Theo lãnh đạo công ty CP Cửu Long, để di chuyển 7.000 lít hoá chất siêu độc ở Hạ Long họ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền.
Công ty CP Cửu Long: Chúng tôi phải bỏ nhiều tiền lắm!
Ngày 7/10, dưới sự giám sát của đại diện các cơ quan chức năng của Bộ TNMT và tỉnh Quảng Ninh, Cty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam đã tiến hành vận chuyển lô dầu nhiễm PCB của Cty CP Đầu tư Cửu Long từ cảng Cái Lân, TP.Hạ Long về Nhà máy Xi măng Holcim Việt Nam tại Kiên Giang để xử lý.
Toàn bộ số dầu trên được chứa trong 34 phuy sẽ được chuyển về Kiên Giang bằng 2 xe tải. Các thiết bị gồm thân máy biến thế và các bộ phận nhiễm PCB có trong 2 container được giữ nguyên, vẫn đặt tại cảng Cái Lân.
Chia sẻ thông tin với PV, ngày 10/10, ông Nguyễn Hữu Cường - người phụ trách việc xử lý lô hàng này cho biết: "Cty TNHH Xi măng Holcim sẽ đưa số dầu này vào đốt cùng hệ thống lò đốt xi măng, đồng xử lý nhiên liệu nung xi măng trong lò quay".
Trước lo ngại về lượng khí thải độc khi ra môi trường, ông Cường cho biết thêm: "Nhà máy xi măng Holcim có hệ thống kiểm soát nguồn thải trong quá trình xả thải ra môi trường, được cấp phép thực hiện việc đó. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện việc đó có cả một hệ thống quan trắc để kiểm soát nồng độ phát thải ra môi trường, nếu có vấn đề lập tức họ sẽ có điều chỉnh trong quá trình xử lý, nên không hề đáng ngại".
Cụ thể, ông Cường chỉ rõ, tất cả số lượng dầu này, sẽ được đốt theo nhiệt độ nung xi măng rất cao, đủ khả năng phân hủy chất thải hoàn toàn không gây nguy cơ trong quá trình phát tán ra môi trường bằng đường thoát khí, vì ở đường này có các thiết bị quan trắc, kiểm tra được đường phát thải còn có nồng độ ô nhiễm không.
Hơn thế, theo ông Cường cho biết công ty này muốn thực hiện được thì phải có cơ sở pháp lý, chứ không phải tự nhiên công ty lại yêu cầu một công ty từ Kiên Giang đi đường xá xa xôi ra ngoài này mà không đủ cơ sở thì thực hiện thì quá buồn cười. Bản thân công ty ký hợp đồng cũng phải chi trả một số tiền khá lớn trong thời buổi khó khăn này.
Holcim cũng là công ty được cấp phép vận chuyển và xử lý nên không thể nói là chuyển chất độc từ chỗ này qua chỗ kia, nói như vậy thì không khác nào kiểu đánh lận con đen, đánh bùn sang ao. Trong khi, Holcim là đơn vị duy nhất hiện nay ở nước ta có thể xử lý được chất độc này.
Thậm chí, nhiều nước trên thế giới đều đang sử dụng hình thức này để xử lý triệt để chất độc PCB, vì nếu sử dụng hình thức chôn lấp thì chỉ là trước mắt, muốn xử lý triệt để thì chỉ có nung trong lò, còn chôn dưới đất thì chỉ là khuất mắt trông coi, lưu trữ tạm thời. Đối với PCB nồng độ càng lớn thì nó sẽ càng tốn kém, của chúng ta thì mới chỉ ở mức rất thấp.
Sẽ giám định và xử lý tiếp phần máy còn lại
Về phần thân chứa các hóa chất này, ông Cường cũng cho biết: "Kế hoạch tiếp theo là công ty sẽ mời các bên giám định độc lập đến, giám định 1 lần nữa cho khách quan về nồng độ ô nhiễm của các phần còn lại, sau đó, khi mà kết quả đó được các ban ngành đánh giá khách quan, thì sẽ dựa vào đó để Sở, ban ngành, giải phóng lô hàng đó cho công ty, còn nếu quá nồng độ theo quy định thì lại phải tiếp tục tiêu hủy".
Bởi ông Cường cho rằng, lượng dầu chứa hóa chất đã được di chuyển, nên vấn đề xử lý phần thô cũng sẽ đơn giản, nhẹ nhàng.
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ngày 9/10, ông Hoàng Việt Dũng - Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Hiện nay, số lượng dầu này đã được di chuyển gần vào đến Kiên Giang và thực tế chỉ có 5940 lít dầu chứ không phải 7000 lít dầu. Bởi trong quá trình vận chuyển từ Hàn Quốc về cũng đã bay hơi nhiều".
