(VTC News) - Giá đất nhiều lô đất tại Phú Quốc chỉ trong vài tháng qua đã qua 5-7 đời chủ và giá cũng vọt lên 3-4 lần.
Một số điểm “nóng” của thị trường nhà đất tại đây như: bãi Ông Lang (xã Cửa Dương), bãi Trường (xã Dương Tơ), Gành Dầu, Bà Kèo..., giá đất đang tăng chóng mặt mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Trãi - một “cò” đất - dẫn chúng tôi đi xem từng lô đất đang rao bán tại đây. Không lô nào giá dưới 2 tỷ đồng, trung bình mỗi lô đất có giá 20-40 tỷ đồng, thậm chí có lô sát biển chào giá tới 200 tỷ đồng.
Một cò đất khác cho biết, hai năm trước ông mua một lô đất 2,1 tỷ đồng, giờ có người trả 17 tỷ đồng nhưng còn chưa bán.
Theo lời cò đất này, ông hiện đang là chủ 6 lô đất ở nhiều vị trí đắc địa trên đảo Phú Quốc, với giá trị các lô đất được đẩy lên gấp 5-7 lần so với thời điểm hơn một năm trước.
Thực tế giá đất tại Phú Quốc đã bắt đầu tăng cao từ cuối năm 2014 tại một số khu vực như Bà Kèo. Trong một cuộc đấu giá đất vào trung tuần tháng 10 vừa qua tại khu vực đồi Hiệp Thoại (Bà Kèo), giá khởi điểm ban đầu của lô đất 105m2 (6mx18m) chỉ 1,1 tỷ đồng, nhưng sau đó người chiến thắng đã phải bỏ ra tới 3,4 tỷ đồng.
Giá đất đã được đẩy lên đến mức “khủng” nhất từ trước tới nay trên đảo Phú Quốc với trên 32 triệu đồng/m2. Trước Tết, tại khu vực nói trên, lô đất có diện tích tương tự chỉ vào khoảng 800 triệu đồng.
Theo giới đầu tư, khu vực Bà Kèo, thị trấn Dương Đông là một con đường nhựa rộng lớn, uốn quanh, giữa một bên là biển Tây, một bên là núi, chạy dài hơn 5km nối với Bãi Trường và đường ra Sân bay Quốc tế. Nơi đây có hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ đủ các loại, trong đó loại 4 sao có tới 7 cái. Người nước ngoài đổ xô về ở khu vực này, nên dân trên đảo gọi đây là khu “Phố Tây”. Vì thế, giá đất ở khu vực này luôn cao nhất tỉnh Kiên Giang trong vòng 15 năm qua. Và trong cơn sốt đất hiện nay, khu Bà Kèo vẫn đang dẫn đầu.
Một cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường cho biết: có một lô đất 10mx42m trên đường Trần Hưng Đạo, trước Tết kêu bán 12 tỷ đồng không có người mua, nay bán 25 tỷ đồng. Một lô đất khác có diện tích hơn 800m2, nằm cạnh lối đi nhỏ xuống biển, chưa chuyển mục đích sử dụng, đầu năm kêu giá 10 tỷ không bán được, nay bán đúng 20 tỷ.
Một điểm nóng về đất đai khác trên đảo Phú Quốc đó là khu vực xã Cửa Cạn Vinpearl Resort Phú Quốc tại Bãi Dài - một thiên đường mới về du lịch và nghỉ dưỡng trên đảo Phú Quốc. Chính sự có mặt của đơn vị thuộc tập đoàn Vingroup này từ hồi đầu năm 2014 đã góp phần thổi một luồng gió mới về đầu tư bất động sản trên đảo.
Đất dọc hai bên đường lên Bãi Dài từ khoảng 300 triệu mỗi công đất hồi đầu năm, nay đã lên từ 700 triệu đến 800 triệu mỗi công (1 công đất = 1.000m2). Một số vị trí tốt có giá từ 1,2-1,5 tỷ mỗi công.
