Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về “quan hệ thương mại không bền vững” giữa châu Phi và Trung Quốc ngay sau thời điểm Bắc Kinh cam kết cho các nước lục địa đen vay 20 tỉ USD.
Tổng thống Zuma nhấn mạnh: “Kinh nghiệm kinh tế quá khứ của châu Phi với châu Âu cho thấy sự cần thiết phải cẩn trọng khi hợp tác với các nền kinh tế khác”.
Nhà lãnh đạo Nam Phi không nói rõ “kinh nghiệm quá khứ với châu Âu” là gì, nhưng không ai quên việc thực dân châu Âu đã biến châu Phi thành thuộc địa như thế nào trong các thế kỷ trước.
Chính sách kinh tế vụ lợi
Báo Anh Financial Times cho biết ước tính trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào châu Phi khoảng 15 tỉ USD. Thương mại song phương châu Phi - Trung Quốc tăng gấp ba trong ba năm qua, đạt 166 tỉ USD vào năm 2011.
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ năm 2009 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hạ tầng khắp châu Phi, từ đập thủy điện, sân bay cho đến khai thác mỏ, nhà máy sản xuất điện gió...
Giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Bắc Kinh hỗ trợ châu Phi vì “tình thân ái từ quá khứ” và tung hô quan hệ song phương theo kiểu “người Trung Quốc và người châu Phi đối xử với nhau bình đẳng, là bạn bè tốt, anh em tốt”.
Tuy nhiên, ở Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh không chỉ có ông Zuma là nhà lãnh đạo châu Phi duy nhất bày tỏ sự lo ngại.
Đã từ lâu, giới chuyên gia phương Tây chỉ trích “chính sách kinh tế vụ lợi” và “chính sách thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi. Trong một chuyến đi đến châu Phi gần đây, chính trị gia Anh Jack Straw mô tả những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi không khác gì cách đế quốc Anh làm 150 năm trước đây dù Bắc Kinh không đưa binh sĩ đến đóng ở châu Phi.
Bởi thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu hút máu tài nguyên lục địa đen.
Theo báo Anh Telegraph, Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan. Bắc Kinh mua các mỏ khoáng sản ở Zambia, nhà máy may mặc ở Lesotho, hệ thống đường sắt ở Uganda, gỗ ở CH Trung Phi...
Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi.
Châu Phi bắt đầu phản ứng
Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang hủy diệt các ngành sản xuất địa phương ở châu Phi. Theo tạp chí Foreign Policy, ngành may mặc ở Nam Phi, Zimbabwe và Zambia đã bắt đầu ngấm đòn của quần áo giá rẻ nhập từ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia kinh tế ở các quốc gia này gần đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc biến nước mình thành “bãi rác hàng giá rẻ made in China”.
Người châu Phi hi vọng đầu tư Trung Quốc sẽ đem lại công ăn việc làm ư? Đừng có mơ. Khảo sát cho thấy 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi rơi vào tay lao động Trung Quốc di cư.
Các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Giới chủ đầu tư Trung Quốc cũng chẳng hề để ý đến an toàn lao động.
Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou Falls tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo.
Theo tạp chí The Atlantic, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), không tôn trọng hợp đồng lao động và quyền lợi của công nhân.
Hồi năm 2010, các giám đốc người Trung Quốc của một mỏ than ở Zambia bắn bị thương 11 công nhân vì họ biểu tình đòi cải thiện chế độ làm việc.
Năm 2007, chính quyền Nigeria cho Tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc CNIUC thuê một diện tích lớn đất đai của người tộc Tuareg, khiến họ mất đất mà không có một đồng tiền đền bù nào...
Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia tham nhũng trầm trọng ở châu Phi để tiện bề “thủ tục”. Hậu quả là phần lớn những lợi ích từ các khoản đầu tư này chảy vào túi các quan chức tham nhũng, còn người dân chẳng được gì mà đời sống của họ càng trở nên tồi tệ.
Ví dụ, Trung Quốc đầu tư vào dầu thô ở Sudan, đem lại cho chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir hàng tỉ USD/năm. Nhờ đó, al-Bashir tiếp tục “nuôi” chiến tranh Darfur, cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.