Nói về việc công ty Holcim đứng ra xử lý số dầu này, ông Dũng cho rằng đây là hợp đồng dân sự giữa công ty Holcim và công ty Cửu Long, hơn thế công ty này đã được Bộ TNMT cấp phép, nên việc vận chuyển và xử lý thế nào là do Bộ TNMT quản lý.
Bên cạnh đó, khi xử lý xong báo cáo kết quả, Sở TNMT tỉnh cũng sẽ tiếp tục giám định chất lượng dàn thân máy biến thế, nếu không còn hóa chất PCB thì xử lý kiểu không còn, nếu còn thì lên kế hoạch xử lý tiếp.
Một chi tiết khá quan trọng được ông Dũng tiết lộ, đó chính là hiện nay trên 63 tỉnh, thành phố thì mỗi tỉnh có khoảng vài chục, hàng trăm máy biến thế sử dụng PCB, đó là tàn dư của thời kỳ bao cấp.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cửu Long, xác nhận chi phí xử lý số hóa chất này được Công ty Xi măng Holcim ở Kiên Giang đưa ra là 1 tỉ đồng. Ngoài chi phí này, công đoạn vận chuyển lô dầu từ cảng Cái Lân về Kiên Giang ước tính cũng tốn thêm khoảng 1 tỉ đồng nữa.
Ngày 14/8, chia sẻ với PVt, KSC. Nguyễn Văn Hoan, Phó trưởng phòng Công nghệ Hoá Học - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cũng khẳng định là hoàn toàn có cách để xử lý triệt để, đó chính là tái chế, nhưng số tiền tái chế cực kỳ lớn, vì hóa chất này rất độc nên phải có cơ quan chức năng và nhà máy chuyên xử lý.
Ông Hoan nhấn mạnh: "Tôi thấy nó nguy hại lắm, nên phải nhắc lại, nhất định không được phép thải hay rò rỉ ra môi trường. Còn muốn xử lý thì phải đóng vào bịch kín và mang đến nơi tái chế thì mới sử dụng được".
Như đã đưa tin, tháng 11/2007, Cty CP Đầu tư Cửu Long Vinashin (nay là Cty CP Đầu tư Cửu Long), có trụ sở tại TP Hải Phòng, nhập về một lô hàng thiết bị điện gồm các máy biến thế đã qua sử dụng tại Hàn Quốc.
Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện 1 trong 3 máy biến thế của lô hàng có chứa PCB trong dầu biến thế và yêu cầu tái xuất về nước xuất khẩu, nhưng đối tác không nhận lại. Số dầu độc trên nằm bên bờ vịnh Hạ Long từ đó tới nay.
Trước khi chuyển về Kiên Giang để xử lý, đã có một số phương án như: Đưa về Nhà máy Xi măng Thành Công (ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) hoặc chuyển về Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Cty TNHH MTV Môi trường - TKV (xã Dương Huy, TP Cẩm Phả ) để bảo quản, xử lý.
Theo ĐVO
Ngày 7/10, dưới sự giám sát của đại diện các cơ quan chức năng của Bộ TNMT và tỉnh Quảng Ninh, Cty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam đã tiến hành vận chuyển lô dầu nhiễm PCB của Cty CP Đầu tư Cửu Long từ cảng Cái Lân, TP.Hạ Long về Nhà máy Xi măng Holcim Việt Nam tại Kiên Giang để xử lý.
Toàn bộ số dầu trên được chứa trong 34 phuy sẽ được chuyển về Kiên Giang bằng 2 xe tải. Các thiết bị gồm thân máy biến thế và các bộ phận nhiễm PCB có trong 2 container được giữ nguyên, vẫn đặt tại cảng Cái Lân.
Chia sẻ thông tin với PV, ngày 10/10, ông Nguyễn Hữu Cường - người phụ trách việc xử lý lô hàng này cho biết: "Cty TNHH Xi măng Holcim sẽ đưa số dầu này vào đốt cùng hệ thống lò đốt xi măng, đồng xử lý nhiên liệu nung xi măng trong lò quay".
Niêm phong thân mấy biến thế chờ xử lý tiếp |
Cụ thể, ông Cường chỉ rõ, tất cả số lượng dầu này, sẽ được đốt theo nhiệt độ nung xi măng rất cao, đủ khả năng phân hủy chất thải hoàn toàn không gây nguy cơ trong quá trình phát tán ra môi trường bằng đường thoát khí, vì ở đường này có các thiết bị quan trắc, kiểm tra được đường phát thải còn có nồng độ ô nhiễm không.
Hơn thế, theo ông Cường cho biết công ty này muốn thực hiện được thì phải có cơ sở pháp lý, chứ không phải tự nhiên công ty lại yêu cầu một công ty từ Kiên Giang đi đường xá xa xôi ra ngoài này mà không đủ cơ sở thì thực hiện thì quá buồn cười. Bản thân công ty ký hợp đồng cũng phải chi trả một số tiền khá lớn trong thời buổi khó khăn này.
