(VTC News) - Nhà siêu mỏng, siêu méo đang khiến cho những con đường trăm tỷ của thủ đô nhếch nhác, còn người dân thì sống trong cảnh chật hẹp đến nỗi không kê nổi 1 chiếc giường.
Trong phần Chuyện tối nay, chương trình Chào buổi tối đã bàn về vấn đề những ngôi nhà siêu mỏng siêu méo đang biến cảnh quan đô thị Hà Nội ngày càng trở nên méo mó, xấu xí.
Theo thống kê của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội công bố, đã có thêm khoảng 440 ngôi nhà siêu mỏng siêu méo "mọc" lên tại những con đường mới mở như đường Nguyễn Văn Huyên, Trần Phú kéo dài.
Những con đường này được mệnh danh là những con đường đắt nhất Thủ đô, vừa được mở ra khang trang, rộng rãi với số tiền đầu tư lên hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên nó đã nhanh chóng trở nên lôm côm, nhếch nhác do những ngôi nhà hình chữ T, hình hộp diêm hay hình tam giác được xây lên do người dân giữ đất hoặc cố bám trụ lại để thành nhà mặt đường.
Theo thống kê của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội công bố, đã có thêm khoảng 440 ngôi nhà siêu mỏng siêu méo "mọc" lên tại những con đường mới mở như đường Nguyễn Văn Huyên, Trần Phú kéo dài.
Những con đường này được mệnh danh là những con đường đắt nhất Thủ đô, vừa được mở ra khang trang, rộng rãi với số tiền đầu tư lên hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên nó đã nhanh chóng trở nên lôm côm, nhếch nhác do những ngôi nhà hình chữ T, hình hộp diêm hay hình tam giác được xây lên do người dân giữ đất hoặc cố bám trụ lại để thành nhà mặt đường.
Những ngôi nhà hình hộp diêm siêu mỏng |
Hiện tượng xảy ra phần lớn là do tình trạng quản lý đô thị thành phố có phần lỏng lẻo, quy hoạch chưa thực sự toàn diện của Thành phố.
Tuy nhiên không phải bây giờ mới có những ngôi nhà như vậy mà từ nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới hơn 170 ngôi nhà ko đủ tiêu chuẩn sinh sống mà đến nay vẫn chưa được "xử lý".
Theo những hình ảnh chương trình Chào buổi tối ghi nhận, trên con đường Trần Phú kéo dài hiện nay đã có rất nhiều những ngôi nhà mặt đường cực mỏng, diện tích chưa tới 2 mét vuông. Những nhà ở phía trong nếu muốn ra ngoài mặt đường chắc chắn sẽ phải mua những ngôi nhà này hay nói chính xác là những mét đất này với giá cực kỳ đắt.
Thực tế ở những đô thị và thành phố lớn, với người dân tấc đất là tấc vàng. Chính vì vậy việc bồi thường, giải tỏa là rất khó khăn và tốn kém, chưa kể phải có một quỹ đất lớn cho việc người dân tái định cư.
Tuy nhiên để có được một bộ mặt đô thị thực sự khang trang thì thành phố Hà Nội cũng cần phải đầu tư thêm và xử lý quyết liệt hơn như cách mà thành phố Đà Nẵng đã làm, đó là thu hồi hết những phần đất thừa rồi dồn lại để xây dựng những công trình công cộng.
Nếu như ai đã từng đến Đà Nẵng và đi trên những con đường mới tại đây sẽ thấy được sự hiệu quả trong việc quy hoạch đô thị của thành phố này.
Để có được một diện mạo đẹp như hiện tại, một phần không nhỏ phải kể tới công lao của những vị lãnh đạo có tâm và có tầm như ông Nguyễn Sự, Bí thư Thị ủy Hội an hay ông Nguyễn Bá Thanh, người cha đẻ đã "khai sinh" ra thành phố Đà Nẵng ngày hôm nay.
Chương trình Chào buổi tối cũng có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống của những con người sống trong cảnh chật hẹp, dở khóc dở cười sau khi đã bị thu hồi một phần nhà cho quy hoạch mở đường
Khách mời của chương trình Chào buổi tối 8/6 là ông Lưu Đình Tẽo, một người dân đang sống trong một căn nhà siêu nhỏ trên đường Trần Phú kéo dài. Theo chia sẻ của ông Tẽo, ngôi nhà cổ từ thời Pháp của ông trước đây rộng 32m2, sau khi quy hoạch mở đường chỉ còn 14m2.
Ngôi nhà nay chật hẹp đến nỗi còn không đủ chỗ cho gia đình ông kê một chiếc giường. Mọi sinh hoạt từ nấu ăn, giặt giũ đến vệ sinh toàn bộ đều ở trong ngôi nhà vỏn vẹn hơn chục mét vuông như vậy.
Tuy khổ sở là vậy nhưng ông Tẽo hay cũng như những người dân khác tại khu vực này đều cảm thấy rất phấn khởi với chủ trương mở đường của thành phố.
Ông Tẽo cho biết, trước đây ông cũng đã xin thành phố tái định cư nhưng không được xét duyệt. Mặt khác cũng là vì chính bản thân ông và gia đình vẫn muốn tiếp tục ở lại. Lý do là vì sống đâu quen đấy, tuy nhỏ bé chật chội nhưng đây vẫn là nhà của ông, con cái sau này cũng có nơi để thờ cúng, đi về.
Như vậy có thể thấy việc những ngôi nhà siêu mỏng siêu méo xuất hiện không chỉ do thành phố giải tỏa không triệt để mà chính người dân cũng mong muốn bám trụ ở lại. Câu chuyện nhà siêu mỏng siêu méo vì thế vẫn tiếp tục là bài toán khó có lời giải cuối cùng cho việc quy hoạch thủ đô hiện nay.
Dù mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng Hà Nội vẫn có thể học tập cách làm của Đà Nẵng để xử lý triệt để hiện tượng này. Mặt khác người dân cũng cần "đồng tâm hiệp lực" với thành phố trong việc quy hoạch đô thị để cùng nhau tạo dựng cho Thủ đô một diện mạo thực sự mới mẻ, ngày một thêm đẹp hơn và khang trang hơn.
Huyền Trân
Bình luận