Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu, đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định chiến thắng của Hải quân Việt Nam là của lòng yêu nước vô bờ bến.
Ngày 4/8, Quân chủng hải quân tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu (ngày 2 và 5/8/1964).
Nhớ lại sự kiện trận đánh đầu tiên, đại tá Nguyễn Xuân Bột (nguyên thuyền trưởng tàu 333 kiêm phân đội trưởng phân đội 3) đã 85 tuổi nhưng vẫn nhớ như in “những ngày tháng 8 anh hùng giữ từng thửa đất, từng con sóng trên vùng biển vịnh Bắc Bộ”.
Ông Bột kể: Ngày ấy đánh trận bằng ý chí và quyết tâm giữ vững chủ quyền là chính chứ nếu so về vũ khí thì mình thua xa địch. Mình chỉ có ba tàu con con, súng 14,5 ly hai nòng trong khi Mỹ sử dụng khu trục Maddox cùng nhiều máy bay quân sự xâm phạm hải phận miền Bắc nước ta. Chúng tôi ngày ấy toàn những chàng trai trẻ, có người mới lập gia đình, có người mới 19-20 tuổi nhưng lòng quả cảm và ý chí đánh giặc xâm lăng thì có thừa.
Tôi vẫn nhớ như in trong giờ phút giao tranh ác liệt, mặc dù bị trúng đạn địch, người thì cánh tay rơi xuống biển, người mất một bên chân, bản thân tôi bị đạn găm vào hốc mắt nhưng vẫn cùng các đồng đội như pháo thủ Phạm Trẹo, Nguyễn Văn Thuận, cơ điện Hoàng Văn Luân… cầm súng lên boong tàu bắn quét đài chỉ huy của tàu địch, dùng cả tiểu liên bắn rơi máy bay”.
Giữ vững từng con sóng trên biển
Ông Bột cho biết đó là những ngày hào hùng không được lãng quên nhưng với tâm thế là một người lính từng đi qua chiến tranh, chứng kiến sự mất mát, đau thương, hơn ai hết ông và đồng đội đều không muốn quãng thời gian ấy phải lặp lại.
Ông Bột kể, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng với cái “chất” của một người lính hải quân nên ông và đồng đội vẫn ngày ngày dõi theo những sự kiện nóng bỏng diễn ra trên biển Đông suốt thời gian qua. Bởi vậy buổi gặp lại sau 50 năm của những người lính, ngoài kỷ niệm chiến thắng trận đầu thì câu chuyện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, gây hấn trên vùng biển nước ta cũng được họ nhắc đến với “tinh thần lửa của ngày đầu ra trận”.
“Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng tàu quân sự, xịt vòi rồng rồi đâm húc tàu kiểm ngư, tàu đánh cá của ngư dân ta là những hành động liều lĩnh với tư tưởng “nước lớn bắt nạt nước nhỏ”. Họ sẽ không thực hiện được mưu đồ của mình bởi từ trước đến nay Việt Nam dù là nước nhỏ nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước thế lực nào.
Ông cha ta đã từng giữ vững bờ cõi chỉ với chiến thuật “lấy ít địch nhiều”, khu trục Maddox lớn và hiện đại như thế, trong khi tàu của chúng tôi thì nhỏ, bị đạn nó ghim vào thủng như chiếc rổ nhưng không ai nản lòng, quyết tâm “bịt lò chữa cháy” giữ vũ khí chiến đấu và đánh thắng cả hai trận trong ngày 2 và 5-8-1964.
Hải quân của ta cũng đang được xây dựng ngày càng lớn mạnh, với nhiều bài học kinh nghiệm đánh đuổi giắc ngoại xâm nên tôi tin chúng ta cũng không lùi bước trước bất cứ sự xâm chiếm nào trên biển”, ông Bột nói.
Mất biển đảo là có lỗi với lịch sử
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khẳng định chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam là chiến thắng của lòng yêu nước vô bờ bến, tinh thần đoàn kết quân dân cả nước, sẵn sàng hy sinh quên mình vì bảo vệ độc lập chủ quyền.
