(VTC News) - Chuyên gia kỳ cựu về Nga lý giải động thái Nga điều chiến hạm đến Địa Trung Hải trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng sức ép tấn công Syria.
Tổng thống Syria ví von khu vực Trung Đông 'như thùng thuốc súng nằm kề ngọn lửa' trong bối cảnh Mỹ liên tiếp có những tuyên bố cứng rắn về việc can thiệp quân sự vào Syria.
- Xin ông cho biết, liệu Tổng thống Obama có vượt quyền tấn công Syria khi chưa có quyết định của Quốc hội cũng như kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc không?
Như chúng ta thấy, Tổng thống Obama đã công khai lập trường của mình. Syria đã vượt qua “giới hạn đỏ” và theo tuyên bố trước đây của nhà lãnh đạo Mỹ, họ sẽ phải hứng chịu biện pháp tấn công quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên, khi sự phản đối việc can thiệp quân sự tăng lên từ phía đồng minh, dư luận thế giới hay cả trong nước, Tổng thống Obama đã có lập trường cẩn trọng hơn.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, cựu Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Nga - Ảnh: Tùng Đinh |
Trong khi đó, Nga cũng có những tuyên bố được cho là mang tính 'bênh vực' chính quyền của Tổng thống Assad. Ngoại trưởng Nga thậm chí còn nói nước này có 'lợi ích quốc gia' tại Syria.
Mỹ đã điều đến đây siêu tàu sân bay Nimitz, trong khi Nga cũng đưa tuần dương hạm tên lửa và tàu do thám tới.
Để làm rõ vấn đề này, báo điện tử VTC News phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đăng Phát - người có thâm niên 10 năm tại LB với tư cách là cựu Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam quanh những động thái của hai siêu cường Nga - Mỹ về vấn đề Syria.
Ông Phát nói: Dù khẳng định vẫn đánh Syria, nhưng vẫn chờ đợi các yếu tố khác như quyết định Quốc hội Mỹ và kết quả phân tích mẫu vật thu được tại hiện trường vụ tấn công “bằng vũ khí hóa học” ngày 21/8 của nhóm điều tra viên Liên Hợp Quốc đang được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Thụy Điển, dự kiến sẽ kéo dài trong 3 tuần.
- Xin ông cho biết, liệu Tổng thống Obama có vượt quyền tấn công Syria khi chưa có quyết định của Quốc hội cũng như kết quả điều tra của Liên Hợp Quốc không?
Như chúng ta thấy, Tổng thống Obama đã công khai lập trường của mình. Syria đã vượt qua “giới hạn đỏ” và theo tuyên bố trước đây của nhà lãnh đạo Mỹ, họ sẽ phải hứng chịu biện pháp tấn công quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên, khi sự phản đối việc can thiệp quân sự tăng lên từ phía đồng minh, dư luận thế giới hay cả trong nước, Tổng thống Obama đã có lập trường cẩn trọng hơn.
Căn cứ vào một số sự kiện, theo tôi, ông Obama sẽ chưa ra quyết định Syria trong vài ba ngày tới. Cụ thể, hôm nay, 3/9 ông lên đường sang châu Âu, điểm đến đầu tiên là Thụy Điển. Sau đó, ngày 5 – 6/9 ông sẽ có mặt St. Petersburg (Nga) để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20.
Trong chuyến đi này, ông Obama sẽ có những cuộc gặp với các đối tác chiến lược của mình, mặc dù các thông tin nói rằng sẽ không có “gặp gỡ song phương” với Tổng thống Nga Putin nhưng hai người vẫn sẽ có sự tiếp xúc và trao đổi bên lề G-20. Vì thế, có lẽ quyết định phát động tấn công Syria sẽ không được đưa ra trong thời gian này.
- Hôm qua, 2/9, Đại sứ của Syria tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu ngăn chặn bất kỳ “cuộc xâm lược” nào vào nước này. Theo ông, liệu có phải đây là dấu hiệu cho thấy Syria đã bị dồn vào thế chân tường?
Theo tôi, không thể xem đây là dấu hiệu Syria đang bị dồn vào thế chân tường. Trong thời gian qua, thế giới và những người ủng hộ ông Assad đều hiểu rằng, Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ quân nổi dậy.
Sau sự kiện ngày 21/8 vừa qua, các lực lượng quân đội của Chính phủ Syria đã sẵn sàng để đối phó với cuộc oanh kích của Mỹ trên thực địa. Tuy nhiên, họ cũng chuẩn bị trên nhiều “mặt trận” gồm cả chính trị, ngoại giao, truyền thông.