Năm 2011, trên báo Guardian, chuyên gia Sanou Mbaye người Senegal thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi khẳng định lục địa đen không thể để Trung Quốc tiếp tục mua các nhà lãnh đạo tham nhũng và thuộc địa hóa các quốc gia châu Phi.
Và giờ một số lãnh đạo châu Phi bắt đầu lên tiếng phản ứng Trung Quốc, dù còn dè dặt. Câu hỏi là đến bao giờ thì người châu Phi và cả các quốc gia khác trên thế giới tỉnh mộng với khát vọng “đầu tư Trung Quốc”.
Thủ tướng Kenya Raila Odinga kể một câu chuyện cho thấy thương mại song phương giữa đôi bên không suôn sẻ như bức tranh được Bắc Kinh tô hồng. “Chúng tôi cần có nhà máy sản xuất phân bón riêng của mình, thay vì cứ phải nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Việc chờ đợi hàng nhập khẩu khiến mùa màng bị trì hoãn, thu hoạch thất bát”.
Ví dụ về việc nhập khẩu phân bón mà Thủ tướng Kenya Raila Odinga đưa ra phản ánh rõ chiến thuật đầu tư theo kiểu “nuôi gà để cắt tiết” của Bắc Kinh.
Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi ở Bắc Kinh hôm 19-7, Tổng thống Zuma cảnh báo: “Châu Phi đã đóng góp vào sự phát triển của Trung Quốc bằng việc cung cấp nguyên liệu thô và các sản phẩm khác. Xu hướng thương mại này là không bền vững xét về lâu dài”.
Ông Zuma đưa ra nhận định trên ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ cho các nước châu Phi vay thêm 20 tỉ USD trong ba năm tới.
Tiền Trung Quốc đang nuôi xung đột ở Sudan - Ảnh: unisca.org |
Tổng thống Zuma nhấn mạnh: “Kinh nghiệm kinh tế quá khứ của châu Phi với châu Âu cho thấy sự cần thiết phải cẩn trọng khi hợp tác với các nền kinh tế khác”.
Nhà lãnh đạo Nam Phi không nói rõ “kinh nghiệm quá khứ với châu Âu” là gì, nhưng không ai quên việc thực dân châu Âu đã biến châu Phi thành thuộc địa như thế nào trong các thế kỷ trước.
Chính sách kinh tế vụ lợi
“ "Ai giành chiến thắng ở đây (châu Phi)? Chỉ có Trung Quốc " Michael Sata (chính trị gia đối lập Zambia) |
Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ năm 2009 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hạ tầng khắp châu Phi, từ đập thủy điện, sân bay cho đến khai thác mỏ, nhà máy sản xuất điện gió...
Giới truyền thông và các quan chức Trung Quốc luôn khẳng định Bắc Kinh hỗ trợ châu Phi vì “tình thân ái từ quá khứ” và tung hô quan hệ song phương theo kiểu “người Trung Quốc và người châu Phi đối xử với nhau bình đẳng, là bạn bè tốt, anh em tốt”.
Tuy nhiên, ở Diễn đàn Trung Quốc - châu Phi tại Bắc Kinh không chỉ có ông Zuma là nhà lãnh đạo châu Phi duy nhất bày tỏ sự lo ngại.
Đã từ lâu, giới chuyên gia phương Tây chỉ trích “chính sách kinh tế vụ lợi” và “chính sách thực dân kiểu mới” của Trung Quốc ở châu Phi. Trong một chuyến đi đến châu Phi gần đây, chính trị gia Anh Jack Straw mô tả những gì Trung Quốc đang làm ở châu Phi không khác gì cách đế quốc Anh làm 150 năm trước đây dù Bắc Kinh không đưa binh sĩ đến đóng ở châu Phi.
Bởi thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất tạo ra công ăn việc làm ở châu Phi, Trung Quốc chủ yếu hút máu tài nguyên lục địa đen.
Theo báo Anh Telegraph, Trung Quốc hiện nhập khẩu khoảng 1/3 nhu cầu dầu thô từ châu Phi, chủ yếu là Angola và Sudan. Bắc Kinh mua các mỏ khoáng sản ở Zambia, nhà máy may mặc ở Lesotho, hệ thống đường sắt ở Uganda, gỗ ở CH Trung Phi...