Bà Phù Thị Điệp có 3 công đất gần bãi biển ấp Ông Lang, hồi đầu năm kêu 800 triệu một công không ai mua, đến cuối tháng 7 vừa qua bà bán được cho một khách hàng đến từ Hà Nội, giá 1,8 tỷ mỗi công. Và ông chủ mới của lô đất này tuyên bố ai muốn mua lại phải chi ít nhất 3 tỷ đồng một công.
Giá đất lên vùn vụt, giao dịch nhộn nhịp, có nhiều trường hợp mua bán cả ban đêm. Ông Đặng Văn Tuân, một người thạo đất ở thị trấn Dương Đông cho biết: “Đất đầu hôm hỏi còn đó, sáng mai qua hỏi thì họ đã bán xong đêm qua. Có những lô đất chỉ vừa đặt cọc xong đã có người hỏi mua lại với giá chênh lệch 1,5 tỷ đồng mỗi công”.
Đất tại Phú Quốc tăng cao khiến cho một số quán cà phê sang trọng trên các trục đường chính của thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc) như Bưu Điện, Bảo An... trở thành những điểm giao dịch nhà đất sôi động.
Chủ một doanh nghiệp bất động sản chuyên về đất nền tại TP.HCM cho biết Phú Quốc giờ như miếng bánh nhỏ rất ngon không chỉ giới đầu tư, đầu cơ trong nước tranh giành mà cả nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài cũng vào cuộc.
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ông Đoàn Văn Đức - chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Phú Quốc, từ tháng 6/2014 đến nay giá đất chuyển nhượng nhiều khu vực tăng rất mạnh. Đến nay nhiều khu vực đã tăng 4-5 lần so với 12 tháng trước.
“Thu thuế từ bất động sản vì vậy tăng đột biến gấp hơn năm lần, từ 1,5 tỷ đồng/tháng lên hơn 10,5 tỷ đồng/tháng. Kê khai thuế liên quan đến nhà đất tăng đến mức chúng tôi không thể ngờ được, đến nay bộ phận nhân viên thuế gần như quá tải. Nhiều hôm nhân viên phải làm việc đến 9g tối vẫn chưa giải quyết xong hồ sơ” - ông Đức thông tin.
Trong sáu tháng đầu năm 2015, tại Chi cục Thuế huyện Phú Quốc có gần 4.500 hồ sơ kê khai thuế liên quan đến nhà đất (bình quân mỗi tháng 750 hồ sơ), trong đó 80% là kê khai chuyển nhượng, mua bán.
Bản thân ông Đức cũng đã đưa ra cảnh báo với nhà đầu tư khi chứng kiến nhiều người đến đảo Phú Quốc với cả bao tiền mặt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mang theo để mua đất không khác gì mua rau ngoài chợ.
"Thị trường hiện đã lên đỉnh điểm, và nguy cơ vỡ bong bóng cũng rất cao”, ông Đức cảnh báo.
Tình trạng "sốt" đất tại Phú Quốc khiến cho giới đầu tư lao vào một cuộc chơi không cần giấy tờ. Giới đầu tư, đầu cơ mua cả những khu đất chỉ có giấy tay nên các “chủ đất” cứ “chỉ tay” là bán đất thu tiền. Nhiều khu đất không giấy tờ, thậm chí nằm trong khu vực đất rừng phòng hộ nhưng “cò” vẫn rao bán.
Điều đáng nói, nhiều lô đất nằm trong quy hoạch, chỉ có giấy tay, thậm chí là đất rừng phòng hộ nhưng cũng được “cò” chỉ mua.
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phú Quốc cho biết, điểm “nóng” bao chiếm đất rừng là khu vực thị trấn An Thới và hai xã Dương Tơ, Hàm Ninh. Cơ quan chức năng An Thới cũng vừa xử lý hai đối tượng có dấu hiệu bao chiếm đất rừng là Bùi Văn Nhơn và Võ Ngọc Tuấn.