Trong chuyến đi này, ông Obama sẽ có những cuộc gặp với các đối tác chiến lược của mình, mặc dù các thông tin nói rằng sẽ không có “gặp gỡ song phương” với Tổng thống Nga Putin nhưng hai người vẫn sẽ có sự tiếp xúc và trao đổi bên lề G-20. Vì thế, có lẽ quyết định phát động tấn công Syria sẽ không được đưa ra trong thời gian này.
- Hôm qua, 2/9, Đại sứ của Syria tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu ngăn chặn bất kỳ “cuộc xâm lược” nào vào nước này. Theo ông, liệu có phải đây là dấu hiệu cho thấy Syria đã bị dồn vào thế chân tường?
Theo tôi, không thể xem đây là dấu hiệu Syria đang bị dồn vào thế chân tường. Trong thời gian qua, thế giới và những người ủng hộ ông Assad đều hiểu rằng, Mỹ và các nước phương Tây ủng hộ quân nổi dậy.
Sau sự kiện ngày 21/8 vừa qua, các lực lượng quân đội của Chính phủ Syria đã sẵn sàng để đối phó với cuộc oanh kích của Mỹ trên thực địa. Tuy nhiên, họ cũng chuẩn bị trên nhiều “mặt trận” gồm cả chính trị, ngoại giao, truyền thông.
|
Bên cạnh đó, trên phương diện truyền thông, Tổng thống Assad cũng có những động thái của riêng mình để tìm giải pháp ngăn cuộc tấn công của Mỹ, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận.
Hôm nay, trong bài trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro của Pháp, ông Assad nói khu vực Trung Đông hiện nay như một “thùng thuốc súng” và sẽ phát nổ khi Mỹ và phương Tây tấn công Syria, khi đó tình hình sẽ không thể kiểm soát được và có nguy cơ xảy ra chiến tranh khu vực.
- Ngày 2/9, Nga đã đưa tàu trinh sát quân sự tới Địa Trung Hải sau khi tàu Mỹ có 5 khu trục tên lửa và một tàu đổ bộ tấn công trong khu vực này. Theo ông đây có phải là hành động “bênh vực” Syria của Nga?
Theo tôi, đây là một hành động bình thường của các hạm đội Hải quân Nga. Là một nước lớn, mặc dù Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khẳng định Nga sẽ không đánh nhau với nước khác vì Syria nhưng Matxcơva sẽ có hành động để thể hiện sự hiện diện của mình trong khu vực.
Tương quan lực lượng của các nước phương Tây và Syria - Nguồn: RIA Novosti |
Về mặt quân sự, khi có nguy cơ xảy ra xung đột, ngoài việc quan sát, sẵn sàng chiến đấu khi có biến đông, các hạm đội Hải quân vẫn có thể tiếp cận khu vực để nắm bắt tình hình cụ thể hơn, nhất là các tàu trinh sát.
- Nhiều người tin rằng, Nga vẫn chỉ phản đối Mỹ và phương Tây tấn công Syria chứ chưa có hành động cụ thể cho đến khi đưa tàu trinh sát đến Địa Trung Hải. Là chuyên gia về Nga, ông có thể phân tích sâu hơn về cách động thái của Nga trong thời gian qua được không?
Theo tôi, điều đáng tiếc là rất nhiều người cho đến nay vẫn cho rằng Nga chỉ phản đối Mỹ phát động cuộc tấn công Syria và công kích Washington. Nhưng như thế là phiến diện. Nga đã và sẽ có nhiều hành động hơn thế để ngăn chặn cuộc tấn công này. Tôi muốn nói rằng Mátxcơva còn có thể đề xuất giải pháp, tìm mọi cách để chế ngự chiến tranh.
Chiến đấu cơ Mỹ được cho là mối đe dọa lớn với Syria |
Phải nói rằng, trong cuộc xung đột Syria, Nga đã vận động Mỹ để tổ chức Hội nghị quốc tế Geneve nhằm giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hòa bình. Vừa rồi, lẽ ra đã có cuộc họp Nga – Mỹ ở Hà Lan để chuẩn bị cho Hội nghị Geneve – 2, nhưng phía Mỹ đã hủy bỏ, khi những động thái chuẩn bị chiến tranh được đẩy mạnh.
|
Theo bạn, Mỹ và đồng minh có tấn công Syria?
|
Đây là một diễn biến lý thú, bởi rất có thể các nghị sĩ Nga sẽ có một vai trò nào đó làm ảnh hưởng đến quyết định của Quốc hội và Nhà Trắng Mỹ.