Để duy trì sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh cần nguồn nguyên liệu thô và thị trường mới để xuất khẩu hàng hóa giá rẻ do nước mình sản xuất. Không địa điểm nào lý tưởng như châu Phi.
Châu Phi bắt đầu phản ứng
Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang hủy diệt các ngành sản xuất địa phương ở châu Phi. Theo tạp chí Foreign Policy, ngành may mặc ở Nam Phi, Zimbabwe và Zambia đã bắt đầu ngấm đòn của quần áo giá rẻ nhập từ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia kinh tế ở các quốc gia này gần đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc biến nước mình thành “bãi rác hàng giá rẻ made in China”.
Người châu Phi hi vọng đầu tư Trung Quốc sẽ đem lại công ăn việc làm ư? Đừng có mơ. Khảo sát cho thấy 90% lượng công việc tại các dự án do Bắc Kinh đầu tư ở châu Phi rơi vào tay lao động Trung Quốc di cư.
Các dự án khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở châu Phi đang tàn phá dữ dội môi trường lục địa đen. Các mỏ đồng ở Zambia khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Giới chủ đầu tư Trung Quốc cũng chẳng hề để ý đến an toàn lao động.
Một vụ nổ ở mỏ đồng tại Chambishi, Zambia năm 2005 làm 46 công nhân Zambia thiệt mạng. Dự án xây đập thủy điện ở thác Kongou Falls tại Gabon do Trung Quốc đầu tư đe dọa hủy diệt cả một vùng sinh thái giàu có của công viên quốc gia Ivindo.
Theo tạp chí The Atlantic, giới chủ người Trung Quốc ở châu Phi thuê lao động lục địa đen với mức giá rẻ mạt (dưới 4 USD/ngày), không tôn trọng hợp đồng lao động và quyền lợi của công nhân.
Hồi năm 2010, các giám đốc người Trung Quốc của một mỏ than ở Zambia bắn bị thương 11 công nhân vì họ biểu tình đòi cải thiện chế độ làm việc.
Năm 2007, chính quyền Nigeria cho Tập đoàn khai thác mỏ Trung Quốc CNIUC thuê một diện tích lớn đất đai của người tộc Tuareg, khiến họ mất đất mà không có một đồng tiền đền bù nào...
Giới chủ Trung Quốc chỉ chú ý làm thế nào hút máu châu Phi (Ảnh minh họa) |
Trung Quốc thích đầu tư vào các quốc gia tham nhũng trầm trọng ở châu Phi để tiện bề “thủ tục”. Hậu quả là phần lớn những lợi ích từ các khoản đầu tư này chảy vào túi các quan chức tham nhũng, còn người dân chẳng được gì mà đời sống của họ càng trở nên tồi tệ.
Ví dụ, Trung Quốc đầu tư vào dầu thô ở Sudan, đem lại cho chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir hàng tỉ USD/năm. Nhờ đó, al-Bashir tiếp tục “nuôi” chiến tranh Darfur, cuộc nội chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.
Năm 2011, trên báo Guardian, chuyên gia Sanou Mbaye người Senegal thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi khẳng định lục địa đen không thể để Trung Quốc tiếp tục mua các nhà lãnh đạo tham nhũng và thuộc địa hóa các quốc gia châu Phi.
Và giờ một số lãnh đạo châu Phi bắt đầu lên tiếng phản ứng Trung Quốc, dù còn dè dặt. Câu hỏi là đến bao giờ thì người châu Phi và cả các quốc gia khác trên thế giới tỉnh mộng với khát vọng “đầu tư Trung Quốc”.
Thủ tướng Kenya Raila Odinga kể một câu chuyện cho thấy thương mại song phương giữa đôi bên không suôn sẻ như bức tranh được Bắc Kinh tô hồng. “Chúng tôi cần có nhà máy sản xuất phân bón riêng của mình, thay vì cứ phải nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Việc chờ đợi hàng nhập khẩu khiến mùa màng bị trì hoãn, thu hoạch thất bát”.
Ví dụ về việc nhập khẩu phân bón mà Thủ tướng Kenya Raila Odinga đưa ra phản ánh rõ chiến thuật đầu tư theo kiểu “nuôi gà để cắt tiết” của Bắc Kinh.
TheoSơn Hà/ Tuổi Trẻ
Bình luận