Holcim cũng là công ty được cấp phép vận chuyển và xử lý nên không thể nói là chuyển chất độc từ chỗ này qua chỗ kia, nói như vậy thì không khác nào kiểu đánh lận con đen, đánh bùn sang ao. Trong khi, Holcim là đơn vị duy nhất hiện nay ở nước ta có thể xử lý được chất độc này.
Thậm chí, nhiều nước trên thế giới đều đang sử dụng hình thức này để xử lý triệt để chất độc PCB, vì nếu sử dụng hình thức chôn lấp thì chỉ là trước mắt, muốn xử lý triệt để thì chỉ có nung trong lò, còn chôn dưới đất thì chỉ là khuất mắt trông coi, lưu trữ tạm thời. Đối với PCB nồng độ càng lớn thì nó sẽ càng tốn kém, của chúng ta thì mới chỉ ở mức rất thấp.
Sẽ giám định và xử lý tiếp phần máy còn lại
Về phần thân chứa các hóa chất này, ông Cường cũng cho biết: "Kế hoạch tiếp theo là công ty sẽ mời các bên giám định độc lập đến, giám định 1 lần nữa cho khách quan về nồng độ ô nhiễm của các phần còn lại, sau đó, khi mà kết quả đó được các ban ngành đánh giá khách quan, thì sẽ dựa vào đó để Sở, ban ngành, giải phóng lô hàng đó cho công ty, còn nếu quá nồng độ theo quy định thì lại phải tiếp tục tiêu hủy".
Bởi ông Cường cho rằng, lượng dầu chứa hóa chất đã được di chuyển, nên vấn đề xử lý phần thô cũng sẽ đơn giản, nhẹ nhàng.
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt, ngày 9/10, ông Hoàng Việt Dũng - Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Hiện nay, số lượng dầu này đã được di chuyển gần vào đến Kiên Giang và thực tế chỉ có 5940 lít dầu chứ không phải 7000 lít dầu. Bởi trong quá trình vận chuyển từ Hàn Quốc về cũng đã bay hơi nhiều".
5940 lít dầu được vận chuyển vể Kiên Giang xử lý |
Bên cạnh đó, khi xử lý xong báo cáo kết quả, Sở TNMT tỉnh cũng sẽ tiếp tục giám định chất lượng dàn thân máy biến thế, nếu không còn hóa chất PCB thì xử lý kiểu không còn, nếu còn thì lên kế hoạch xử lý tiếp.
Một chi tiết khá quan trọng được ông Dũng tiết lộ, đó chính là hiện nay trên 63 tỉnh, thành phố thì mỗi tỉnh có khoảng vài chục, hàng trăm máy biến thế sử dụng PCB, đó là tàn dư của thời kỳ bao cấp.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cửu Long, xác nhận chi phí xử lý số hóa chất này được Công ty Xi măng Holcim ở Kiên Giang đưa ra là 1 tỉ đồng. Ngoài chi phí này, công đoạn vận chuyển lô dầu từ cảng Cái Lân về Kiên Giang ước tính cũng tốn thêm khoảng 1 tỉ đồng nữa.
Ngày 14/8, chia sẻ với PVt, KSC. Nguyễn Văn Hoan, Phó trưởng phòng Công nghệ Hoá Học - Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cũng khẳng định là hoàn toàn có cách để xử lý triệt để, đó chính là tái chế, nhưng số tiền tái chế cực kỳ lớn, vì hóa chất này rất độc nên phải có cơ quan chức năng và nhà máy chuyên xử lý.
Ông Hoan nhấn mạnh: "Tôi thấy nó nguy hại lắm, nên phải nhắc lại, nhất định không được phép thải hay rò rỉ ra môi trường. Còn muốn xử lý thì phải đóng vào bịch kín và mang đến nơi tái chế thì mới sử dụng được".
Như đã đưa tin, tháng 11/2007, Cty CP Đầu tư Cửu Long Vinashin (nay là Cty CP Đầu tư Cửu Long), có trụ sở tại TP Hải Phòng, nhập về một lô hàng thiết bị điện gồm các máy biến thế đã qua sử dụng tại Hàn Quốc.
Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện 1 trong 3 máy biến thế của lô hàng có chứa PCB trong dầu biến thế và yêu cầu tái xuất về nước xuất khẩu, nhưng đối tác không nhận lại. Số dầu độc trên nằm bên bờ vịnh Hạ Long từ đó tới nay.
Trước khi chuyển về Kiên Giang để xử lý, đã có một số phương án như: Đưa về Nhà máy Xi măng Thành Công (ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) hoặc chuyển về Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Cty TNHH MTV Môi trường - TKV (xã Dương Huy, TP Cẩm Phả ) để bảo quản, xử lý.
Theo ĐVO
Bình luận