Đồng hồ nguyên tử đặt trên mặt đất từ lâu được ví như tiêu chuẩn vàng để xem giờ kể từ những năm 1950. Nhưng giờ đây, một thiết bị được phóng vào không gian vào năm 2019 sẽ giúp cách mạng hóa việc điều hướng liên hành tinh.
Đồng hồ nguyên tử không gian sâu (DSAC) được phát triển tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, cho phép tàu vũ trụ tự động điều hướng với liên lạc tối thiểu đến và đi từ Trái đất.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature của nhóm khoa học tới từ Viện Công nghệ California phát hiện DSAC có "độ nhạy thấp đối với các biến thể của bức xạ, nhiệt độ và từ trường".
Nhờ công nghệ được trang bị trên mình, DSAC có thể hoạt động an toàn trong không gian để giúp tàu vũ trụ định hướng.
Đồng hồ nguyên tử trên mặt đất hiện được sử dụng trên các vệ tinh GPS, nhưng chúng cần được cập nhật hai lần một ngày để đảm bảo độ ổn định. Những chiếc đồng hồ này có thể có kích thước bằng một chiếc tủ lạnh và không thể sử dụng trong các sứ mệnh di chuyển vào không gian.
Trong khi đó, DSAC chỉ sai lệch không quá 4 nano giây sau 23 ngày (tức là chỉ lệch một giây sau 15,74 triệu năm) và có kích cỡ ngang với một hộp giày.
Tuổi thọ của nó hiện tại là 5 năm, nhưng các nhà khoa học làm tìm cách nâng gấp đôi con số này.
Bình luận