• Zalo

Chây ỳ giảm giá cước vận tải, doanh nghiệp vin cớ 'thương nhân viên'

Kinh tếThứ Sáu, 16/01/2015 07:04:00 +07:00Google News

Ngày 15/1, hạn chót để các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước giảm theo giá xăng dầu tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện.

(VTC News) - Ngày 15/1, hạn chót để các doanh nghiệp vận tải điều chỉnh giá cước giảm theo giá xăng dầu tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện và nếu có thực hiện thì cũng là "miễn cưỡng".

Tại Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc chậm trễ giảm giá cước là do khi giá xăng dầu tăng, các đơn vị này đã không tăng giá vé. 

Ông Vũ Đức Hoàng, PGĐ Công ty TNHH Vận tải Hoàng Long cho biết, giá xe khách Hoàng Long tuyến Hải Phòng – Hà Nội đã giảm từ 80.000 đồng xuống 75.000 đồng. Nếu giảm nữa sẽ ảnh hưởng đến thu nhập người lao  do phải giảm lương.

Chiều 15/1, trao đổi với PV VTC News, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hải Phòng cho biết, đến 16 giờ chiều nay Hải Phòng đã có 36 doanh nghiệp (DN) vận tải hành khách đăng ký giảm giá cước bình quân từ 6-7%.

Trong khi đó, tại Quảng Ninh, theo một cán bộ Phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Quảng Ninh cho biết mới có 6/40 DN vận tải trên địa bàn Quảng Ninh đăng ký giảm giá cước. Hiện Sở đang tiến hành kiểm tra, vận động các DN giảm giá cước vận tải. 
vận tải
Hải Phòng đã có 36 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách giả giá cước, với mức bình quân từ 6-7% - Ảnh MK 
Trước đó, Sở GTVT Hải Phòng đã có nhiều văn bản vận động, nhắc nhở các DN chủ động giảm giá cước. Đối với những DN chưa giảm giá cước, Sở đã có quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra 4 bến xe, 11 đơn vị vận tải taxi và tuyến cố định từ ngày 20/1, trong đó tập trung chủ yếu thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải, chất lượng dịch vụ. Sau Tết nguyên đán, Đoàn liên ngành sẽ tiếp tục kiểm tra các DN vận tải lớn, các DN vận tải đã giảm cước đợt 1.

Tuy nhiên, theo ông Hòa, hiện chưa có các chế tài để xử lý vi phạm cụ thể đối với các hành vi vi phạm quy định về kê khai, niêm yết và thực hiện giá cước vận tải, giá dịch vụ hỗ trợ vận tải, nên việc có giảm giá cước hay không chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của doanh nghiệp nhằm ‘giữ khách’ và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là chính. 

Đối với các DN kinh doanh vận tải taxi, việc giảm giá cước kéo thêm rất nhiều các chi phí và thời gian. Tuy nhiên, nhiều DN cũng đã chủ động giảm giá cước ngay sau khi giá xăng dầu giảm như taxi Én Vàng, Vũ Gia, Trung Kiên…

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Hãng taxi Én Vàng taxi cho biết, từ ngày 1/1  taxi Én Vàng đã giảm thêm 7% giá cước. Đây là lần thứ 2 Én Vàng giảm giá cước sau nhiều lần giá xăng dầu giảm. 

“Mỗi lần giảm giá cước, DN phải cài đặt lại đồng hồ tính cước, thông báo đến khách hàng, niêm yết giá công khai,…mất rất nhiều chi phí và thời gian nhưng DN vẫn tiên phong thực hiện”, ông Định cho biết.u nhập người lao  do phải giảm lương.

Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa tự thỏa thuận với khách hàng để điều chỉnh giá cước - Ảnh MK 
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó phòng Quản lý vận tải - Sở GTVT Hải Phòng cho biết, riêng đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, Sở đã thông qua Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Hải Phòng để vận động các DN chủ động giảm giá cước.

Do không thuộc phạm vi quản lý nên ngay cả cơ quan quản lý Nhà nước cũng không nắm được giá cước vận tải hàng hóa tăng hay giảm. Khi giá xăng dầu giảm, căn cứ mức độ chi phí vận chuyển, các chủ hàng và doanh nghiệp vận tải sẽ tự thỏa thuận với nhau để điều chỉnh giá cước. 

Ở Hải Phòng, có gần 1.000 doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng container nên có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp này. Do đó, khi giá xăng dầu giảm nếu doanh nghiệp nào vẫn giữ giá cước cao sẽ mất khách hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giảm cước sớm để cạnh tranh. 

“Tuy nhiên, cũng có một số ít doanh nghiệp vận tải thiếu năng lực (số lượng phương tiện, quản lý,…), khi có đơn hàng vận chuyển lớn phải thuê thêm phương tiện các đơn vị khác nên giá cước có thể cao hơn chút nhưng không cao một cách bất hợp lý” – ông Tiến chia sẻ.

Ông Tiến cũng cho rằng cơ quan quản lý không chỉ quản lý giá cước với riêng loại hình vận tải hành khách mà còn quản lý cả các doanh nghiệp vận tải hành hóa để quản lý tốt và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải hàng hóa.

Theo đánh giá của liên sở GTVT, Tài chính, thì các cơ quan này đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác bến xe trên địa bàn Hải Phòng giám sát và theo dõi sát sao việc thực hiện giá cước vận tải của các đơn vị đã đăng ký kê khai và niêm yết trên phương tiện cũng như tại các bến, kiên quyết không chấp nhận các trường hợp tự ý tăng giá trái quy định, bất hợp lý.

Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra giao thông, Quản lý vận tải tăng cường công tác thanh kiểm tra, rà soát phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư 129/2010 của liên bộ Tài chính - GTVT nên công tác bình ổn giá cước vận tải bằng xe ô tô tại Hải Phòng cơ bản giữ ổn định, không có xáo trộn lớn và đột biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Minh Khang

Bình luận
vtcnews.vn