“Dù điều kiện khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã quan tâm trang bị những vũ khí hiện đại cho các lực lượng quân đội phục vụ mục đích tự vệ, bảo vệ chủ quyền đất nước. Chúng ta phải không ngừng sáng tạo, học hỏi, làm chủ vũ khí hiện đại để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, là có lỗi với lịch sử dân tộc”, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Bàn về kinh nghiệm từ chiến thắng trận đầu với những thuyền trưởng, thủy thủ từng tham gia trận chiến đánh đuổi khu trục Maddox và lực lượng hải quân ngày nay - Phó đô đốc Đỗ Xuân Công (nguyên tư lệnh Quân chủng hải quân) cho rằng để có chiến lược đấu tranh giữ vững chủ quyền cả xưa và nay, điều quan trọng là phải xác định được đối tượng tác chiến là ai.
Nhắc đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, ông Công nhấn mạnh: Trước đây, khi Mỹ đưa khu trục Maddox xâm phạm lãnh hải vùng biển vịnh Bắc Bộ thì đối tượng tác chiến là Mỹ nhưng trong tình hình hiện tại thì đối tượng tác chiến sắp tới là ai? Khác với đối tượng trước đây như thế nào?
"Dù họ có mạnh hơn ta cả về mặt kinh tế và quân sự nhưng chúng ta có vũ khí bí mật nằm trong đầu người chỉ huy là “chiến lược đấu tranh hợp lý”. Người đánh cờ giỏi là người biết tạo thế đánh cờ. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo được thế trận liên hoàn biển - đảo - bờ, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, luôn chủ động để giữ vững chủ quyền biển đảo”.
Trò chuyện với những người lính năm xưa, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân, khẳng định 50 năm đã trôi qua, lịch sử đã chuyển sang trang mới nhưng khí thế hào hùng và bài học kinh nghiệm quý báu từ chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên giá trị.
“Hải quân Việt Nam đang không ngừng lớn mạnh, tinh nhuệ và hiện đại đủ sức là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Truyền thống đánh thắng trận đầu là hành trang, tài sản tinh thần quý giá trong giai đoạn cánh mạng mới. Hải quân sẽ thực hiện nhiều biện pháp tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển vững chắc”, ông Hiến nhấn mạnh.
Phải dựa vào dân
Tại buổi lễ kỷ niệm, những người lính hải quân năm xưa gửi lời cảm ơn đến những người dân ở các tỉnh ven biển miền Bắc đã đồng lòng, chung sức giúp lực lượng hải quân còn non trẻ nhưng đã vượt qua mọi khó khăn đánh đuổi khu trục Maddox. Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Bột cho rằng trong thời chiến, hay thời bình, cán bộ chiến sĩ phải biết “dựa vào dân, làm vì dân” thì mới chiến thắng.
“Chúng tôi vẫn còn nhớ người con gái tên Quyên ở Thanh Hóa, khi đó cô mới 19-20 tuổi nhưng sẵn sàng cởi áo, mình trần lội xuống biển cùng với anh em băng bó vết thương rách bụng lòi ruột của chiến sĩ Trần Đình Huyến rồi đưa đồng đội tôi vào bờ cấp cứu.
Rồi bà Đạo, khi ấy cũng ngoài 20 tuổi nhưng trong trận chiến ngày 2/8/1964 đã 3 lần tự nguyện lấy máu mình tiếp máu chữa trị cho chiến sĩ bị thương. Lấy nhiều máu, bà Đạo ngất đi tại chỗ và đồng đội tôi được cứu sống", ông Bột rưng rưng kể.
» Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam: Trung Quốc phải rút giàn khoan
» Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng nói về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung
» Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Việt Nam đã và sẽ hết sức kiềm chế
Theo TTO
Ngày 4/8, Quân chủng hải quân tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu (ngày 2 và 5/8/1964).
