Đến Chí Trung cũng “trượt” khỏi danh sách đề nghị phong tặng NSND.
Bộ VHTTDL vừa công bố danh sách 158 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 8 (dự kiến sẽ trao vào tháng 9.2015).
Cứ hai năm một lần, bản danh sách phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lại được công bố, song lần nào cũng vậy, câu hỏi của chính các nghệ sĩ và với khán giả là: Liệu những danh hiệu được phong tặng có đánh giá đúng công sức của nghệ sĩ, đặc biệt những người được phong tặng có phải thực chất đã là “nghệ sĩ của nhân dân”, “nghệ sĩ thật sự ưu tú” hay chưa?
Rụng như… sung
Theo kế hoạch và quy trình phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, các địa phương đã tổng hợp những nghệ sĩ mà theo họ đủ tiêu chuẩn được phong tặng để gửi lên Bộ VHTTDL. Tổng cộng, bộ nhận được 202 hồ sơ trong đó có 57 hồ sơ đề nghị phong tặng NSND và 145 hồ sơ đề nghị phong tặng NSƯT.
Từ các hồ sơ gửi về, hội đồng cấp bộ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 158 hồ sơ đủ điều kiện để trình hội đồng cấp nhà nước phong tặng các danh hiệu trên.
Như vậy có nghĩa: Gần 50 hồ sơ đề nghị phong tặng đã “rụng” - không đủ tiêu chuẩn. Trong số nghệ sĩ không được phong tặng lần này có những gương mặt đáng chú ý, như các NSƯT Chí Trung, Minh Hằng của Nhà hát Tuổi Trẻ không đủ điều kiện trở thành NSND.
Đặc biệt là trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh - nghệ sĩ hải ngoại duy nhất cho tới nay được đề nghị phong tặng NSƯT. Sau khi xem xét, những gương mặt trên đã bị “loại ra ngoài”.
Đáng chú ý, Sở VHTTDL TPHCM gửi danh sách đề nghị 24 gương mặt đề cử NSƯT, 2 gương mặt đề cử NSND là các biên đạo múa nổi tiếng Văn Hùng, Vương Linh. Kết quả là bị… gạt gần hết, trong đó có những gương mặt “tên tuổi” như Hoài Linh, Trịnh Kim Chi, Quốc Thái, Minh Thúy…
Nghệ sĩ Chí Trung bộc bạch rằng: “Dù vẫn nộp hồ sơ, nhưng chẳng… hy vọng gì. Chuyện xét tặng danh hiệu nghệ sĩ từ trước tới nay luôn rắc rối, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tôi không muốn nhắc lại”.
7 loại đơn, văn bản, 4 cấp xét duyệt mới được… ưu tú
Cách đây 2 năm, khi xét duyệt danh sách NSND, NSUT Bộ VHTTDL cũng đã lấy ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh quy trình xét duyệt.
Thế nhưng cho đến nay, để lên được tới hội đồng xét duyệt cấp nhà nước thì nghệ sĩ phải có... 7 loại đơn từ, văn bản và qua 4 hội đồng xét duyệt là hội đồng cơ sở, hội đồng tỉnh, hội đồng cấp bộ, cuối cùng là hội đồng cấp quốc gia.
Các nghệ sĩ, vốn rất ngại thủ tục giấy tờ, thì vẫn phải trải qua cả một mớ văn bản như “bản khai thành tích”, “tờ trình đề nghị xét tặng”, “biên bản họp”, “biên bản kiểm phiếu”, “bản sao chứng thực các quyết định tặng giải thưởng”, bản xác nhận của cơ quan tổ chức cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp”, “bản sao các quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng”…
Ngại một “rừng” văn bản như thế, nhiều nghệ sĩ đã chấp nhận “xin thôi” vì quá sợ và ngán việc phải chạy vạy đi xin các loại giấy tờ, chứng thực.
