Tàu cá vỏ thép đầu tiên ở Đà Nẵng mang tên Sang Fish 01 đã hạ thủy thành công, chuẩn bị tiến ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa đánh bắt hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền.
Rộn ràng với con tàu hiện đại
Mấy ngày gần đây, ngư dân Đà Nẵng rộn ràng, mừng vui về con tàu cá vỏ thép mang tên Sang Fish 01 được ngư dân trẻ Lê Văn Sang (29 tuổi, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu) cùng với anh vợ là Phan Bé (SN 1973, quê Quảng Ngãi) chạy thử từ Cam Ranh, Khánh Hòa về neo đậu ở sông Hàn. Đây là con tàu đầu tiên ở Đà Nẵng trong chương trình thí điểm đóng tàu cá vỏ sắt cho ngư dân của Chính phủ được hạ thủy.
Tay mân mê những thiết bị hiện đại được lắp trên tàu, thuyền trưởng Phan Bé cho biết, con tàu vỏ thép này do vợ chồng anh cùng với em rể Lê Văn Sang góp vốn 4 tỷ đồng và vay (không lãi suất trong 7 năm) hơn 7 tỷ đồng từ chương trình hỗ trợ vốn giúp ngư dân đóng tàu vỏ thép hiện đại của Chính phủ. Tàu được đóng vào trung tuần tháng 6/2014 tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Tàu vỏ thép Sang Fish 01 có chiều dài hơn 25m, rộng gần 8m, chiều cao mạn 3,6m, lượng choán nước gần 200 tấn. Tàu được trang bị một máy đẩy chính có công suất 750CV và hai máy phát điện đảm bảo cho quá trình vận hành của cả con tàu trong chuyến hành trình đi biển dài ngày.
Trên tàu được lắp nhiều trang thiết bị hiện đại như máy siêu quét dò ngang (trị giá 1,6 tỷ đồng), bộ lưới vây khoảng 1,9 tỷ đồng, máy iCom, thiết bị định vị, la bàn… Các phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng ngủ… được bố trí ngăn nắp và sạch sẽ, thoáng mát. Tàu có 6 hầm đông lạnh để chứa hải sản (khoảng 200 tấn) để luôn giữ hải sản tươi ngon.
“Sau khi hạ thủy thành công ở Cam Ranh, chúng tôi chạy thử tàu về Đà Nẵng. Trên đường đi, tàu đạt tốc độ tối đa khoảng 11 hải lý/giờ, suất tiêu hao nhiên liệu khoảng 25 lít dầu/giờ. So với tàu vỏ gỗ cùng công suất thì tàu vỏ thép này tiết kiệm được gần 30% nhiên liệu”, thuyền trưởng Phan Bé cho biết.
Kết nối sức mạnh trên biển
Theo anh Phan Bé, trước đây gia đình có mấy chiếc tàu gỗ công suất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả do gặp nhiều thiên tai và không bám biển dài ngày được. Vì thế, cuộc sống của gia đình và nhiều thuyền viên khác cũng chỉ đắp đủ qua ngày, không thể làm giàu từ biển. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, anh quyết định bán 2 tàu gỗ cùng với em rể góp thêm tiền đầu tư đóng tàu vỏ thép.
“Mặc dù lần đầu tiên làm chủ và điều khiển tàu vỏ thép, còn gặp nhiều bỡ ngỡ nhưng bây giờ chúng tôi dần quen việc và có thể vươn khơi đánh bắt hải sản được rồi. Tàu vỏ thép được nhiều cái lợi như tiết kiệm nhiên liệu, chạy tốc độ cao, chịu được sức gió cấp 8-9…
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, khi ra ngoài đó đánh bắt hải sản nếu lỡ có bị tàu Trung Quốc đâm vào cũng không bị thủng và chìm như tàu cá ĐNa 90152TS vừa qua...”, thuyền trưởng Phan Bé tâm sự.
Hiện thuyền trưởng Phan Bé cùng các thuyền viên đang lắp các thiết bị cần thiết cuối cùng cho tàu và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…để cuối tháng 7 này tiến ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Anh Bé cho biết, khi ra ngoài ngư trường Hoàng Sa, tàu Sang Fish 01 sẽ kết nối với mội số tàu vỏ thép khác để tạo thành một tổ đội tàu vỏ thép đánh bắt hải sản trên biển, vừa an toàn, vừa không sợ tàu của Trung Quốc gây sự, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
“Tôi thấy chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn không lấy lãi để đóng tàu vỏ thép vươn khơi của Chính phủ rất hợp lý. Chúng ta phải thay đổi tập quán đánh bắt, bởi vùng biển nước ta là vùng biển có nhiều mực, cá ngừ đại dương, nếu đầu tư và biết vận dụng khoa học sẽ khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng hải sản của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân vẫn đang mong muốn thủ tục vay nguồn vốn này cần nhanh gọn để họ nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn, đóng nhiều tàu vỏ thép để vươn khơi, bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam”, anh Bé chia sẻ.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho ngư dân vay lãi suất ưu đãi để ngư dân yên tâm bám biển, đóng tàu mới. Sắp tới bàn hướng đóng tàu cá vỏ sắt cũng là một trong những bước đột phá để hỗ trợ ngư dân”.
