• Zalo

Chiều con thái quá, hậu quả khôn lường

Tổng hợpThứ Năm, 09/02/2012 02:02:00 +07:00Google News

Được yêu chiều, bao bọc thái quá sẽ khiến những đứa trẻ khi lớn lên thường không có tính tự lập, yếu ớt và thiếu tin tưởng ở bản thân.

Được yêu chiều, bao bọc thái quá sẽ khiến những đứa trẻ khi lớn lên thường không có tính tự lập, yếu ớt và thiếu tin tưởng ở bản thân.

 

Cha mẹ đừng yêu chiều, bao bọc con thái quá.

Tuần trước, gặp Tuấn – nhân viên điện lực, anh than dạo này dạy con khó quá. Nhà chỉ có mỗi cậu con trai nên vợ chồng anh dồn hết tình thương cho cu cậu.

Được chiều từ bé, muốn gì được nấy nên cu cậu được thể… lấn lướt. Mới học lớp 5 nhưng cu Bin – con anh Tuấn đã được bố mẹ sắm cho một cái laptop mi-ni để… chơi game! Trong phòng cu Bin có rất nhiều món đồ chơi cao cấp: xe hơi, máy bay điều khiển từ xa,,, Hỏi sao lại sắm cho con những thứ đắt tiền như thế, anh phân trần nhà chỉ có một đứa con, lại là cháu đích tôn của cả dòng họ, tiếc gì mà không mua cho con.

Lên trường, cu Bin thấy bạn có thứ gì là về đòi bố mẹ mua cho bằng được. Thấy vợ chồng anh Tuấn chiều con quá mức, bạn bè đặt luôn cho biệt danh “vợ chồng nhà có điều kiện”! Càng lớn, cu Bin càng đòi hỏi, nếu bố mẹ không đáp ứng, cu cậu phản ứng bằng cách… tuyệt thực, thế là vợ chồng anh Tuấn lại cuống cuồng chiều theo ông “vua con”. Chưa kể, nhiều khi anh cương quyết không chiều con thì vợ lại không “hợp tác”, thành ra hai vợ chồng lại bất hòa. Anh than: “Cứ nghĩ nó là con một, con cầu con khẩn nên không dám la, dám đánh, riết rồi khó dạy bảo được con…”.

Dạy trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ với người khác.

Còn chị Hương (đường Phan Chu Trinh, Nha Trang) mấy tháng nay rầu rĩ vì cô con gái tuổi teen dọa bỏ nhà đi bụi, chỉ vì bố mẹ cấm không cho quen với cậu bạn trai cùng lớp. Vợ chồng chị hiếm muộn, chạy chữa mãi mới sinh được mụn con. Con gái càng lớn, anh chị càng lo. Cô bé xinh xắn, thông minh, học giỏi. Ấy vậy mà từ lúc biết “cảm” cậu bạn cùng lớp, bé My con chị học hành chểnh mảng hẳn. Cô bé xin tiền mẹ nhiều hơn, nói là đóng tiền học thêm học bớt gì đấy nhưng tình cờ chị phát hiện con nói dối, cúp học trốn đi uống cà phê với “bạn trai”.
“Từ nhỏ đến giờ, vợ chồng tôi chưa hề nói nặng nói nhẹ với con vì cháu nó cũng ngoan, biết nghe lời. Vậy mà khi tôi nói chuyện với con nên tập trung học, không được vướng vào chuyện yêu đương, nó đã phản ứng lại, bảo bố mẹ không được can thiệp vào chuyện riêng của con. Ông xã tôi nói nặng lời một chút thì cháu… chiến tranh lạnh, thậm chí còn dọa sẽ bỏ nhà đi bụi. Thật là đến khổ vì con” – chị Hương kể.

Nhiều gia đình có con một cũng lâm vào cảnh khó xử như anh Tuấn, chị Hương khi cảm thấy con mình càng lớn càng trở nên khó bảo. Đó là do họ quá cưng chiều con ngay từ lúc nhỏ. Việc cha mẹ dồn hết sự quan tâm, yêu thương vào đứa trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mình là “trung tâm vũ trụ”, tạo cho trẻ có thói quen được bao bọc, cung phụng, chiều chuộng. Điều này cũng sẽ khiến những đứa trẻ con một khi lớn lên thường không có tính tự lập, yếu ớt và thiếu tin tưởng ở bản thân, thậm chí có trẻ còn có tính ích kỷ, ỷ lại.

Tuy nhiên, không phải ai là con một cũng như thế. Nhiều người cho biết, tuy là “của quý hiếm” nhưng từ nhỏ, bố mẹ đã dạy cho họ cách sống tự lập, hòa đồng với thế giới bên ngoài, đặc biệt là không quá đề cao vị trí độc tôn của con. Nhờ thế khi bước vào đời, tuy có vấp ngã nhưng họ đủ bản lĩnh để đứng dậy mà không lệ thuộc vào “người lớn”.

Theo Giadinh
Bình luận
vtcnews.vn