Trước tình trạng buôn bán đất đai, trong đó có cả đất rừng đang diễn biến phức tạp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang gây xáo trộn đời sống và quy hoạch phát triển của địa phương, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang kiểm tra, làm rõ phản ánh về tình trạng sốt đất, mua bán đất rừng phòng hộ tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Châu Anh(tổng hợp)
Một số điểm “nóng” của thị trường nhà đất tại đây như: bãi Ông Lang (xã Cửa Dương), bãi Trường (xã Dương Tơ), Gành Dầu, Bà Kèo..., giá đất đang tăng chóng mặt mỗi ngày.
Ông Nguyễn Văn Trãi - một “cò” đất - dẫn chúng tôi đi xem từng lô đất đang rao bán tại đây. Không lô nào giá dưới 2 tỷ đồng, trung bình mỗi lô đất có giá 20-40 tỷ đồng, thậm chí có lô sát biển chào giá tới 200 tỷ đồng.
Vác ba lô tiền đi mua đất Phú Quốc |
Theo lời cò đất này, ông hiện đang là chủ 6 lô đất ở nhiều vị trí đắc địa trên đảo Phú Quốc, với giá trị các lô đất được đẩy lên gấp 5-7 lần so với thời điểm hơn một năm trước.
Thực tế giá đất tại Phú Quốc đã bắt đầu tăng cao từ cuối năm 2014 tại một số khu vực như Bà Kèo. Trong một cuộc đấu giá đất vào trung tuần tháng 10 vừa qua tại khu vực đồi Hiệp Thoại (Bà Kèo), giá khởi điểm ban đầu của lô đất 105m2 (6mx18m) chỉ 1,1 tỷ đồng, nhưng sau đó người chiến thắng đã phải bỏ ra tới 3,4 tỷ đồng.
Giá đất đã được đẩy lên đến mức “khủng” nhất từ trước tới nay trên đảo Phú Quốc với trên 32 triệu đồng/m2. Trước Tết, tại khu vực nói trên, lô đất có diện tích tương tự chỉ vào khoảng 800 triệu đồng.
Theo giới đầu tư, khu vực Bà Kèo, thị trấn Dương Đông là một con đường nhựa rộng lớn, uốn quanh, giữa một bên là biển Tây, một bên là núi, chạy dài hơn 5km nối với Bãi Trường và đường ra Sân bay Quốc tế. Nơi đây có hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ đủ các loại, trong đó loại 4 sao có tới 7 cái. Người nước ngoài đổ xô về ở khu vực này, nên dân trên đảo gọi đây là khu “Phố Tây”. Vì thế, giá đất ở khu vực này luôn cao nhất tỉnh Kiên Giang trong vòng 15 năm qua. Và trong cơn sốt đất hiện nay, khu Bà Kèo vẫn đang dẫn đầu.
Một cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường cho biết: có một lô đất 10mx42m trên đường Trần Hưng Đạo, trước Tết kêu bán 12 tỷ đồng không có người mua, nay bán 25 tỷ đồng. Một lô đất khác có diện tích hơn 800m2, nằm cạnh lối đi nhỏ xuống biển, chưa chuyển mục đích sử dụng, đầu năm kêu giá 10 tỷ không bán được, nay bán đúng 20 tỷ.
Một điểm nóng về đất đai khác trên đảo Phú Quốc đó là khu vực xã Cửa Cạn Vinpearl Resort Phú Quốc tại Bãi Dài - một thiên đường mới về du lịch và nghỉ dưỡng trên đảo Phú Quốc. Chính sự có mặt của đơn vị thuộc tập đoàn Vingroup này từ hồi đầu năm 2014 đã góp phần thổi một luồng gió mới về đầu tư bất động sản trên đảo.
Đất dọc hai bên đường lên Bãi Dài từ khoảng 300 triệu mỗi công đất hồi đầu năm, nay đã lên từ 700 triệu đến 800 triệu mỗi công (1 công đất = 1.000m2). Một số vị trí tốt có giá từ 1,2-1,5 tỷ mỗi công.
Bà Phù Thị Điệp có 3 công đất gần bãi biển ấp Ông Lang, hồi đầu năm kêu 800 triệu một công không ai mua, đến cuối tháng 7 vừa qua bà bán được cho một khách hàng đến từ Hà Nội, giá 1,8 tỷ mỗi công. Và ông chủ mới của lô đất này tuyên bố ai muốn mua lại phải chi ít nhất 3 tỷ đồng một công.
