(VTC News) - "Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?", "chúng ta đang nói về chúng ta", "không thể có đặc cách với quan chức"... là những phát ngôn ấn tượng của các chính khách trong năm 2013.
'Đặc cách' với quan chức: Không thể chấp nhận!
“Cứ hễ có liên quan đến quan chức, gia đình quan chức là xử sự khác. Điều đó là điều không thể chấp nhận được”. Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) diễn ra chiều 2/12 trước chất vấn của cử tri về áp dụng luật pháp vào đời sống.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương (ảnh: internet) |
Trước chấn vấn của cử tri quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) về năng lực cán bộ công chức và khả năng vận dụng luật pháp vào trong đời sống trong khuôn khổ hoạt động tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng diễn ra ngày 2/12, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng cho rằng: “Đất nước có phát triển cũng từ công tác cán bộ, công tác lựa chọn cán bộ phải đúng người, phải chọn lựa người có tâm, có tầm và có tài để đảm đương vị trí, công việc cho đúng.
Còn việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống, bất kể anh là ai, anh phải chấp hành quy định của pháp luật. Không có chuyện va chạm xe ô tô dọc đường là rút điện thoại ra gọi cho người này người kia can thiệp giúp. Cứ hễ có liên quan đến quan chức, gia đình quan chức là xử sự khác. Đó là điều không thể chấp nhận được".
"Hiện nay, khâu kém nhất của chúng ta là khâu áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Yêu cầu phải chấp hành nghiêm chỉnh. Người dân cũng phải chấp hành, quan chức cũng phải chấp hành như nhau. Nếu không chấp hành thì xử phạt. Mình có những cái xử phạt nhẹ, không đủ sức răn đe", ông Thanh trăn trở.
Còn việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống, bất kể anh là ai, anh phải chấp hành quy định của pháp luật. Không có chuyện va chạm xe ô tô dọc đường là rút điện thoại ra gọi cho người này người kia can thiệp giúp. Cứ hễ có liên quan đến quan chức, gia đình quan chức là xử sự khác. Đó là điều không thể chấp nhận được".
"Hiện nay, khâu kém nhất của chúng ta là khâu áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Yêu cầu phải chấp hành nghiêm chỉnh. Người dân cũng phải chấp hành, quan chức cũng phải chấp hành như nhau. Nếu không chấp hành thì xử phạt. Mình có những cái xử phạt nhẹ, không đủ sức răn đe", ông Thanh trăn trở.
Phát ngôn nhận được nhiều ý kiến đồng tình của cử tri và dư luận. Với những chủ trương mang tính đột phá, ông Nguyễn Bá Thanh được xem là người dám nói và dám làm.
“Phải có thư khen ngợi và cảm ơn doanh nghiệp”
Ý kiến phát biểu của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 14 diễn ra sáng 6/12 trước những đóng góp của các doanh nghiệp đối với ngân sách thành phố.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ |
“Phải có thư khen và cảm ơn hẳn hoi, nhất là 15 doanh nghiệp có khoản đóng ngân sách cao. Phải khen, cảm ơn người ta, họ làm ăn tốt thì chúng ta mới có nguồn thu. Thư khen ngợi và cảm ơn này phải gửi trước kỳ họp HĐND thành phố sắp tới”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ nói.
“Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”
Câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII liên quan đến vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang).
Câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII liên quan đến vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang).
Bắt đầu phiên chất vấn đối với Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII liên quan đến vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) gây chấn động dư luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) đặt vấn đề: Hàng năm vẫn còn hàng chục ngàn đơn xin tái thẩm, giám đốc thẩm cho thấy niềm tin của nhân dân chưa cao, đặc biệt là vụ án Nguyễn Thanh Chấn gây bất bình dư luận trong thời gian qua. Vậy Chánh án cho biết trách nhiệm của tòa án trong vụ việc này, trách nhiệm minh oan, xin lỗi thế nào. Liệu rằng, còn bao nhiêu con thỏ tuyên là con gấu?
Trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội, Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho rằng, trường hợp để xảy ra oan sai, nhất là với những người chịu mức án cao nhất là không thể chấp nhận được nhưng việc xác định có oan hay không phải dựa trên những quy định chặt chẽ. Dư luận chỉ là dư luận.
“Vụ án có oan hay không phải được xem xét kịp thời thấu đáo nhưng phải theo quy định pháp luật. Nếu đúng là để xảy ra oan sai, người liên quan trực tiếp, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Việc ép cung nhục hình nếu có là điều không chấp nhận được nhưng nếu có phải được chứng minh”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.
“Vụ án có oan hay không phải được xem xét kịp thời thấu đáo nhưng phải theo quy định pháp luật. Nếu đúng là để xảy ra oan sai, người liên quan trực tiếp, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Việc ép cung nhục hình nếu có là điều không chấp nhận được nhưng nếu có phải được chứng minh”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền |
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền khiến không ít người lo ngại về tình trạng án oan sai trong thời gian qua. Đặc biệt là trường hợp hy hữu của ông Nguyễn Thanh Chấn.
“Chúng ta đang nói về chúng ta!”
Tại phiên thảo luận tại hội trường trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII diễn ra chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng lý giải khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về quy hoạch thủy điện chiều: “Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác”.
