Dưới đây là một số thông tin thú vị về đôi tai sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản thân và tình trạng sức khoẻ của mình.
Nhận dạng
Đôi tai có thể được sử dụng như một đặc điểm nhận dạng.
Khi sinh ra, đôi tai của chúng ta đã hình thành đầy đủ. Chúng không thay đổi khi lớn lên, mặc dù dái tai có thể hơi trễ xuống một chút. Điều này khiến tai trở thành một cách tuyệt vời để nhận dạng một người, tương tự như dấu vân tay.
Gen lặn hay gen trội
Theo một nghiên cứu, dái tai dính (dính thẳng vào một bên đầu) được xem là tính trạng lặn. Dái tai tự do (phần dái tai còn thừa ra ngoài chỗ bám dính)) là tính trạng trội.
Bệnh mạch vành.
Nếu có nếp gấp tai dái chéo, bạn rất có khả năng bị bệnh mạch vành.
Thiếu vitamin và canxi. Nếu tai của bạn có màu rất nhợt nhạt thì có thể cơ thể bạn đang bị ít vitamin và canxi.
Rối loạn não. Nếu đôi tai có màu đỏ đậm, đó có thể là dấu hiệu mất trí nhớ, đau đầu liên tục, hoặc các vấn đề về não.
Viêm sụn tai là một triệu chứng đặc hiệu của một bệnh được gọi là viêm đa sụn tái diễn.
Bấm huyệt tai
Bấm huyệt tai cũng hiệu quả như bấm huyệt bàn tay hoặc bàn chân để giảm stress và đau. Có hơn 200 huyệt trên tai của chúng ta kết nối với các cơ quan khác nhau và hệ thống cơ xương. Bằng cách ấn lên những điểm này, bạn có thể giải quyết các vấn đề sức khoẻ khác nhau, cả về thể chất và tinh thần.
Hầu hết các lược đồ tai mô tả cơ thể và các hệ thống cơ quan như một đứa trẻ chưa sinh ở tư thế thai nhi.
Bản đồ phản xạ mô tả vị trí các huyệt, và bạn có thể học cách mát-xa chúng để giải quyết những vấn đề đơn giản như đau đầu. với những vấn đề nghiêm trọng hơn, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc có kinh nghiệm.
Bạn cũng có thể giảm đau nhẹ bằng cách kẹp vào những điểm này:
1. Lưng và vai.
2. Các cơ quan.
3. Khớp.
4. Xoang và họng.
5. Tiêu hóa
6. Đầu và tim
Video: Tử vong khi đi bấm huyệt
Bình luận