(VTC News) - Dù có quy định không được trông xe "chui" trong dịp 2/9 nhưng nhiều điểm trông giữ xe tự phát vẫn "cháy chỗ" dù mức giá lên tới 50.000 đồng/xe, còn đơn vị Thanh tra thì lại không thể xử lý được.
Tăng giá hơn 16 lần so với giá niêm yết
Với không khí háo hức, chờ đợi lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, người dân trên địa bàn Hà Nội và cũng như từ các tỉnh thành lân cận đã đổ xô về Trung tâm của thủ đô để thưởng thức những chương trình lớn như diễu binh, diễu hàng và bắn pháo hoa.
Do vậy, dù thành phố đã bố trí thêm khoảng 160 điểm trông giữ xe do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội phụ trách nhưng điểm nào cũng trong tình trạng quá tải.
Nhiều cá nhân, gia đình không tìm được những điểm gửi xe được cấp phép đành phải tìm tới những điểm gửi xe "chui" tự phát, và bị 'chặt chém' khi gửi xe 2/9 với mức giá trung bình dao động từ 30.000 cho tới 50.000 đồng/xe.
Ngay từ 5h sáng ngày 2/9, các tuyến phố như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học đoạn qua khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bắt đầu nhận trông giữ xe, do đây là vị trí đẹp nhất Hà Nội để đứng xem Lễ diễu binh, diễu hành.
Cho tới 6h sáng, hầu như toàn bộ các điểm trông giữ xe tại các tuyến phố trên đã không còn chỗ trống. Trong khi có những điểm trông giữ tự phát thu tới 50.000 đồng/xe, tức gấp hơn 16 lần so với giá vé niêm yết thông thường (3.000 đồng/xe).
Theo ghi nhận của PV VTC News, tại khu vực Hùng Vương - Nguyễn Thái Học có khá nhiều điểm gửi xe do người dân tự mở từ rất sớm. Vé xe của một điểm gửi xe ở đây còn khá "thô sơ" khi chỉ là một mẩu giấy nhỏ, ghi số thứ tự của xe theo cách sắp xếp của người trông giữ, chứ không phải số ở trên biển kiểm soát.
Đồng thời, trên vé chỉ có một chữ ký sơ sài (của người trông giữ) mà không có thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào để liên hệ với cơ quan hoặc cá nhân quản lý chịu trách nhiệm.
Theo phản ánh của một số người dân, tại khu vực nút giao Cầu Giấy tới đường Kim Mã cũng đã sớm xuất hiện hàng loạt điểm đỗ xe không biển báo, vé tự chế quay vòng, thu mỗi lượt xe máy của khách với giá từ 20.000 - 30.000 đồng.
Đến sát giờ bắt đầu diễu bình, tức khoảng hơn 6h30 sáng thì các điểm này đã nhanh chóng tăng lên thành 50.000 đồng/xe và đều yêu cầu khách trả tiền trước. Nhiều người do không còn biết gửi ở đâu khác nên đã đành phải chấp nhận bị "chặt chém" khi gửi xe 2/9 với mức giá ngất ngưởng như vậy.
Các điểm trông giữ xe tự phát "chém đẹp" người dân đã là một chuyện, ngay cả với những điểm trông giữ xe được cấp phép như ở trong khuôn viên Văn miếu - Quốc Tử Giám do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám quản lý vẫn thu của khách từ 5.000 - 10.000 đồng/xe, gấp khoảng hơn 3 lần so với giá niêm yết.
Cho đến tối ngày 2/9, trước khi lễ bắn pháo hoa diễn ra, tại các tuyến phố trung tâm khu vực quanh Nhà hát lớn, Hồ Hoàn Kiếm hay các con đường trọng điểm ở khu Hồ Tây đã nhanh chóng kín hết xe dọc hai bên đường.
Nhiều bãi gửi xe tại các con đường như Tràng Tiền, Tràng Thi, Hai Bà Trưng đã bắt đầu từ chối nhận thêm xe từ hơn 7h trở đi vì không còn trống nổi một chỗ nào.
Ngoài các bãi đỗ thuộc Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, một số nhà dân cũng tranh thủ "kiếm" thêm thu nhập bằng cách nhận trông xe, thậm chí còn mượn cả ngõ trong ngõ ngoài gần nhà để có chỗ để xe cho được nhiều.
Giá xe tại các điểm trông giữ "chui" này đều được tính "đồng giá" 50.000 đồng/xe cho xe máy và xe đạp điện, khi đó ô tô có thể lên tới 100.000 - 150.000 đồng/xe.
Thanh tra giao thông cũng chịu thua?
Chuyện người dân bị "chém đẹp" tại các điểm trông giữ xe tự phát vào các ngày lễ tết thực chất đã xảy ra từ nhiều năm nay, khiến cho người dân hầu như không năm nào là không bức xúc, phàn nàn.
