Chiều 15/6, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phải giải trình thêm về quy định Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết các tranh chấp dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (khoản 2 điều 4) trong bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi.
Ông Trương Hòa Bình cho rằng tinh thần là cố gắng đưa vào các điểm mới, tiến bộ nhưng phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới và xu hướng phát triển của trong nước.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình khẳng định: “Cơ sở lớn nhất của điều này là chúng ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền do dân vì dân. Việc gì dân yêu cầu chính đáng thì phải được giải quyết. Chưa có luật thì lỗi của nhà nước chứ không phải của dân. Hơn nữa, chúng ta đã tham gia công ước quốc tế các quyền chính trị, dân sự có quy định quyền và lợi ích hợp pháp của dân mà chưa quy định thì phải có biện pháp khắc phục”.
Về khoản 2, Điều 4 trong dự án Bộ luật gây nhiều ý kiến tranh cãi nhiều nhất trong ngày thảo luận, Chánh án Trương Hòa Bình tiếp tục lý giải: "Nếu Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua thì Luật này cũng phải giữ quy định này vì nó tương thích với nhau, trong Luật Dân sự cũng có quy định như vậy”.
Trong điều kiện chưa có luật thì phải mở rộng các hành vi tư pháp để xét xử đảm bảo công bằng cho dân. Hiện nay Bộ luật Dân sự của nhiều nước cũng chấp nhận.
Tuy nhiên, ông Bình cho rẳng cũng phải lường hết mặt trái. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cũng đề cập đến những lo ngại của quy định này được các đại biểu chỉ rõ trong phiên thảo luận.
|
Trong điều kiện chưa có luật thì phải mở rộng các hành vi tư pháp để xét xử đảm bảo công bằng cho dân. Hiện nay Bộ luật Dân sự của nhiều nước cũng chấp nhận.
Tuy nhiên, ông Bình cho rẳng cũng phải lường hết mặt trái. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cũng đề cập đến những lo ngại của quy định này được các đại biểu chỉ rõ trong phiên thảo luận.
“Trong đó, có những lo ngại nếu lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng chính trị, xã hội thì xử lý thế nào. Tôi nghĩ rằng, điều này cần phải hết sức thận trọng để hạn chế xảy ra những vấn đề đại biểu nêu”, ông Trương Hòa Bình nói.
Ông Bình phân tích rõ thực tế nhiệm vụ của tòa án, ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp nhân dân còn phải bảo vệ chế độ chính trị. Do vậy, nếu phát hiện có sự lợi dụng quy định để khởi kiện, xâm phạm đến lợi ích xã hội thì phải từ chối, thậm chí xử lý nghiêm nếu như có hành vi trái pháp luật.
Về án lệ, Điều 22 luật tổ chức tòa án đã nêu án lệ là các bản án chuẩn mực mà tòa án phải nghiêm túc chấp nhận, nó có tính bắt buộc.
“Chúng tôi sẽ thiết kế lại cho phù hợp. Các đại biểu phân vân hiện chúng ta chưa có án lệ, chưa có quy trình án lệ, chúng tôi đang rà soát lại các bản án để quy định nên các bản án chuẩn mực làm án lệ, xem phát hiện án lệ như thế nào, nguồn từ đâu để công bố trên các tạp chí, công luận để dư luận đánh giá và có hội đồng thẩm định, nếu thấy đúng là bản án có tính chuẩn mực thì đưa lên Hội đồng tối cao quyết định công nhận là án lệ”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nói.
Phát biểu thêm về Bộ luật tố tụng Dân sự (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: “Khoản 2, Điều 4: Qua lấy ý kiến của nhân dân, tuyệt đại đa số của các bộ ngành đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố đều ủng hộ phương án này.
Ông Bình phân tích rõ thực tế nhiệm vụ của tòa án, ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp nhân dân còn phải bảo vệ chế độ chính trị. Do vậy, nếu phát hiện có sự lợi dụng quy định để khởi kiện, xâm phạm đến lợi ích xã hội thì phải từ chối, thậm chí xử lý nghiêm nếu như có hành vi trái pháp luật.
Về án lệ, Điều 22 luật tổ chức tòa án đã nêu án lệ là các bản án chuẩn mực mà tòa án phải nghiêm túc chấp nhận, nó có tính bắt buộc.
“Chúng tôi sẽ thiết kế lại cho phù hợp. Các đại biểu phân vân hiện chúng ta chưa có án lệ, chưa có quy trình án lệ, chúng tôi đang rà soát lại các bản án để quy định nên các bản án chuẩn mực làm án lệ, xem phát hiện án lệ như thế nào, nguồn từ đâu để công bố trên các tạp chí, công luận để dư luận đánh giá và có hội đồng thẩm định, nếu thấy đúng là bản án có tính chuẩn mực thì đưa lên Hội đồng tối cao quyết định công nhận là án lệ”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nói.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường |
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp, sứ mệnh của Tòa án là nơi hỗ trợ bảo vệ pháp lý cho dân, cũng hoàn toàn phù hợp với quy định của bộ luật dân sự hiện hành và bộ luật dân sự sửa đổi”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đồng tình với quy định về án lệ. Đây không phải là vấn đề mới, từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, pháp luật của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng quy định vấn đề này. Khi không có điều luật, tập quán, tương tự pháp luật để áp dụng thì nên giao cho tòa án cấp tỉnh cân nhắc quyết định.
Phạm ThịnhBên cạnh đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng đồng tình với quy định về án lệ. Đây không phải là vấn đề mới, từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, pháp luật của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng quy định vấn đề này. Khi không có điều luật, tập quán, tương tự pháp luật để áp dụng thì nên giao cho tòa án cấp tỉnh cân nhắc quyết định.
Bình luận