Đó là chưa kể, các tiêu chuẩn xét tặng cũng khá khắt khe. Ngoài những quy định về phẩm chất, đạo đức, cá nhân muốn được xét tặng NSƯT cần phải “Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa, thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên” và “Có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia (QG) hoặc 1 giải Vàng QG và 2 giải Bạc QG”. Hay với NSND thì phải là NSƯT, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp 20 năm và có 2 giải Vàng QG.
Việc phải có giải Vàng hay Bạc QG đã khiến cho rất nhiều nghệ sĩ, dù nổi tiếng, có đóng góp nhiều và được người dân yêu quý, cũng không có cơ hội trở thành NSƯT.
Đơn cử, trường hợp nghệ sĩ Văn Hiệp. Dù rất quen thuộc, gắn bó với cả ngàn vai diễn, nhưng cho đến khi ông mất (năm 2013) thì tất cả mới “ớ” ra: Văn Hiệp chưa bao giờ là nghệ sĩ ưu tú. Đơn giản, ông thiếu tiêu chí về giải thưởng.
Nghệ sĩ hài Giang “còi” từng chia sẻ: “Chúng ta đang phong danh bằng việc đếm huy chương, mà ít quan tâm đến thực tế rằng sự sáng tạo của họ có ảnh hưởng ra sao đến đời sống tinh thần của quần chúng. Chưa kể, huy chương chỉ trao cho "kép" chính, còn người đóng vai phụ gần như không có huy chương. Nên mới có trường hợp nghệ sĩ Văn Hiệp làm biết bao người cùng khóc, cùng cười với các vai diễn của mình trong suốt nhiều năm làm nghề mà không được tặng danh hiệu gì.
Đơn cử, vai diễn người đàn ông đi xe thồ lướt qua sân khấu trong vở kịch về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ông, diễn hàng trăm suất vẫn khiến cả rạp cười nghiêng ngả, sau này nhiều người quên tên vở diễn, song vai diễn của Văn Hiệp thì ít ai quên. Nhưng khi xét tặng huy chương, ai xét tặng huy chương cho một vai diễn xe thồ? Và Văn Hiệp không có huy chương.
Trong số danh sách 158 cá nhân được đề nghị phong tặng mà Bộ VHTTDL vừa công bố, có trường hợp NSƯT Anh Dũng - nguyên Giám đốc nhà Kịch Việt Nam - đã từ trần hồi tháng 5.2015 sau một cơn bạo bệnh. Những người như NSƯT Anh Dũng - chồng NSND Phương Thanh - đã chờ cả đời và phải đến lúc chết rồi mới có cơ hội được phong tặng NSND.
Hoài Linh là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên được TPHCM đưa vào danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT và gửi lên Bộ VHTTDL. Tất nhiên, xét theo các tiêu chí xét duyệt, Hoài Linh đã… trượt, bất kể sự nổi tiếng và nhiều đóng góp cho sân khấu kịch, cũng như sự yêu mến của rất nhiều khán giả đối với anh.
Nghệ sĩ nhân dân nên để nhân dân bình chọn?
Trong số những hồ sơ mà Bộ VHTTDL chọn lọc để đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, có cả những hồ sơ của nhiều người đang làm công tác quản lý. Có người là thứ trưởng, có người là phó cục trưởng Cục Điện ảnh. Tất nhiên, có những đóng góp cho văn hóa - nghệ thuật và đáp ứng các tiêu chí xét phong tặng danh hiệu, những người đó xứng đáng được phong tặng NSND.
Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải xem lại các tiêu chí cũng như quy trình xét duyệt khá rắc rối - những thứ khiến cho việc vinh danh những nghệ sĩ gặp quá nhiều rào cản.