Tại phiên thảo luận tại hội trường trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII diễn ra chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng lý giải khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về quy hoạch thủy điện chiều: “Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác”.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng |
Ngay sau phiên giải trình của Bộ trưởng Hoàng, tại phiên giải lao một số đại biểu tỏ ra không hài lòng với cách lý giải của Bộ trưởng Công Thương.
Nghị quyết “gối đầu giường”
Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) tại phiên chất vấn sáng 20/11 về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng: “Đây là lĩnh vực nhạy cảm, tế nhị nên tôi đọc kỹ văn kiện Đại hội khóa 11, nhất là nghị quyết TƯ 4. Nghị quyết này đánh giá công tác cán bộ vẫn là khâu yếu, tình trạng chạy chức chạy quyền vẫn còn. Đây là tài liệu gối đầu giường, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu”.
Trả lời của Bộ trưởng bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình được cho là thiếu xác đáng, dài dòng và không làm thỏa mãn mong đợi của các đại biểu. Trong phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hơn ba lần phải nhắc nhở, đề nghị Bộ trưởng Bình đi vào trọng tâm và ngắn ngọn hơn và yêu cầu Bộ trưởng trả lời lại các câu hỏi của ĐB chưa được giải đáp.
"Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới"
Câu trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 6/11, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền đã làm dư luận bất ngờ khi nhận định, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới do phá án dựa vào nhân dân khi được hỏi đến vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn báo chí.
Nghị quyết “gối đầu giường”
Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) tại phiên chất vấn sáng 20/11 về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình cho rằng: “Đây là lĩnh vực nhạy cảm, tế nhị nên tôi đọc kỹ văn kiện Đại hội khóa 11, nhất là nghị quyết TƯ 4. Nghị quyết này đánh giá công tác cán bộ vẫn là khâu yếu, tình trạng chạy chức chạy quyền vẫn còn. Đây là tài liệu gối đầu giường, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu”.
Trả lời của Bộ trưởng bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình được cho là thiếu xác đáng, dài dòng và không làm thỏa mãn mong đợi của các đại biểu. Trong phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hơn ba lần phải nhắc nhở, đề nghị Bộ trưởng Bình đi vào trọng tâm và ngắn ngọn hơn và yêu cầu Bộ trưởng trả lời lại các câu hỏi của ĐB chưa được giải đáp.
"Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới"
Câu trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 6/11, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền đã làm dư luận bất ngờ khi nhận định, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ quan giỏi nhất thế giới do phá án dựa vào nhân dân khi được hỏi đến vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn báo chí.
Nhận định của ông Nguyễn Đình Quyền gây những quan điểm nhiều chiều trong dư luận, đặc biệt sau kỳ án oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ra ngõ là gặp kẻ cướp
Đó là phát biểu tại buổi thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII diễn ra ngày 29/10, về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng phát biểu.
Ra ngõ là gặp kẻ cướp
Đó là phát biểu tại buổi thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII diễn ra ngày 29/10, về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng phát biểu.
Ý kiến của ông Bùi Đặng Dũng một lần nữa khiến dư luận lo ngại về tình trạng tội phạm ngày càng manh động, nhất là tại các đô thị lớn, khi mật độ dân cư đông, tập trung nhiều thành phần.
Mong có cái nhìn khoan dung với ngành y tế
“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Đối với vụ Cát Tường, bà Tiến cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y. Nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”
Mong có cái nhìn khoan dung với ngành y tế
“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến |
Phát biểu của Bộ trưởng Tiến được cho là chưa đầy đủ khi đẩy vấn đề chất lượng chăm sóc người bệnh và y đức sang cho xã hội.
Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng
Sáng 7/11, phát biểu tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.
Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến phát biểu.
“Vinacho”, “Vinachia"
“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin trong giờ giải lao phiên họp Quốc hội khóa XIII ngày 31/10.
Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng
Sáng 7/11, phát biểu tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.
Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến phát biểu.
“Vinacho”, “Vinachia"
“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin trong giờ giải lao phiên họp Quốc hội khóa XIII ngày 31/10.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc |
Theo ông Dương Trung Quốc, tham nhũng liên quan đến công quỹ của nhà nước nên sẽ không xảy ra ở những lĩnh vực khác. “Nó giống như một bệnh dịch. Ai là người có liên quan đến ngân sách tài sản của nhà nước? Là cán bộ công chức, những người có quyền định đoạt, những cán bộ mà quy định trước hết là phải là Đảng viên.
Tôi từng nói cuộc đấu tranh chống tham nhũng trước hết là cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng. Nếu ý thức được chuyện đó, nó không chỉ là sự sống còn của quốc gia mà sự sống còn của chính Đảng”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Tôi từng nói cuộc đấu tranh chống tham nhũng trước hết là cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng. Nếu ý thức được chuyện đó, nó không chỉ là sự sống còn của quốc gia mà sự sống còn của chính Đảng”, Đại biểu Dương Trung Quốc nói.
“Cho nên người ta hay nói vui như thế này: Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là "Vinacho", và bên cạnh là "Vinachia". Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước. Tôi cho đó chính là con bạch tuộc xuất hiện trong xã hội hiện đại. Cơ chế là cơ sở để giải quyết một cách căn bản nhất. Đã có thời kỳ tôi phát biểu và báo chí còn rút tít là “đấu tranh lên địa trận cuối cùng”, ông Dương Trung Quốc trăn trở.
Bửu Lân (tổng hợp)
Bình luận