Trong thời gian khắc phục hậu quả tại Bình Dương, công ty có kế hoạch đưa một số lao động đến nhà máy Sakata Inx tại Bắc Ninh để tiếp tục sản xuất.
Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng gửi UBND tỉnh Bình Dương, vụ cháy kinh hoàng tại Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam (sản xuất mực in, vốn đầu tư Nhật Bản đóng Thị xã Thuận An, Bình Dương) đã khiến 7.000 m2 nhà xưởng cùng máy móc thiết bị và tất cả nguyên vật liệu, thành phẩm đã thành tro.
Sáng 19/9, công ty đã điểm danh toàn bộ cán bộ nhân viên và công nhân công ty, tất cả đều an toàn. Về tài sản, công ty đang thống kê lại chứng từ, sổ sách và phối hợp với công ty bảo hiểm để xác định giá trị thiệt hại về tài sản trong vụ cháy. Hiện chưa xác định được tổng giá trị thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên, toàn bộ diện tích nhà xưởng khoảng 7.000 m2, máy móc thiết bị và tất cả nguyên vật liệu, thành phẩm hiện có trong nhà xưởng bị cháy hoàn toàn.
Trong thời gian khắc phục hậu quả tại Bình Dương, công ty có kế hoạch chuyển một số đơn hàng và đưa một số lao động đến nhà máy Sakata Inx tại Bắc Ninh để tiếp tục sản xuất, phần còn lại sẽ nghiên cứu phương án tốt nhất để duy trì sản xuất tại Bình Dương.
Trước đó, vụ cháy đã kéo dài suốt 10 giờ đồng hồ từ khoảng 16h ngày 18/9 đến 2h sáng hôm sau. Do nguyên vật liệu và thành phẩm trong nhà máy đều là hóa chất dễ cháy, dễ nổ nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
43 xe chữa cháy chuyên dụng các loại cùng 333 cán bộ chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM phối hợp để lửa không bén sang các công ty lân cận.
Hiện nguyên nhân chính thức dẫn đến vụ cháy vẫn chưa được công bố.
Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, ông Trần Văn Nam, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch trường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có mặt kịp thời tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, động viên và chia sẽ khó khăn với Công ty.
Ban quản lý nơi xảy ra vụ cháy sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực công ty trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đơn giản nhất để cấp lại, trích lục, cấp mới các giấy tờ, hồ sơ bị thất lạc, bị cháy hoặc các thủ tục để công ty xây dựng lại và phục hồi sản xuất trong thời gian sớm nhất có thể.
Được biết, nhà máy tại Thuận An, Bình Dương của Công ty Sakata Inx Việt Nam bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 11/2006 với tổng số vốn đăng ký hiện tại là 14,5 triệu đô-la Mỹ. Sản phẩm chính là các loại mực in phục vụ thị trường trong nước. Ngoài nhà máy ở Bình Dương, công ty còn đầu tư một nhà máy khác tại Bắc Ninh.
Theo Khám phá
Sáng 19/9, công ty đã điểm danh toàn bộ cán bộ nhân viên và công nhân công ty, tất cả đều an toàn. Về tài sản, công ty đang thống kê lại chứng từ, sổ sách và phối hợp với công ty bảo hiểm để xác định giá trị thiệt hại về tài sản trong vụ cháy. Hiện chưa xác định được tổng giá trị thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên, toàn bộ diện tích nhà xưởng khoảng 7.000 m2, máy móc thiết bị và tất cả nguyên vật liệu, thành phẩm hiện có trong nhà xưởng bị cháy hoàn toàn.
7.000 m2 nhà xưởng cùng máy móc thiết bị và tất cả nguyên vật liệu, thành phẩm đã thành tro |
Trong thời gian khắc phục hậu quả tại Bình Dương, công ty có kế hoạch chuyển một số đơn hàng và đưa một số lao động đến nhà máy Sakata Inx tại Bắc Ninh để tiếp tục sản xuất, phần còn lại sẽ nghiên cứu phương án tốt nhất để duy trì sản xuất tại Bình Dương.
Trước đó, vụ cháy đã kéo dài suốt 10 giờ đồng hồ từ khoảng 16h ngày 18/9 đến 2h sáng hôm sau. Do nguyên vật liệu và thành phẩm trong nhà máy đều là hóa chất dễ cháy, dễ nổ nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
43 xe chữa cháy chuyên dụng các loại cùng 333 cán bộ chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM phối hợp để lửa không bén sang các công ty lân cận.
Hiện nguyên nhân chính thức dẫn đến vụ cháy vẫn chưa được công bố.
Vụ cháy kéo dài suốt 10 giờ đồng hồ từ khoảng 16h ngày 18/9 đến 2h sáng hôm sau |
Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, ông Trần Văn Nam, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch trường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có mặt kịp thời tại hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy, động viên và chia sẽ khó khăn với Công ty.
Ban quản lý nơi xảy ra vụ cháy sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực công ty trong việc thực hiện các thủ tục hành chính đơn giản nhất để cấp lại, trích lục, cấp mới các giấy tờ, hồ sơ bị thất lạc, bị cháy hoặc các thủ tục để công ty xây dựng lại và phục hồi sản xuất trong thời gian sớm nhất có thể.
Được biết, nhà máy tại Thuận An, Bình Dương của Công ty Sakata Inx Việt Nam bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 11/2006 với tổng số vốn đăng ký hiện tại là 14,5 triệu đô-la Mỹ. Sản phẩm chính là các loại mực in phục vụ thị trường trong nước. Ngoài nhà máy ở Bình Dương, công ty còn đầu tư một nhà máy khác tại Bắc Ninh.
Theo Khám phá
Bình luận