Giá đất lên vùn vụt, giao dịch nhộn nhịp, có nhiều trường hợp mua bán cả ban đêm. Ông Đặng Văn Tuân, một người thạo đất ở thị trấn Dương Đông cho biết: “Đất đầu hôm hỏi còn đó, sáng mai qua hỏi thì họ đã bán xong đêm qua. Có những lô đất chỉ vừa đặt cọc xong đã có người hỏi mua lại với giá chênh lệch 1,5 tỷ đồng mỗi công”.
Đất tại Phú Quốc tăng cao khiến cho một số quán cà phê sang trọng trên các trục đường chính của thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc) như Bưu Điện, Bảo An... trở thành những điểm giao dịch nhà đất sôi động.
Chủ một doanh nghiệp bất động sản chuyên về đất nền tại TP.HCM cho biết Phú Quốc giờ như miếng bánh nhỏ rất ngon không chỉ giới đầu tư, đầu cơ trong nước tranh giành mà cả nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài cũng vào cuộc.
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ông Đoàn Văn Đức - chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Phú Quốc, từ tháng 6/2014 đến nay giá đất chuyển nhượng nhiều khu vực tăng rất mạnh. Đến nay nhiều khu vực đã tăng 4-5 lần so với 12 tháng trước.
“Thu thuế từ bất động sản vì vậy tăng đột biến gấp hơn năm lần, từ 1,5 tỷ đồng/tháng lên hơn 10,5 tỷ đồng/tháng. Kê khai thuế liên quan đến nhà đất tăng đến mức chúng tôi không thể ngờ được, đến nay bộ phận nhân viên thuế gần như quá tải. Nhiều hôm nhân viên phải làm việc đến 9g tối vẫn chưa giải quyết xong hồ sơ” - ông Đức thông tin.
Trong sáu tháng đầu năm 2015, tại Chi cục Thuế huyện Phú Quốc có gần 4.500 hồ sơ kê khai thuế liên quan đến nhà đất (bình quân mỗi tháng 750 hồ sơ), trong đó 80% là kê khai chuyển nhượng, mua bán.
Bản thân ông Đức cũng đã đưa ra cảnh báo với nhà đầu tư khi chứng kiến nhiều người đến đảo Phú Quốc với cả bao tiền mặt hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mang theo để mua đất không khác gì mua rau ngoài chợ.
"Thị trường hiện đã lên đỉnh điểm, và nguy cơ vỡ bong bóng cũng rất cao”, ông Đức cảnh báo.
Tình trạng "sốt" đất tại Phú Quốc khiến cho giới đầu tư lao vào một cuộc chơi không cần giấy tờ. Giới đầu tư, đầu cơ mua cả những khu đất chỉ có giấy tay nên các “chủ đất” cứ “chỉ tay” là bán đất thu tiền. Nhiều khu đất không giấy tờ, thậm chí nằm trong khu vực đất rừng phòng hộ nhưng “cò” vẫn rao bán.
Điều đáng nói, nhiều lô đất nằm trong quy hoạch, chỉ có giấy tay, thậm chí là đất rừng phòng hộ nhưng cũng được “cò” chỉ mua.
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phú Quốc cho biết, điểm “nóng” bao chiếm đất rừng là khu vực thị trấn An Thới và hai xã Dương Tơ, Hàm Ninh. Cơ quan chức năng An Thới cũng vừa xử lý hai đối tượng có dấu hiệu bao chiếm đất rừng là Bùi Văn Nhơn và Võ Ngọc Tuấn.
Trước tình trạng buôn bán đất đai, trong đó có cả đất rừng đang diễn biến phức tạp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang gây xáo trộn đời sống và quy hoạch phát triển của địa phương, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang kiểm tra, làm rõ phản ánh về tình trạng sốt đất, mua bán đất rừng phòng hộ tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Châu Anh(tổng hợp)
Bình luận