Năm nay, để tránh tình trạng trên thì trước ngày 2/9, UBND TP Hà Nội đã có Công điện về việc tăng cường quản lý phí trông giữ xe trong thời gian trước, trong và sau Lễ Quốc khánh 2/9.
Theo đó, UBND các quận trên địa bàn thành phố phải tuyên truyền, hướng dẫn và giải tỏa ngay các điểm trông giữ xe không phép, sai phép, và đặc biệt là kiên quyết xử lý đối với các vi phạm an toàn giao thông và vi phạm Pháp lệnh Phí và Lệ phí.
Trường hợp địa bàn phường nào để xảy ra các điểm trông giữ xe trái phép, không phép, Chủ tịch UBND quận phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước Chủ tịch UBND TP.
Trước ngày diễn ra Lễ Quốc khánh 2/9, đại diện liên ngành GTVT - Công an cũng cho biết, các đơn vị sẽ tăng cường các đoàn kiểm tra, giám sát việc hoạt động của các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố; cùng với đó cũng đã yêu cầu chính quyền các quận huyện phải có trách nhiệm nếu để xảy ra thu giá vé giữ xe trái quy định.
Riêng Công an thành phố Hà Nội thông tin, dịp Quốc khánh 2/9 số điện thoại 113 cũng sẽ là số tiếp nhận các thông tin phải ánh về giá vé trông giữ xe sai quy định. Tuy nhiên, ngày hôm nay có mặt tại các điểm trông giữ xe thu giá cao được người dân phản ánh, chúng tôi đều không thấy bóng dáng của liên ngành kiểm tra, chấn chỉnh.
Theo ghi nhận PV Tiền Phong, với tuyến phố Hai Bà Trưng, thời điểm khoảng 7h30, lực lượng Thanh tra giao thông đã xuất hiện nhằm xử lý các điểm trông xe chui tự phát có dấu hiệu "chặt chém" khi gửi xe 2/9.
Ông Nguyễn Việt Hà, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm cho biết, việc xử phạt điểm thu phí gửi xe cao thường sẽ rất là rất khó khăn, bởi nếu muốn xử lý thì phải bắt được quả tang và có bằng chứng.
Tuy nhiên, dù trong sáng 2/9, đơn vị đã nhận được một số phản ánh của người dân về việc thu giá gửi xe quá quy định, có nơi đến 50.000 đồng/lượt xe máy thì khi đến nơi, đội Thanh tra cũng đành phải "bó tay" khi "không thể xử phạt được do thiếu chứng cứ".
Huyền Trân
Tăng giá hơn 16 lần so với giá niêm yết
Với không khí háo hức, chờ đợi lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, người dân trên địa bàn Hà Nội và cũng như từ các tỉnh thành lân cận đã đổ xô về Trung tâm của thủ đô để thưởng thức những chương trình lớn như diễu binh, diễu hàng và bắn pháo hoa.
Do vậy, dù thành phố đã bố trí thêm khoảng 160 điểm trông giữ xe do Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội phụ trách nhưng điểm nào cũng trong tình trạng quá tải.
Nhiều cá nhân, gia đình không tìm được những điểm gửi xe được cấp phép đành phải tìm tới những điểm gửi xe "chui" tự phát, và bị 'chặt chém' khi gửi xe 2/9 với mức giá trung bình dao động từ 30.000 cho tới 50.000 đồng/xe.
Vé xe 'thô sơ' của một điểm trông xe chui tự phát tại khu vực Hùng Vương, Nguyễn Thái Học - Ảnh: Đinh Tùng |
Ngay từ 5h sáng ngày 2/9, các tuyến phố như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học đoạn qua khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bắt đầu nhận trông giữ xe, do đây là vị trí đẹp nhất Hà Nội để đứng xem Lễ diễu binh, diễu hành.
Cho tới 6h sáng, hầu như toàn bộ các điểm trông giữ xe tại các tuyến phố trên đã không còn chỗ trống. Trong khi có những điểm trông giữ tự phát thu tới 50.000 đồng/xe, tức gấp hơn 16 lần so với giá vé niêm yết thông thường (3.000 đồng/xe).
Theo ghi nhận của PV VTC News, tại khu vực Hùng Vương - Nguyễn Thái Học có khá nhiều điểm gửi xe do người dân tự mở từ rất sớm. Vé xe của một điểm gửi xe ở đây còn khá "thô sơ" khi chỉ là một mẩu giấy nhỏ, ghi số thứ tự của xe theo cách sắp xếp của người trông giữ, chứ không phải số ở trên biển kiểm soát.
Đồng thời, trên vé chỉ có một chữ ký sơ sài (của người trông giữ) mà không có thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào để liên hệ với cơ quan hoặc cá nhân quản lý chịu trách nhiệm.