Với các nghệ sĩ, danh hiệu mà họ thấy ý nghĩa nhất chính là danh hiệu trong lòng nhân dân. Nên chăng, cùng với những danh hiệu NSƯT, NSND mà Nhà nước ban tặng thì Bộ VHTTDL cũng cần có những đặc cách, hoặc tổ chức một danh hiệu để nhân dân bình chọn những nghệ sĩ mà họ yêu thích.
Nguồn: Lao động
Cứ hai năm một lần, bản danh sách phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lại được công bố, song lần nào cũng vậy, câu hỏi của chính các nghệ sĩ và với khán giả là: Liệu những danh hiệu được phong tặng có đánh giá đúng công sức của nghệ sĩ, đặc biệt những người được phong tặng có phải thực chất đã là “nghệ sĩ của nhân dân”, “nghệ sĩ thật sự ưu tú” hay chưa?
Rụng như… sung
Theo kế hoạch và quy trình phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, các địa phương đã tổng hợp những nghệ sĩ mà theo họ đủ tiêu chuẩn được phong tặng để gửi lên Bộ VHTTDL. Tổng cộng, bộ nhận được 202 hồ sơ trong đó có 57 hồ sơ đề nghị phong tặng NSND và 145 hồ sơ đề nghị phong tặng NSƯT.
Từ các hồ sơ gửi về, hội đồng cấp bộ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho 158 hồ sơ đủ điều kiện để trình hội đồng cấp nhà nước phong tặng các danh hiệu trên.
Như vậy có nghĩa: Gần 50 hồ sơ đề nghị phong tặng đã “rụng” - không đủ tiêu chuẩn. Trong số nghệ sĩ không được phong tặng lần này có những gương mặt đáng chú ý, như các NSƯT Chí Trung, Minh Hằng của Nhà hát Tuổi Trẻ không đủ điều kiện trở thành NSND.
Đặc biệt là trường hợp nghệ sĩ Hoài Linh - nghệ sĩ hải ngoại duy nhất cho tới nay được đề nghị phong tặng NSƯT. Sau khi xem xét, những gương mặt trên đã bị “loại ra ngoài”.
Đáng chú ý, Sở VHTTDL TPHCM gửi danh sách đề nghị 24 gương mặt đề cử NSƯT, 2 gương mặt đề cử NSND là các biên đạo múa nổi tiếng Văn Hùng, Vương Linh. Kết quả là bị… gạt gần hết, trong đó có những gương mặt “tên tuổi” như Hoài Linh, Trịnh Kim Chi, Quốc Thái, Minh Thúy…
Nghệ sĩ Chí Trung bộc bạch rằng: “Dù vẫn nộp hồ sơ, nhưng chẳng… hy vọng gì. Chuyện xét tặng danh hiệu nghệ sĩ từ trước tới nay luôn rắc rối, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tôi không muốn nhắc lại”.
7 loại đơn, văn bản, 4 cấp xét duyệt mới được… ưu tú
Cách đây 2 năm, khi xét duyệt danh sách NSND, NSUT Bộ VHTTDL cũng đã lấy ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh quy trình xét duyệt.
Thế nhưng cho đến nay, để lên được tới hội đồng xét duyệt cấp nhà nước thì nghệ sĩ phải có... 7 loại đơn từ, văn bản và qua 4 hội đồng xét duyệt là hội đồng cơ sở, hội đồng tỉnh, hội đồng cấp bộ, cuối cùng là hội đồng cấp quốc gia.
Hoài Linh - nghệ sĩ hải ngoại duy nhất cho tới nay được đề nghị phong tặng NSƯT - cũng bị loại |
Ngại một “rừng” văn bản như thế, nhiều nghệ sĩ đã chấp nhận “xin thôi” vì quá sợ và ngán việc phải chạy vạy đi xin các loại giấy tờ, chứng thực.
Đó là chưa kể, các tiêu chuẩn xét tặng cũng khá khắt khe. Ngoài những quy định về phẩm chất, đạo đức, cá nhân muốn được xét tặng NSƯT cần phải “Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa, thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên” và “Có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia (QG) hoặc 1 giải Vàng QG và 2 giải Bạc QG”. Hay với NSND thì phải là NSƯT, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp 20 năm và có 2 giải Vàng QG.
