnh vực cần phải quy định chính sách để phát triển không.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) |
Vị đại biểu này cũng lấy ví dụ thực tế đã từng đón con bay từ Anh sang Humberg (Đức) đến sân bay quốc tế giá rẻ. Ông Lịch cho biết do là sân bay quốc tế giá rẻ nên nhà chờ cũng chỉ làm bằng mái tôn, đơn vị khai thác đã tối giản mọi chi phí.
“Như vậy, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc có sử dụng các nhà ga cũ cho hàng không giá rẻ?”, đại biểu Trần Du Lịch đặt lại câu hỏi.
|
“Tôi hỏi cái lỗ này ai chịu? Họ nói đơn giản là cơ quan quản lý nhà nước bắt các hãng hàng không phải bay kèm, có nghĩa là anh được đường bay tốt, đường bay dài thì phải bay kèm đường bay ngắn. Nhà nước không bù gì hết, các hãng tự phải bù. Và minh bạch cái đó”, ông Lịch nói.
Trong khi đó, Việt Nam lại quy định đơn vị nào chuyên môn đường dài, đơn vị nào chuyên môn đường ngắn và bắt các tuyến đường ngắn chịu giá cao.
Đây là quan điểm quản lý điều tiết của nhà nước chứ không phải chuyện của các hãng hàng không.
Đại biểu Trần Du Lịch ví von: “Tôi xin nói lại với các đồng chí, Bộ trưởng là người ra quy định, anh được bay chặng dài thì phải bay thêm chặng ngắn. Nói nôm na như là bán bia kèm mồi”.
Vì vậy, vị đại biểu của TP.HCM đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phải có quan điểm rõ ràng về hàng không giá rẻ và vấn đề đường bay ngắn.
Bộ Giao thông Vận tải cần có quy định cụ thể để tránh tình trạng người dân kêu ca về giá vé máy bay đối với đường bay ngắn.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) |
“Họ có đề nghị ngành hàng không cần quan tâm chia sẻ trách nhiệm với những việc như ô nhiễm do mùi xăng dầu, tiếng ồn khi máy bay vận hành, lên xuống”, đại biểu Khánh đề xuất.
Người dân cho rằng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm do mùi xăng dầu là rất lớn mỗi khi máy bay cất cánh và hạ cánh đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, nữ đại biểu của Hà Nội cũng đề nghị các bộ ngành, chính quyền địa phương liên quan cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để có sự phối hợp thống nhất.
“Nếu chúng ta có quản lý tốt, phối hợp đồng bộ với các bộ ngành chức năng thì chắc không có chuyện phải sửa sai khi trong kỳ họp này khi chúng ta xem xét về dự án sân bay Long Thành”.
Ngoài ra, bà Khánh cũng đề nghị trong quy định về uy hiếp an ninh hàng không, không chỉ đối với những hành khách tham gia mà còn ở phía nhân viên phi hành đoàn.
“Trước tôi có đề xuất vấn đề này nhưng trong dự thảo luật lần này không thấy có. Đó là phải quy định trách nhiệm của nhân viên phi hành đoàn khi đáng lẽ phải bay tới điểm này nhưng lại bay tới chỗ khác.
Đề nghị ban soạn thảo cần rà soát xem quy định này nằm ở đâu và phải quy định rõ trong luật để hành khách bay được yên tâm”, đại biểu Khánh nêu ý kiến.
Phạm Thịnh
Bình luận