(VTC News)- Các đại biểu Quốc hội mong các bộ trưởng nghiêm túc thực hiện lời hứa trước cử tri trong các phiên chất vấn.
Hôm nay 11/6, Quốc hội bước vào phiên chất vấn đối với 4 vị bộ trưởng. Bên hành lang Quốc hôi, phóng viên VTC News đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM): Đừng để hỏi đi rồi hỏi lại
Tôi nghĩ các đại biểu Quốc hội sẽ nêu ra nhiều câu hỏi xác đáng, thiết thực dành cho các bộ trưởng. Nhưng tôi e ngại một điều là các bộ trưởng có trả lời đáp ứng các câu hỏi của đại biểu Quốc hội và quan trọng hơn nữa là đưa ra các giải pháp không, và lộ trình thực hiện một cách cụ thể về mặt thời gian, địa chỉ.
Có những vấn đề tôi thấy chất vấn nhiều năm nhưng chưa có chuyển biến nhiều lắm, ví dụ như trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề hàng hóa nông sản vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá, được giá lại mất mùa.
Như vậy hiệu quả của chất vấn thực sự chưa được chuyển biến, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vấn đề thông qua chất vấn thì trách nhiệm của bộ trưởng và đặc biệt trách nhiệm Chính phủ phải điều hành làm sao đó bằng những giải pháp đột phá mạnh mẽ, có tính cú hích, kể cả của chính quyền địa phương, bởi chính quyền địa phương là nơi tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt với người đứng đầu địa phương là rất quan trọng, người ta ở đó mới biết được đặc điểm dân cư, lao động, tài nguyên thế mạnh của địa phương là gì. Trong điều kiện mở cửa hội nhập thì địa phương đó cũng có điều kiện hợp tác với các nước.
Nếu cứ chất vấn xong rồi trả lời như những kỳ chất vấn trước thì điệp khúc hỏi đi rồi hỏi lại vẫn diễn ra.
Hôm nay 11/6, Quốc hội bước vào phiên chất vấn đối với 4 vị bộ trưởng. Bên hành lang Quốc hôi, phóng viên VTC News đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu.
Các bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại Quốc hội trong các ngày 11 và 12/6, từ trái sang: ông Cao Đức Phát, ông Vũ Huy Hoàng, ông Nguyễn Quân và ông Phạm Vũ Luận. |
Tôi nghĩ các đại biểu Quốc hội sẽ nêu ra nhiều câu hỏi xác đáng, thiết thực dành cho các bộ trưởng. Nhưng tôi e ngại một điều là các bộ trưởng có trả lời đáp ứng các câu hỏi của đại biểu Quốc hội và quan trọng hơn nữa là đưa ra các giải pháp không, và lộ trình thực hiện một cách cụ thể về mặt thời gian, địa chỉ.
Đại biểu Đỗ Văn Đương |
Như vậy hiệu quả của chất vấn thực sự chưa được chuyển biến, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vấn đề thông qua chất vấn thì trách nhiệm của bộ trưởng và đặc biệt trách nhiệm Chính phủ phải điều hành làm sao đó bằng những giải pháp đột phá mạnh mẽ, có tính cú hích, kể cả của chính quyền địa phương, bởi chính quyền địa phương là nơi tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đặc biệt với người đứng đầu địa phương là rất quan trọng, người ta ở đó mới biết được đặc điểm dân cư, lao động, tài nguyên thế mạnh của địa phương là gì. Trong điều kiện mở cửa hội nhập thì địa phương đó cũng có điều kiện hợp tác với các nước.
Nếu cứ chất vấn xong rồi trả lời như những kỳ chất vấn trước thì điệp khúc hỏi đi rồi hỏi lại vẫn diễn ra.
Lời hứa của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn trước Quốc hội
Cần tăng trách nhiệm của những bộ trưởng được chất vấn. Sau khi các đại biểu Quốc hội chất vấn như vậy thì bộ trưởng hấp thụ tâm tư tình cảm của cử tri và nó gắn nhiệm của mình như thế nào. Vì anh giữ vai trò, cương vị rất quan trọng trong việc điều hành, trong việc đưa ra những chính sách, giải pháp cho lĩnh vực mình quản lý, như thế mới là người bộ trưởng có quyết tâm.
Là đại biểu Quốc hội được cử tri gửi gắm tôi phải theo dõi những hoạt động của các bộ trưởng. Tôi thấy có một số bộ trưởng cũng tích cực nhưng cũng có nhiều vấn đề một mình bộ trưởng không giải quyết được, bởi nó liên quan đến nhiều bộ.
Ví dụ như việc hạn hán, nó không chỉ liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủy lợi là một mặt nhưng việc phát triển thủy điện, phá rừng làm thủy điện có ảnh hưởng đến mạch nước ngầm không, sao hạn hán nhiều thế...
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tại sao trong nông nghiệp không chấp nhận đại gia
Tôi quan tâm để chất vấn về vấn đề nông nghiệp mà câu hỏi lớn là chính sách để thúc đẩy phát triển thế nào. Hôm Quốc hội thảo luận về kinh tế -xã hội nhiều đại biểu nói nhiều đến chuyện nông sản, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên |
Vậy trách nhiệm của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc tham mưu cho Chính phủ thế nào.
Trong công nghiệp chúng ta chấp nhận những nhà tư sản rất lớn, những đại gia rất lớn nhưng trong nông nghiệp tại sao chúng ta lại không chấp nhận việc đó. Đây là vấn đề thiệt thòi cho nông nghiệp.
Việc rà soát lời hứa của bộ trưởng thì đúng là các đại biểu khác cũng nói nhiều. Một vấn đề lâu nay chưa được giải quyết triệt để như ở ĐBSCL, cử tri và người dân bức xúc nhất là chuyện phân bón giả.
Mặc dù chúng ta có luật, nhưng việc kiểm tra, thanh tra, xử phạt còn hạn chế nên vấn nạn phân bón giả chưa được giải quyết triệt để nên người dân bức xúc.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt
Cụ thể là giải pháp Bộ trưởng đưa ra để tiêu thụ nông sản cho nông dân, đặc biệt là việc phát động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá |
Thứ nhất đó là dư lượng tạp chất trong sản phẩm, thứ hai là thương hiệu sản phẩm, thứ ba là dẹp hàng nhái, hàng giả đang tràn ngập thị trường.
Phát động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước nhưng chất lượng hàng hóa kiểu "vàng thau lẫn lộn" thì làm sao khuyến khích người dân được. Vấn đề này có liên quan đến kiểm định chất lượng hàng hóa mà tôi từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương ở kỳ họp Quốc hội trước đó.
Minh Đức
Bình luận