Việc phải có giải Vàng hay Bạc QG đã khiến cho rất nhiều nghệ sĩ, dù nổi tiếng, có đóng góp nhiều và được người dân yêu quý, cũng không có cơ hội trở thành NSƯT.
Đơn cử, trường hợp nghệ sĩ Văn Hiệp. Dù rất quen thuộc, gắn bó với cả ngàn vai diễn, nhưng cho đến khi ông mất (năm 2013) thì tất cả mới “ớ” ra: Văn Hiệp chưa bao giờ là nghệ sĩ ưu tú. Đơn giản, ông thiếu tiêu chí về giải thưởng.
Nghệ sĩ hài Giang “còi” từng chia sẻ: “Chúng ta đang phong danh bằng việc đếm huy chương, mà ít quan tâm đến thực tế rằng sự sáng tạo của họ có ảnh hưởng ra sao đến đời sống tinh thần của quần chúng. Chưa kể, huy chương chỉ trao cho "kép" chính, còn người đóng vai phụ gần như không có huy chương. Nên mới có trường hợp nghệ sĩ Văn Hiệp làm biết bao người cùng khóc, cùng cười với các vai diễn của mình trong suốt nhiều năm làm nghề mà không được tặng danh hiệu gì.
Đơn cử, vai diễn người đàn ông đi xe thồ lướt qua sân khấu trong vở kịch về Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ông, diễn hàng trăm suất vẫn khiến cả rạp cười nghiêng ngả, sau này nhiều người quên tên vở diễn, song vai diễn của Văn Hiệp thì ít ai quên. Nhưng khi xét tặng huy chương, ai xét tặng huy chương cho một vai diễn xe thồ? Và Văn Hiệp không có huy chương.
Trong số danh sách 158 cá nhân được đề nghị phong tặng mà Bộ VHTTDL vừa công bố, có trường hợp NSƯT Anh Dũng - nguyên Giám đốc nhà Kịch Việt Nam - đã từ trần hồi tháng 5.2015 sau một cơn bạo bệnh. Những người như NSƯT Anh Dũng - chồng NSND Phương Thanh - đã chờ cả đời và phải đến lúc chết rồi mới có cơ hội được phong tặng NSND.
Hoài Linh là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên được TPHCM đưa vào danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT và gửi lên Bộ VHTTDL. Tất nhiên, xét theo các tiêu chí xét duyệt, Hoài Linh đã… trượt, bất kể sự nổi tiếng và nhiều đóng góp cho sân khấu kịch, cũng như sự yêu mến của rất nhiều khán giả đối với anh.
Nghệ sĩ nhân dân nên để nhân dân bình chọn?
Trong số những hồ sơ mà Bộ VHTTDL chọn lọc để đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, có cả những hồ sơ của nhiều người đang làm công tác quản lý. Có người là thứ trưởng, có người là phó cục trưởng Cục Điện ảnh. Tất nhiên, có những đóng góp cho văn hóa - nghệ thuật và đáp ứng các tiêu chí xét phong tặng danh hiệu, những người đó xứng đáng được phong tặng NSND.
Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải xem lại các tiêu chí cũng như quy trình xét duyệt khá rắc rối - những thứ khiến cho việc vinh danh những nghệ sĩ gặp quá nhiều rào cản.
Với các nghệ sĩ, danh hiệu mà họ thấy ý nghĩa nhất chính là danh hiệu trong lòng nhân dân. Nên chăng, cùng với những danh hiệu NSƯT, NSND mà Nhà nước ban tặng thì Bộ VHTTDL cũng cần có những đặc cách, hoặc tổ chức một danh hiệu để nhân dân bình chọn những nghệ sĩ mà họ yêu thích.
Bình luận