Hàng tháng lĩnh lương gần 80 triệu đồng, nhưng nhiều phi công vẫn muốn rời Vietnam Airlines để gia nhập hãng hàng không khác.
Tại sao có chuyện như vậy, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bùi Lâm - Phó Trưởng ban Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực – Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA).
- Thưa ông, mức lương trung bình gần 80 triệu đồng/tháng của phi công VNA là cao hay thấp so với các hãng hàng không khác trong nước và khu vực?
- Mức lương của phi công như đã công bố trong bản cáo bạch cần được hiểu là tiền thu nhập bình quân/tháng của phi công. Vì ngoài tiền lương hàng tháng, phi công còn có các khoản thu nhập khác như: tiền lưu trú khi phải ở nước ngoài hoặc ngoài 2 thành phố chính Hà Nội và TP.HCM, tiền ăn định lượng…
Hiện tại không có số liệu chính xác về mức lương phi công của các hãng hàng không khác, vì không có hãng nào công bố các con số này. Đối với VNA, giá thuê phi công nước ngoài của VNA trong khoảng từ 8.000 – 13.000 USD/người/tháng tùy theo chức danh, vị trí và loại máy bay phi công đảm nhận.
- Theo chính sách của VNA, phi công do hãng bỏ tiền đào tạo phải cam kết như thế nào với hãng, so sánh với các hãng khác?
- Theo chính sách của VNA, trước khi đi đào tạo cơ bản tại nước ngoài bằng nguồn kinh phí của hãng, phi công cần phải ký hợp đồng đào tạo. Trong đó có điều khoản cam kết sau khi kết thúc khóa học và đạt kết quả, phi công sẽ ký hợp đồng lao động làm việc cho hãng trong 15 năm (chưa kể các hợp đồng đào tạo tiếp theo trong quá trình làm việc). Đây là khoản đầu tư rất lớn mà bất kỳ hãng hàng không nào cũng cần đầu tư để có nguồn nhân lực tốt.
- Ông có thể cho biết học phí cho một khoá đào tạo phi công cơ bản vào khoảng bao nhiêu tiền?
- Hiện chi phí đào tạo cho một phi công cơ bản (mới bắt đầu) là khoảng 2,5 tỷ đồng, chưa kể sau đó, phi công sẽ tiếp tục được đào tạo nâng cấp, chuyển loại…
- Biểu đồ diễn biến lương tháng phi công VNA qua các năm. Được biết trong thời gian qua nhiều phi công đã rời đoàn bay của VNA để gia nhập các hãng khác, tình hình cụ thể thế nào, thưa ông?
- Đây là vấn đề liên quan đến thu nhập của người lao động, khó có thể giải quyết được trong ngày một ngày hai, và cần có những giải pháp tích cực đồng nhất từ nhiều tổ chức chính quyền, đoàn thể.
VNA là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy cần phải tuân thủ những quy định chung của nhà nước để xác định quỹ tiền lương cho nhân viên toàn tổng công ty, căn cứ theo năng suất lao động, lợi nhuận…
Bên cạnh đó, những khó khăn về điều kiện sản xuất kinh doanh, cạnh tranh, cân bằng tiền lương giữa các bộ phận… cũng ảnh hưởng đến việc cân đối tiền lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, VNA tin tưởng rằng, với sự quyết tâm và đồng thuận trong toàn thể công ty, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Gần đây, một số phi công sau khi viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động đã làm đơn xin ở lại tổng công ty.
- Trước tình hình như vậy, liệu hãng hàng không quốc gia có bị tụt lại trong cuộc cạnh tranh thu hút nguồn lực phi công?
- Như đã trao đổi, VNA là một doanh nghiệp nhà nước nên cần phải tuân thủ những quy định của nhà nước trong việc xác định quỹ tiền lương chung của cả Tổng công ty.
Từ năm 2012 đến nay, VNA không tăng thêm lao động (trừ những lực lượng lao động cần thiết như phi công, tiếp viên), nhưng sản lượng hàng năm luôn tăng đáng kể dẫn đến năng suất lao động tăng.
Về nguyên lý, tiền lương và lợi nhuận sẽ tăng theo. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả các đường bay quốc tế và nội địa, thêm vào đó, nhiều chi phí vận hành đều tăng nên tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng ở mức nhất định. Đội ngũ phi công luôn là lực lượng được quan tâm nhất nên công ty đã cố gắng giữ để ít bị ảnh hưởng nhất.
Tuy khó khăn nhưng không phải VNA không có lợi thế cạnh tranh với các hãng khác. VNA có những nền tảng cơ bản để phát triển bền vững của một hãng hàng không như hệ thống sản phẩm, mạng bay rộng khắp, quan hệ khách hàng đủ lớn, chính sách thương mại hợp lý...
Nhờ những thế mạnh này, Vietnam Airlines đã có thể giữ vững ổn định và tăng trưởng bất chấp mọi khó khăn trong nhiều năm qua.