Theo Chủ tịch Thượng viện Nga, bà Valentina Matviyenko Nga, phái đoàn nghị sĩ Nga sẽ cố gắng đến Hoa Kỳ trước ngày 9/9, thời điểm Quốc hội Hoa Kỳ họp trở lại sau kỳ nghỉ hè. Mátxcơva muốn thuyết phục Quốc hội Mỹ bác kiến nghị của Tổng thống Barack Obama về hành động quân sự đối với Syria.
Ngoài ra, đoàn đại biểu của Nga tại Đại hội đồng nghị viện Hội đồng châu Âu cũng đã đề xuất Đại hội đồng này thảo luận vấn đề Syria – đây cũng là một kênh nữa để tìm cách chế ngự chiến tranh ở Syria.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng phía Nga đang phát huy nhiều kênh hành động để đẩy lùi cuộc oanh kích có thể có nhằm vào Syria.
- Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố Nga có 'lợi ích quốc gia' ở Syria, xin ông cho biết rõ hơn về những lợi ích của Nga tại quốc gia này?
Ngoại trưởng Nga đã chính thức nói rõ như vậy để khẳng định quyền của nước mình tìm mọi cách bảo vệ lợi ích quốc gia và yêu cầu các nước khác phải tôn trọng những lợi ích chính đáng đó.
Lợi ích quốc gia của Nga nằm ở vị thế chính trị, địa - chính trị, ở lợi ích kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.
Israel nhận trách nhiệm vụ phóng tên lửa đạn đạo hướng về phía Syria ngày 3/9 - Ảnh minh họa |
Thứ nhất, là một nước lớn, Nga ảnh hưởng tại nhiều khu vực. Đối với khu vực Trung Đông, ảnh hưởng của Liên Xô trước đây rất lớn.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, vai trò của Nga có giảm sút và có thể nói hiện nay Syria là nơi mà Mátxcơva có vị thế đáng kể nhất ở Trung Đông.
Rõ ràng, phe nổi dậy Syria được sự ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ và các nước phương Tây. Nếu chính thể hiện nay ở Syria sụp đổ, vị thế của Nga tại Syria gần như không còn nữa, nơi đứng chân của Nga tại Trung Đông cũng lung lay.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy, Syria là khách hàng lớn về vũ khí của Nga. Nếu Syria trở thành Libya thứ hai thì coi như Nga mất hẳn một thị trường.
Ngoài ra, Nga có nhiều dự án, công trình ở Syria. Chiến tranh bùng phát đồng nghĩa với số vốn đầu tư đã bỏ ra làm đường sá, hải cảng... của Nga tại đây sẽ bị mất.
Cuối cùng, ở Syria có sự hiện diện của nhiều công dân Nga - họ là các chuyên gia, giáo viên... đến đây theo các dự án hợp tác với Chính phủ hiện nay của Syria.
Rõ ràng, phe nổi dậy Syria được sự ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ và các nước phương Tây. Nếu chính thể hiện nay ở Syria sụp đổ, vị thế của Nga tại Syria gần như không còn nữa, nơi đứng chân của Nga tại Trung Đông cũng lung lay.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy, Syria là khách hàng lớn về vũ khí của Nga. Nếu Syria trở thành Libya thứ hai thì coi như Nga mất hẳn một thị trường.
Phe nổi dậy Syria được sự hậu thuẫn của Mỹ |
Ngoài ra, Nga có nhiều dự án, công trình ở Syria. Chiến tranh bùng phát đồng nghĩa với số vốn đầu tư đã bỏ ra làm đường sá, hải cảng... của Nga tại đây sẽ bị mất.
Cuối cùng, ở Syria có sự hiện diện của nhiều công dân Nga - họ là các chuyên gia, giáo viên... đến đây theo các dự án hợp tác với Chính phủ hiện nay của Syria.
Nếu bị Mỹ và phương Tây tiến công, tình hình Syria sẽ có nhiều thay đổi, đem đến nhiều rủi ro cho tính mạng của người Nga, sau đó là các chương trình, dự án hợp tác, và rốt cục ảnh hưởng xấu đến đến lợi ích của Nga.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Xin chân thành cảm ơn ông!
Tùng Đinh (Thực hiện)
Bình luận