Theo phản ánh của một số người dân, tại khu vực nút giao Cầu Giấy tới đường Kim Mã cũng đã sớm xuất hiện hàng loạt điểm đỗ xe không biển báo, vé tự chế quay vòng, thu mỗi lượt xe máy của khách với giá từ 20.000 - 30.000 đồng.
Đến sát giờ bắt đầu diễu bình, tức khoảng hơn 6h30 sáng thì các điểm này đã nhanh chóng tăng lên thành 50.000 đồng/xe và đều yêu cầu khách trả tiền trước. Nhiều người do không còn biết gửi ở đâu khác nên đã đành phải chấp nhận bị "chặt chém" khi gửi xe 2/9 với mức giá ngất ngưởng như vậy.
Các điểm trông giữ xe tự phát "chém đẹp" người dân đã là một chuyện, ngay cả với những điểm trông giữ xe được cấp phép như ở trong khuôn viên Văn miếu - Quốc Tử Giám do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc Tử Giám quản lý vẫn thu của khách từ 5.000 - 10.000 đồng/xe, gấp khoảng hơn 3 lần so với giá niêm yết.
Cho đến tối ngày 2/9, trước khi lễ bắn pháo hoa diễn ra, tại các tuyến phố trung tâm khu vực quanh Nhà hát lớn, Hồ Hoàn Kiếm hay các con đường trọng điểm ở khu Hồ Tây đã nhanh chóng kín hết xe dọc hai bên đường.
Nhiều bãi gửi xe tại các con đường như Tràng Tiền, Tràng Thi, Hai Bà Trưng đã bắt đầu từ chối nhận thêm xe từ hơn 7h trở đi vì không còn trống nổi một chỗ nào.
Ngoài các bãi đỗ thuộc Cty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, một số nhà dân cũng tranh thủ "kiếm" thêm thu nhập bằng cách nhận trông xe, thậm chí còn mượn cả ngõ trong ngõ ngoài gần nhà để có chỗ để xe cho được nhiều.
Giá xe tại các điểm trông giữ "chui" này đều được tính "đồng giá" 50.000 đồng/xe cho xe máy và xe đạp điện, khi đó ô tô có thể lên tới 100.000 - 150.000 đồng/xe.
Thanh tra giao thông cũng chịu thua?
Chuyện người dân bị "chém đẹp" tại các điểm trông giữ xe tự phát vào các ngày lễ tết thực chất đã xảy ra từ nhiều năm nay, khiến cho người dân hầu như không năm nào là không bức xúc, phàn nàn.
Năm nay, để tránh tình trạng trên thì trước ngày 2/9, UBND TP Hà Nội đã có Công điện về việc tăng cường quản lý phí trông giữ xe trong thời gian trước, trong và sau Lễ Quốc khánh 2/9.
Dù công điện cấm không trông giữ xe trái phép trong ngày 2/9 nhưng vẫn xuất hiện nhan nhản các điểm trông phải "chui" - Ảnh minh họa |
Trường hợp địa bàn phường nào để xảy ra các điểm trông giữ xe trái phép, không phép, Chủ tịch UBND quận phải chịu trách nhiệm kiểm điểm trước Chủ tịch UBND TP.
Trước ngày diễn ra Lễ Quốc khánh 2/9, đại diện liên ngành GTVT - Công an cũng cho biết, các đơn vị sẽ tăng cường các đoàn kiểm tra, giám sát việc hoạt động của các điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố; cùng với đó cũng đã yêu cầu chính quyền các quận huyện phải có trách nhiệm nếu để xảy ra thu giá vé giữ xe trái quy định.
Riêng Công an thành phố Hà Nội thông tin, dịp Quốc khánh 2/9 số điện thoại 113 cũng sẽ là số tiếp nhận các thông tin phải ánh về giá vé trông giữ xe sai quy định. Tuy nhiên, ngày hôm nay có mặt tại các điểm trông giữ xe thu giá cao được người dân phản ánh, chúng tôi đều không thấy bóng dáng của liên ngành kiểm tra, chấn chỉnh.
Theo ghi nhận PV Tiền Phong, với tuyến phố Hai Bà Trưng, thời điểm khoảng 7h30, lực lượng Thanh tra giao thông đã xuất hiện nhằm xử lý các điểm trông xe chui tự phát có dấu hiệu "chặt chém" khi gửi xe 2/9.
Ông Nguyễn Việt Hà, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm cho biết, việc xử phạt điểm thu phí gửi xe cao thường sẽ rất là rất khó khăn, bởi nếu muốn xử lý thì phải bắt được quả tang và có bằng chứng.
Tuy nhiên, dù trong sáng 2/9, đơn vị đã nhận được một số phản ánh của người dân về việc thu giá gửi xe quá quy định, có nơi đến 50.000 đồng/lượt xe máy thì khi đến nơi, đội Thanh tra cũng đành phải "bó tay" khi "không thể xử phạt được do thiếu chứng cứ".
Huyền Trân
Bình luận