VNA còn có đội máy bay đa dạng về chủng loại và phạm vi hoạt động, sắp tới sẽ tiếp nhận thêm những loại máy bay hiện đại nhất thế giới. Cùng với các mục tiêu, giải pháp cụ thể và đồng bộ trên toàn hệ thống, chúng tôi tin tưởng sẽ sớm giải quyết được bài toán này.
Xin cảm ơn ông!
Theo Pháp luật Việt Nam
Tại sao có chuyện như vậy, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bùi Lâm - Phó Trưởng ban Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực – Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA).
- Thưa ông, mức lương trung bình gần 80 triệu đồng/tháng của phi công VNA là cao hay thấp so với các hãng hàng không khác trong nước và khu vực?
- Mức lương của phi công như đã công bố trong bản cáo bạch cần được hiểu là tiền thu nhập bình quân/tháng của phi công. Vì ngoài tiền lương hàng tháng, phi công còn có các khoản thu nhập khác như: tiền lưu trú khi phải ở nước ngoài hoặc ngoài 2 thành phố chính Hà Nội và TP.HCM, tiền ăn định lượng…
Ảnh minh họa |
- Theo chính sách của VNA, phi công do hãng bỏ tiền đào tạo phải cam kết như thế nào với hãng, so sánh với các hãng khác?
- Theo chính sách của VNA, trước khi đi đào tạo cơ bản tại nước ngoài bằng nguồn kinh phí của hãng, phi công cần phải ký hợp đồng đào tạo. Trong đó có điều khoản cam kết sau khi kết thúc khóa học và đạt kết quả, phi công sẽ ký hợp đồng lao động làm việc cho hãng trong 15 năm (chưa kể các hợp đồng đào tạo tiếp theo trong quá trình làm việc). Đây là khoản đầu tư rất lớn mà bất kỳ hãng hàng không nào cũng cần đầu tư để có nguồn nhân lực tốt.
- Ông có thể cho biết học phí cho một khoá đào tạo phi công cơ bản vào khoảng bao nhiêu tiền?
- Hiện chi phí đào tạo cho một phi công cơ bản (mới bắt đầu) là khoảng 2,5 tỷ đồng, chưa kể sau đó, phi công sẽ tiếp tục được đào tạo nâng cấp, chuyển loại…
- Biểu đồ diễn biến lương tháng phi công VNA qua các năm. Được biết trong thời gian qua nhiều phi công đã rời đoàn bay của VNA để gia nhập các hãng khác, tình hình cụ thể thế nào, thưa ông?
- Đây là vấn đề liên quan đến thu nhập của người lao động, khó có thể giải quyết được trong ngày một ngày hai, và cần có những giải pháp tích cực đồng nhất từ nhiều tổ chức chính quyền, đoàn thể.
Bên cạnh đó, những khó khăn về điều kiện sản xuất kinh doanh, cạnh tranh, cân bằng tiền lương giữa các bộ phận… cũng ảnh hưởng đến việc cân đối tiền lương cho nhân viên.
Tuy nhiên, VNA tin tưởng rằng, với sự quyết tâm và đồng thuận trong toàn thể công ty, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Gần đây, một số phi công sau khi viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động đã làm đơn xin ở lại tổng công ty.
- Trước tình hình như vậy, liệu hãng hàng không quốc gia có bị tụt lại trong cuộc cạnh tranh thu hút nguồn lực phi công?
- Như đã trao đổi, VNA là một doanh nghiệp nhà nước nên cần phải tuân thủ những quy định của nhà nước trong việc xác định quỹ tiền lương chung của cả Tổng công ty.
Từ năm 2012 đến nay, VNA không tăng thêm lao động (trừ những lực lượng lao động cần thiết như phi công, tiếp viên), nhưng sản lượng hàng năm luôn tăng đáng kể dẫn đến năng suất lao động tăng.
Về nguyên lý, tiền lương và lợi nhuận sẽ tăng theo. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả các đường bay quốc tế và nội địa, thêm vào đó, nhiều chi phí vận hành đều tăng nên tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng ở mức nhất định. Đội ngũ phi công luôn là lực lượng được quan tâm nhất nên công ty đã cố gắng giữ để ít bị ảnh hưởng nhất.
Tuy khó khăn nhưng không phải VNA không có lợi thế cạnh tranh với các hãng khác. VNA có những nền tảng cơ bản để phát triển bền vững của một hãng hàng không như hệ thống sản phẩm, mạng bay rộng khắp, quan hệ khách hàng đủ lớn, chính sách thương mại hợp lý...
Nhờ những thế mạnh này, Vietnam Airlines đã có thể giữ vững ổn định và tăng trưởng bất chấp mọi khó khăn trong nhiều năm qua.
VNA còn có đội máy bay đa dạng về chủng loại và phạm vi hoạt động, sắp tới sẽ tiếp nhận thêm những loại máy bay hiện đại nhất thế giới. Cùng với các mục tiêu, giải pháp cụ thể và đồng bộ trên toàn hệ thống, chúng tôi tin tưởng sẽ sớm giải quyết được bài toán này.
Xin cảm ơn ông!
Bình luận