Nhớ lại sự kiện trận đánh đầu tiên, đại tá Nguyễn Xuân Bột (nguyên thuyền trưởng tàu 333 kiêm phân đội trưởng phân đội 3) đã 85 tuổi nhưng vẫn nhớ như in “những ngày tháng 8 anh hùng giữ từng thửa đất, từng con sóng trên vùng biển vịnh Bắc Bộ”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (bìa phải) trò chuyện với đại tá Nguyễn Xuân Bột, nguyên thuyền trưởng tàu 333 - Ảnh: Thân Hoàng |
Ông Bột kể: Ngày ấy đánh trận bằng ý chí và quyết tâm giữ vững chủ quyền là chính chứ nếu so về vũ khí thì mình thua xa địch. Mình chỉ có ba tàu con con, súng 14,5 ly hai nòng trong khi Mỹ sử dụng khu trục Maddox cùng nhiều máy bay quân sự xâm phạm hải phận miền Bắc nước ta. Chúng tôi ngày ấy toàn những chàng trai trẻ, có người mới lập gia đình, có người mới 19-20 tuổi nhưng lòng quả cảm và ý chí đánh giặc xâm lăng thì có thừa.
Tôi vẫn nhớ như in trong giờ phút giao tranh ác liệt, mặc dù bị trúng đạn địch, người thì cánh tay rơi xuống biển, người mất một bên chân, bản thân tôi bị đạn găm vào hốc mắt nhưng vẫn cùng các đồng đội như pháo thủ Phạm Trẹo, Nguyễn Văn Thuận, cơ điện Hoàng Văn Luân… cầm súng lên boong tàu bắn quét đài chỉ huy của tàu địch, dùng cả tiểu liên bắn rơi máy bay”.
Giữ vững từng con sóng trên biển
Ông Bột cho biết đó là những ngày hào hùng không được lãng quên nhưng với tâm thế là một người lính từng đi qua chiến tranh, chứng kiến sự mất mát, đau thương, hơn ai hết ông và đồng đội đều không muốn quãng thời gian ấy phải lặp lại.
Ông Bột kể, dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng với cái “chất” của một người lính hải quân nên ông và đồng đội vẫn ngày ngày dõi theo những sự kiện nóng bỏng diễn ra trên biển Đông suốt thời gian qua. Bởi vậy buổi gặp lại sau 50 năm của những người lính, ngoài kỷ niệm chiến thắng trận đầu thì câu chuyện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, gây hấn trên vùng biển nước ta cũng được họ nhắc đến với “tinh thần lửa của ngày đầu ra trận”.
“Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng tàu quân sự, xịt vòi rồng rồi đâm húc tàu kiểm ngư, tàu đánh cá của ngư dân ta là những hành động liều lĩnh với tư tưởng “nước lớn bắt nạt nước nhỏ”. Họ sẽ không thực hiện được mưu đồ của mình bởi từ trước đến nay Việt Nam dù là nước nhỏ nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước thế lực nào.
Ông cha ta đã từng giữ vững bờ cõi chỉ với chiến thuật “lấy ít địch nhiều”, khu trục Maddox lớn và hiện đại như thế, trong khi tàu của chúng tôi thì nhỏ, bị đạn nó ghim vào thủng như chiếc rổ nhưng không ai nản lòng, quyết tâm “bịt lò chữa cháy” giữ vũ khí chiến đấu và đánh thắng cả hai trận trong ngày 2 và 5-8-1964.
Hải quân của ta cũng đang được xây dựng ngày càng lớn mạnh, với nhiều bài học kinh nghiệm đánh đuổi giắc ngoại xâm nên tôi tin chúng ta cũng không lùi bước trước bất cứ sự xâm chiếm nào trên biển”, ông Bột nói.
Mất biển đảo là có lỗi với lịch sử
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng khẳng định chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam là chiến thắng của lòng yêu nước vô bờ bến, tinh thần đoàn kết quân dân cả nước, sẵn sàng hy sinh quên mình vì bảo vệ độc lập chủ quyền.
