• Zalo

“Chiến binh – doanh nhân” Viettel có gì?

Kinh tếThứ Ba, 09/07/2013 09:55:00 +07:00Google News

Nhiều khám phá bất ngờ về DN Quân đội Viettel khiến người ta không khỏi kinh ngạc về sức sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của những “chiến binh – doanh nhân".

Nhiều khám phá bất ngờ về doanh nghiệp Quân đội Viettel khiến người ta không khỏi kinh ngạc về sức sáng tạo, nỗ lực không ngừng nghỉ của những “chiến binh – doanh nhân”.





Xin trích đăng bài viết của bà Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng VNCLC, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

"Gần đây, tôi có ý tìm hiểu kỹ về hoạt động của một số doanh nghiệp Việt Nam, có vốn của nhà nước hay gốc nhà nước đang làm ăn hiệu quả, phát triển. Nhiều khám phá bất ngờ trước nhiều cánh cửa dần dần mở ra về doanh nghiệp Quân đội Viettel.

Tôi chưa một lần đến Trường Sa nhưng không ngày nào không dõi theo thông tin, tài liệu về biển đảo. Một hôm, tôi đọc được một đọan thư của một sĩ quan Hải Quân kể về cuộc sống của anh ở Trường Sa hôm nay: “Việc tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì chúng ta đang rất cố gắng.

Không chỉ bình dân hóa dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Viettel còn tạo nên những điều kỳ diệu tương tự tại Lào, Campuchia, Haiti…".
Không chỉ bình dân hóa dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam, Viettel còn tạo nên những điều kỳ diệu tương tự tại Lào, Campuchia, Haiti…". 
Cách đây mấy năm, các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của một Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có cả hệ thống liên lạc Internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi nhờ những phương tiện này”.


Tôi nhớ lại, trong lần chuẩn bị quà cho đoàn ra thăm Trường Sa, hỏi những người có kinh nghiệm xem nên mang món quà gì gọn nhất mà chiến sĩ Trường Sa ưa thích nhất, thì điều rất ngạc nhiên là hai món: sim điện thoại của Viettel và quần lót nam.

Qua đoạn thư trên và thông tin về hai loại quà “quí” cho Trường Sa, có một cái tên được nhắc lại trùng lặp: Viettel.

Gần đây, tôi có ý tìm hiểu kỹ về hoạt động của một số doanh nghiệp Việt Nam, có vốn của nhà nước hay gốc nhà nước đang làm ăn hiệu quả, phát triển. Nhiều khám phá bất ngờ trước nhiều cánh cửa dần dần mở ra về doanh nghiệp Quân đội Viettel. Những cánh cửa hé lộ. Những bước đi bạo dạn, vượt qua các giới hạn. Mở ra nhiều chân trời khác lạ. Viettel không chỉ phát triển rộng mà còn đi vào chiểu sâu của năng lực lõi. Những bước đi trải rộng trên nền phát triển tiềm lực về quốc phòng, về kinh tế và cả những tiến bộ về khoa học và công nghệ.

Tôi bắt đầu giở lại từng bước đi của Viettel từ lúc mới khai sinh. Năm 1997, Vietttel được Bộ Quốc phòng giao thi công đường trục cáp quang 1A. Thực hiện công việc này với yêu cầu tự làm, không thuê chuyên gia nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc phòng, Viettel đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công công nghệ ghép bước sóng để có thể thu phát trên một sợi quang với cự ly xa đến 1400km.

Là người đi sau, nhưng Vietttel chính là những người đi đầu áp dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại SDH, rồi DWDM tại Việt Nam và đã trở thành mạng 3 nhất “Vùng phủ sâu rộng nhất, dung lượng lớn nhất và chất lượng mạng lưới tốt nhất”.

Viettel đã xây dựng mạng lưới trạm phát sóng phục vụ biển đảo với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển các đảo và ngoài khơi tạo điều kiện liên lạc đối với hàng triệu người hàng ngày làm việc khai thác, đánh bắt và các dịch vụ trên biển của Việt Nam, và các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Toàn bộ dọc bờ biển dài hơn 3 ngàn km và vùng biển Việt Nam đều được phủ sóng di động với bán kính cách bờ là 100km với diện tích hơn 300 km2, phủ sóng 100% các đảo ven bờ, các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.

Tất cả các khu vực DK1, các đảo chính thuộc Quần đảo Trường Sa đều được phủ sóng. Nhiều kỹ sư của Viettel phải lênh đênh trên biển hàng tháng trời để khảo sát, thử nghiệm tính năng của từng thiết bị. Và cho đến cuối năm 2010, hệ thống viễn thông biển đảo của Viettel đã cơ bản hoàn thành.

Tại Trường Sa, sóng di động của Viettel đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của quân và dân trên đảo, không chỉ được thường xuyên liên lạc với gia đình, người thân mà còn cập nhật thông tin xã hội thường xuyên và cả xử lý cấp cứu y tế. Và sóng di động còn là một cột mốc chủ quyền quốc gia tại quần đảo Trường Sa.

Về mạng viễn thông, Viettel đã tự xây dựng hạ tầng lớn nhất Việt Nam với 56.000 trạm thu phát sóng di động, hơn 200.000 km cáp quang, đã quang hóa được 94% số xã trên cả nước, phủ sóng 100% các đồn biên phòng, khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Là một nhà kinh doanh dịch vụ, mặt kinh tế, Viettel đã đầu tư kinh doanh tại 7 quốc gia ở 3 châu lục. Đến nay, 2 doanh nghiệp của Viettel (Metfone tại Campuchia và Unitel tại Lào) là doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới và thuê bao lớn nhất tại Lào và Campuchia. Cũng gần như vậy, tại Mozambique, Viettel nhận giải thưởng “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông khu vực nông thôn Châu Phi”.

Và thay vì nôn nóng tăng doanh thu, từ đầu, Vietttel đầu tư bền vững cho hạ tầng mạng, và tạo nhiều việc làm, đặc biệt cho lao động ở nông thôn thông qua việc xã hội hóa bán hàng. Đây là cách thâm nhập vững chắc vào đời sống người tiêu dùng sở tại, bằng sáng kiến bình dân hóa dịch vụ viễn thông tại các nước, Viettel đã tạo công ăn việc là cho gần 80.000 người sở tại thông qua việc làm đại lý, điểm bán, cộng tác viên bán hàng, kéo cáp và trông coi nhà trạm…

Dù không có những bảng tổng kết thành tích, thực tế thị trường cho thấy Viettel đã thực sự làm giảm giá cước viễn thông xuống rất nhiều, mà chất lượng tăng từ  các dịch vụ văn minh của viễn thông. Ngoạn mục nhất có lẽ là những bước đi tăng cường cho tiềm lực khoa học, công nghệ.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam

Bình luận
vtcnews.vn