• Zalo

Chi tiết trực thăng tự chế thứ hai của kỹ sư Việt

Kinh tếThứ Bảy, 03/01/2015 11:23:00 +07:00Google News

Cho đến thời điểm hiện tại, ông Bùi Hiển đã hoàn thành chiếc máy bay tự chế thứ hai với thiết kế an toàn và hiện đại hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, ông Bùi Hiển đã hoàn thành chiếc máy bay tự chế thứ hai với thiết kế an toàn và hiện đại hơn.

Sau hơn 2 năm tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, ông Hiển đã cho ra đời chiếc trực thăng thứ hai hiện đại và an toàn hơn rất nhiều so với chiếc cũ.

 
Ông Hiển cho biết chiếc trực thăng thứ hai này ngoài việc bay, cất cánh, hạ cánh nhẹ nhàng và rất êm mà kể cả khi gặp sự cố, chết máy đột ngột thì chiếc trực thăng vẫn nhẹ nhàng hạ cánh một cách an toàn tuyệt đối nhờ vận dụng “biến” cánh quạt thành một cái chong chóng nâng đỡ trực thăng khi rơi xuống.

Hơn nữa, chiếc trực thăng mới này có chiều dài 7,4 m, cao 2,4 m. Chiều dài cánh quạt chính là 6,6 m và chiều dài cánh quạt phía sau là 1,1 m.

Động cơ máy bay được nhập từ Mỹ (Nhật sản xuất, còn được sử dụng cho xe đua F1). Khung, cánh quạt được chế tạo bằng inox cao cấp, kính chắn gió chịu lực.

Nhiên liệu được sử dụng cho trực thăng là xăng A92. Vận tốc tối đa khi bay của trực thăng đạt 200 km/giờ, trần bay dưới 500 m và tầm hoạt động liên tục trong 2 giờ khoảng 400 km.

Trọng lượng của trực thăng không tải là 340 kg, trọng lượng cất cánh có tải tối đa 500 kg. Trực thăng không được trang bị hệ thống bay đêm.

Ước muốn lớn nhất của ông Bùi Hiển là sẽ được cấp phép bay thử nghiệm sau đó chiếc trực thăng có thể được đưa vào phục vụ trong nông nghiệp, khảo sát, quay phim, chụp ảnh và tìm kiếm cứu nạn.

Xem Clip:  Ngỡ ngàng máy trèo cây dừa tự chế cực sáng tạo
Nguồn: Liveleak


Trước đó, đầu năm 2012, ông Bùi Hiển đã chế tạo thành công chiếc trực thăng với 2 cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau. Chiếc máy bay được trang bị động cơ của xuồng cao tốc, điều khiển bằng bánh lái dạng cánh bướm.

Chiếc trực thăng thứ nhất, do ông Hiển chế tạo thuộc loại siêu nhẹ, trọng lượng 250 kg, dài 2,950 m, rộng 1,2 m, cao 2,4 m, trang bị động cơ công suất máy 106 mã lực/6.500 vòng/phút; với độ dài sải cánh 4,6 m quay đảo chiều nhau. Theo ông Hiển máy bay có thể chở khoảng 100 kg.

Theo tính toán của ông Hiển, nếu được phép bay trên bầu trời chiếc trực thăng có khả năng bay ở độ cao 200 m, tốc độc 150-200 km một giờ, tải trọng khoảng 350 kg. Tổng chi phí chế tạo khoảng 200 triệu đồng. Máy bay này có thể sử dụng loại xăng thông thường như A92 hoặc A95.

Để thiết kế chiếc trực thăng, ông Hiển đã phải bỏ rất nhiều thời gian lên Internet để thu thập tài liệu kỹ thuật. Tuy nhiên sách vở vẫn là lý thuyết, vì nhiều lần các thiết kế đều không thể vận dụng ra cho sản phẩm.

Hiện tại, kỹ sư Bùi Hiển vẫn đang chờ Bộ Quốc phòng cấp phép cho bay thử nghiệm sản phẩm của mình.

» Clip: Đồ chơi bạc tỷ giúp người đua với máy bay
» Sức mạnh trực thăng săn ngầm trên chiến hạm hải quân Việt Nam
» Trực thăng quân sự cắt ngang đầu máy bay Vietnam Airlines


Theo Thái Linh (DanViet)
Bình luận
vtcnews.vn