“Dù điều kiện khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã quan tâm trang bị những vũ khí hiện đại cho các lực lượng quân đội phục vụ mục đích tự vệ, bảo vệ chủ quyền đất nước. Chúng ta phải không ngừng sáng tạo, học hỏi, làm chủ vũ khí hiện đại để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng, là tất cả, mất chủ quyền biển, đảo cũng đồng nghĩa với mất đi phần máu thịt, là có lỗi với lịch sử dân tộc”, đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Bàn về kinh nghiệm từ chiến thắng trận đầu với những thuyền trưởng, thủy thủ từng tham gia trận chiến đánh đuổi khu trục Maddox và lực lượng hải quân ngày nay - Phó đô đốc Đỗ Xuân Công (nguyên tư lệnh Quân chủng hải quân) cho rằng để có chiến lược đấu tranh giữ vững chủ quyền cả xưa và nay, điều quan trọng là phải xác định được đối tượng tác chiến là ai.
Nhắc đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, ông Công nhấn mạnh: Trước đây, khi Mỹ đưa khu trục Maddox xâm phạm lãnh hải vùng biển vịnh Bắc Bộ thì đối tượng tác chiến là Mỹ nhưng trong tình hình hiện tại thì đối tượng tác chiến sắp tới là ai? Khác với đối tượng trước đây như thế nào?
"Dù họ có mạnh hơn ta cả về mặt kinh tế và quân sự nhưng chúng ta có vũ khí bí mật nằm trong đầu người chỉ huy là “chiến lược đấu tranh hợp lý”. Người đánh cờ giỏi là người biết tạo thế đánh cờ. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo được thế trận liên hoàn biển - đảo - bờ, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, luôn chủ động để giữ vững chủ quyền biển đảo”.
Trò chuyện với những người lính năm xưa, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân chủng Hải quân, khẳng định 50 năm đã trôi qua, lịch sử đã chuyển sang trang mới nhưng khí thế hào hùng và bài học kinh nghiệm quý báu từ chiến thắng trận đầu vẫn còn nguyên giá trị.
“Hải quân Việt Nam đang không ngừng lớn mạnh, tinh nhuệ và hiện đại đủ sức là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Truyền thống đánh thắng trận đầu là hành trang, tài sản tinh thần quý giá trong giai đoạn cánh mạng mới. Hải quân sẽ thực hiện nhiều biện pháp tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên biển vững chắc”, ông Hiến nhấn mạnh.
Phải dựa vào dân
Tại buổi lễ kỷ niệm, những người lính hải quân năm xưa gửi lời cảm ơn đến những người dân ở các tỉnh ven biển miền Bắc đã đồng lòng, chung sức giúp lực lượng hải quân còn non trẻ nhưng đã vượt qua mọi khó khăn đánh đuổi khu trục Maddox. Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Bột cho rằng trong thời chiến, hay thời bình, cán bộ chiến sĩ phải biết “dựa vào dân, làm vì dân” thì mới chiến thắng.
“Chúng tôi vẫn còn nhớ người con gái tên Quyên ở Thanh Hóa, khi đó cô mới 19-20 tuổi nhưng sẵn sàng cởi áo, mình trần lội xuống biển cùng với anh em băng bó vết thương rách bụng lòi ruột của chiến sĩ Trần Đình Huyến rồi đưa đồng đội tôi vào bờ cấp cứu.
Rồi bà Đạo, khi ấy cũng ngoài 20 tuổi nhưng trong trận chiến ngày 2/8/1964 đã 3 lần tự nguyện lấy máu mình tiếp máu chữa trị cho chiến sĩ bị thương. Lấy nhiều máu, bà Đạo ngất đi tại chỗ và đồng đội tôi được cứu sống", ông Bột rưng rưng kể.
» Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam: Trung Quốc phải rút giàn khoan
» Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng nói về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung
» Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Việt Nam đã và sẽ hết sức kiềm chế
Theo TTO
Bình luận