Tại buổi tọa đàm “Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng”, các sinh viên cảm thấy rất thú vị khi được chia sẻ của ông Nguyễn Minh – Tổng giám đốc khách sạn Gopatel và Ông Nguyễn Văn Tài - Phó Giám đốc Công ty công ty CP Dịch vụ du lịch Bến Thành Chi nhánh tại Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Minh cho rằng dù có làm ở lĩnh vực nào, yếu tố đầu tiên khi chúng ta phục vụ là “con người”. Sinh viên cần có kỹ năng ngoại ngữ đủ tốt để khi chúng ta nói người khác phải hiểu. Yếu nghiệp vụ thì có thể đào tạo bồi dưỡng thêm, nhưng ngoại ngữ thì bắt buộc phải song hành trong quá trình đào tạo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tài lại khẳng định: “Nhà trường, doanh nghiệp không phải là trung tâm. Sinh viên mới là trung tâm".
Thực trạng sinh viên hiện nay là học lý thuyết & thực hành không đồng đều, không song hành. Sinh viên có tâm lý mơ hồ, không xác định rõ con đường mình theo đuổi, nên dễ nhàm chán, dễ nản khi ra trường.
Vì vậy, ông Tài đưa ra lời khuyên các bạn sinh viên cần tăng cường đọc sách, học hỏi, trau dôi chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành mình đang học, tránh lãng phí thời gian.
"Tôi đề nghị nhà trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ và có thể là bất kỳ ngôn ngữ nào tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Trung…Sinh viên cần kết hợp lý thuyết với thực tiễn, có thể học bằng cách tham gia dã ngoại theo nhóm, xin làm tình nguyện viên ở các khách sạn, khu du lịch", ông Tài nói.
Sau đây là những băn khoăn của các bạn sinh viên về nhu cầu nhân lực ngành Du lịch - Lữ hành.
- Doanh nghiệp có cái nhìn như thế nào về sinh viên mới ra trường? Sinh viên cần có những kiến thức như thế nào?
Ông Nguyễn Minh: Chúng tôi phải thấy được tiềm năng từ ứng cử viên từ sự chuyên nghiệp, hành vi ứng xử, chuyên môn, kiến thức giỏi, ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm “cứng”.
Ở góc độ người quản lý, tôi thấy hệ thống nhân viên mới là quan trọng, chứ không phải khách hàng. Đội ngũ nhân lực là yếu tố then chốt để doanh nghiệp thành công. Tôi có thể giúp các bạn tự tin, mài giũa để ngày càng tiến bộ hơn.
- Ngành Nhà hàng – Khách sạn cần ngoại hình, chiều cao. Bản thân em chiều cao khiêm tốn thì cơ hội dành cho em như thế nào?
Ông Nguyễn Minh: Người làm ngành dịch vụ du lịch không đc mặc cảm. Tôi đã gặp những người thành công dù không có lợi thế về ngoại hình.
- Em hiện tại đang học ngoại ngữ tiếng Anh + tiếng Trung. Nhưng theo em được biết, tốt nghiệp Cao đẳng chỉ được nhận tour nội địa, vậy ngoại ngữ có thực sự cần thiết?
Ông Nguyễn Minh: Luật Du lịch:Điều 73 Luật Du lịch 2005 quy định “hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên (HDV) và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành”, tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Hướng dẫn viên nội địa không đc hướng dẫn khách quốc tế. Tuy nhiên, khi nhu cầu khách tăng, nhân viên có thể kiến nghị cơ quan dẫn tour đề nghị Sở VH-TT-DL cấp phép hoạt động hướng dẫn khách quốc tế.
Đồng thời, các bạn trong thời gian đi làm đồng thời có thể đăng ký học liên thông để bổ sung bằng. Riêng hướng dẫn viên tiếng Trung Quốc hiện đang rất thiếu.
- Đến với nghề khách sạn sau 30 tuổi có đủ điều kiện theo nghề không?
Ông Nguyễn Minh: Tôi hiện tại 52 tuổi nhưng vẫn làm trong ngành. Các nước Bắc Âu phục vụ hầu như là người lớn tuổi, ở Việt Nam do đặc thù dân số trẻ nên chúng ta thấy các nhân viên phục vụ tại khách sạn là những người trẻ thôi.
Cần nhìn nhận người lớn tuổi có thế mạnh của họ: lịch thiệp, kiên nhẫn, hiểu khách, trong khi tuổi trẻ thường dễ bất mãn, tự kiêu…
- Nếu có tâm huyết với nghề nhưng sau 1 thời gian, độ tuổi & những yếu tố khác khiến mình không thể tiếp tục với nghề. Vậy làm cách nào để tiến lên một bước vào Quản trị lữ hành?
Hướng dẫn viên là người phục vụ, là đại sứ của 1 dân tộc, 1 quốc gia… Nghề hướng dẫn viên không phân biệt độ tuổi, chỉ cần năng lực, ngoại ngữ là có thể theo nghề tới cùng.
Tuy nhiên, sau một thời gian hướng dẫn viên, bạn có thể tích lũy đủ kinh nghiệm, các mối quan hệ có thể làm điều hành, quản lý.
Buổi tọa đàm “Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng” do Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với các đơn vị công ty du lịch tổ chức.
Chính thức triển khai đào tạo từ năm 2015, khối ngành Du lịch - Lữ hành - Nhà hàng - Khách sạn của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic gồm 4 chuyên ngành: Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Lữ hành, Quản trị Nhà hàng và Quản trị Khách sạn.
Nội dung đào tạo tại FPT Polytechnic được tư vấn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực và xây dựng theo định hướng chuẩn BTEC, VTOS của ngành.
Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được “Thực học - Thực nghiệp” trong môi trường hiện đại, FPT Polytechnic còn đầu tư xây dựng và lắp đặt các phòng thực hành theo tiêu chuẩn 4 sao, định hướng VTOS được các chuyên gia trong ngành tư vấn.
Bình luận