» Nóng sáng 29/6: Gần 40 tàu Trung Quốc uy hiếp ngư dân Việt
» Hạ thủy tàu vỏ thép thứ hai cho ngư dân Quảng Ngãi
» Ưu tiên đóng tàu vỏ sắt: Ngư dân vừa mừng, vừa lo
Theo Gia đình& Xã hội
Rộn ràng với con tàu hiện đại
Mấy ngày gần đây, ngư dân Đà Nẵng rộn ràng, mừng vui về con tàu cá vỏ thép mang tên Sang Fish 01 được ngư dân trẻ Lê Văn Sang (29 tuổi, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu) cùng với anh vợ là Phan Bé (SN 1973, quê Quảng Ngãi) chạy thử từ Cam Ranh, Khánh Hòa về neo đậu ở sông Hàn. Đây là con tàu đầu tiên ở Đà Nẵng trong chương trình thí điểm đóng tàu cá vỏ sắt cho ngư dân của Chính phủ được hạ thủy.
Tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân Đà Nẵng mang tên Sang Fish 01. Ảnh: Đ.Hoàng |
Tay mân mê những thiết bị hiện đại được lắp trên tàu, thuyền trưởng Phan Bé cho biết, con tàu vỏ thép này do vợ chồng anh cùng với em rể Lê Văn Sang góp vốn 4 tỷ đồng và vay (không lãi suất trong 7 năm) hơn 7 tỷ đồng từ chương trình hỗ trợ vốn giúp ngư dân đóng tàu vỏ thép hiện đại của Chính phủ. Tàu được đóng vào trung tuần tháng 6/2014 tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Tàu vỏ thép Sang Fish 01 có chiều dài hơn 25m, rộng gần 8m, chiều cao mạn 3,6m, lượng choán nước gần 200 tấn. Tàu được trang bị một máy đẩy chính có công suất 750CV và hai máy phát điện đảm bảo cho quá trình vận hành của cả con tàu trong chuyến hành trình đi biển dài ngày.
Trên tàu được lắp nhiều trang thiết bị hiện đại như máy siêu quét dò ngang (trị giá 1,6 tỷ đồng), bộ lưới vây khoảng 1,9 tỷ đồng, máy iCom, thiết bị định vị, la bàn… Các phòng bếp, phòng vệ sinh, phòng ngủ… được bố trí ngăn nắp và sạch sẽ, thoáng mát. Tàu có 6 hầm đông lạnh để chứa hải sản (khoảng 200 tấn) để luôn giữ hải sản tươi ngon.
“Sau khi hạ thủy thành công ở Cam Ranh, chúng tôi chạy thử tàu về Đà Nẵng. Trên đường đi, tàu đạt tốc độ tối đa khoảng 11 hải lý/giờ, suất tiêu hao nhiên liệu khoảng 25 lít dầu/giờ. So với tàu vỏ gỗ cùng công suất thì tàu vỏ thép này tiết kiệm được gần 30% nhiên liệu”, thuyền trưởng Phan Bé cho biết.
Kết nối sức mạnh trên biển
Chủ tàu kiêm thuyền trưởng Phan Bé trên con tàu vỏ thép hiện đại. Ảnh: Đ.Hoàng |
Theo anh Phan Bé, trước đây gia đình có mấy chiếc tàu gỗ công suất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả do gặp nhiều thiên tai và không bám biển dài ngày được. Vì thế, cuộc sống của gia đình và nhiều thuyền viên khác cũng chỉ đắp đủ qua ngày, không thể làm giàu từ biển. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, anh quyết định bán 2 tàu gỗ cùng với em rể góp thêm tiền đầu tư đóng tàu vỏ thép.
“Mặc dù lần đầu tiên làm chủ và điều khiển tàu vỏ thép, còn gặp nhiều bỡ ngỡ nhưng bây giờ chúng tôi dần quen việc và có thể vươn khơi đánh bắt hải sản được rồi. Tàu vỏ thép được nhiều cái lợi như tiết kiệm nhiên liệu, chạy tốc độ cao, chịu được sức gió cấp 8-9…
Đặc biệt, trong tình hình hiện nay khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, khi ra ngoài đó đánh bắt hải sản nếu lỡ có bị tàu Trung Quốc đâm vào cũng không bị thủng và chìm như tàu cá ĐNa 90152TS vừa qua...”, thuyền trưởng Phan Bé tâm sự.
Hiện thuyền trưởng Phan Bé cùng các thuyền viên đang lắp các thiết bị cần thiết cuối cùng cho tàu và chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…để cuối tháng 7 này tiến ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Anh Bé cho biết, khi ra ngoài ngư trường Hoàng Sa, tàu Sang Fish 01 sẽ kết nối với mội số tàu vỏ thép khác để tạo thành một tổ đội tàu vỏ thép đánh bắt hải sản trên biển, vừa an toàn, vừa không sợ tàu của Trung Quốc gây sự, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
“Tôi thấy chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn không lấy lãi để đóng tàu vỏ thép vươn khơi của Chính phủ rất hợp lý. Chúng ta phải thay đổi tập quán đánh bắt, bởi vùng biển nước ta là vùng biển có nhiều mực, cá ngừ đại dương, nếu đầu tư và biết vận dụng khoa học sẽ khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng hải sản của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân vẫn đang mong muốn thủ tục vay nguồn vốn này cần nhanh gọn để họ nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn, đóng nhiều tàu vỏ thép để vươn khơi, bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam”, anh Bé chia sẻ.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng mới đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: “Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho ngư dân vay lãi suất ưu đãi để ngư dân yên tâm bám biển, đóng tàu mới. Sắp tới bàn hướng đóng tàu cá vỏ sắt cũng là một trong những bước đột phá để hỗ trợ ngư dân”.
» Nóng sáng 29/6: Gần 40 tàu Trung Quốc uy hiếp ngư dân Việt
» Hạ thủy tàu vỏ thép thứ hai cho ngư dân Quảng Ngãi
» Ưu tiên đóng tàu vỏ sắt: Ngư dân vừa mừng, vừa lo
Theo Gia đình& Xã hội
Bình luận