(VTC News) - Xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh, thí sinh Phạm Đức Anh - Đại học Ngoại thương đã thực sự tỏa sáng và giành giải quán quân BNW 2015.
Cuộc thi BNW 2015 với chủ đề “Tiến hóa và Thoái hóa” nhằm mục đích tạo một sân chơi bổ ích và lành mạnh cho các bạn học sinh - sinh viên có tiềm năng và quan tâm đến 3 kĩ năng tư duy, tranh luận và hùng biện. Cuộc thi giúp các bạn trau dồi các kĩ năng và cùng chia sẻ quan điểm của mình về các vấn đề nóng trong xã hội.
Trước xu thế toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đã thay đổi cơ bản và toàn diện về mọi mặt, nhiều người đặt ra nghi vấn: “Suy nghĩ, tư duy của giới trẻ Việt Nam hiện nay phản ánh một sự tiến hóa, hay một bước thoái hóa thụt lùi của xã hội?”. Nếu nhìn vào một góc độ nào đó , thấy bức "màn đen" của xã hội, hẳn là bạn sẽ không ngại ngần mà kết luận, đấy là một sự thoái hóa.
Các đội thi bắt đầu lượt thi đầu tiên của chung kết với kiến nghị: “Nên trả lương cho người nội trợ”. Trước phần chất vấn đến từ đội phản đối, Thí sinh Hoài Thu sắc sảo khẳng định: “Thiên chức của người phụ nữ là làm vợ, làm mẹ nhưng người đàn ông cũng có thiên chức làm chồng, làm cha”.
Thí sinh Hoàng Anh cũng đặt ra câu hỏi: “Nếu nội trợ là một nét văn hóa, phải chăng chúng ta phải dùng tiền để duy trì văn hóa ấy?” khiến cả khán phòng vỗ tay không ngớt. Kết quả, Đội phản đối giành chiến thắng suýt sao với chỉ 4 điểm hơn đội bạn.
Ở vòng thi này, YVS Vietnam đem đến cho các thí sinh 2 kiến nghị: “Cán cân bình đẳng giới đang thiên về nữ giới” và “Công nghệ đang làm con người trở nên xa cách”.
Mặc dù thời gian chuẩn bị chưa tới 1 tuần, có những bạn lần đầu tiếp xúc với tranh biện nhưng Top 6 thực sự đã làm cho cả ban giám khảo, ban tổ chức và thí sinh vô cùng bất ngờ.
Khán giả cũng không ít lần cảm thấy ngạc nhiên và thích thú trước những luận điểm mới mẻ của thí sinh. Tuyết Mai chia sẻ: “Bên này cán cân là sự phát triển của công nghệ, bên kia là sự thoái hóa của xã hội, khi một phía của cán cân đi lên phía còn lại tất yếu sẽ phải đi xuống”.
Bên cạnh đó, Đức Anh tranh luận: “Bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ có, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng có, bảo vệ quyền lợi cho động vật có, nhưng không hề có bảo vệ quyền lợi cho đàn ông” …
Ở phần này, giám khảo Trang Hạ cũng nhấn mạnh rằng, “Bình đẳng giới không chỉ có đấu tranh cho nữ quyền, mà tôn vinh cả 2 giới và dỡ gánh nặng khỏi vai người đàn ông”. 6 thí sinh mỗi người một ý kiến, một quan điểm, tuy nhiên tất cả đều đã dũng cảm đứng lên bảo vệ suy nghĩ của mình.
Có lẽ phần thi tranh biện kết thúc, mỗi bạn trẻ nào tới tham dự cũng đều có những suy nghĩ riêng còn đọng lại sau chung kết BNW.
Với sự thể hiện có phần nổi trội hơn 4 thí sinh còn lại, Phạm Đức Anh và Trần Thị Hoài Thu đã giành được cơ hội đi tiếp vào vòng cuối cùng của Chung kết: “Hùng biện đỉnh cao”.
Đứng trước câu hỏi chung về sức đề kháng văn hóa của Việt Nam, 2 thí sinh cuối cùng chỉ với 3’ mối người phải trình bày được hệ thống luận điểm và lập luận, đồng thời thêm 2’ trả lời câu hỏi từ ban giám khảo.
Khác với Tranh biện theo luật Karl Poper và hùng biện cá nhân, ở vòng này khán giả có dịp chứng kiến màn đối chất nảy lửa giữa hai thí sinh. Kiến nghị đặt ra câu hỏi về thực trạng sự du nhập của những nền văn hóa ngoại lai vào nước ta, về vấn đề hòa nhập và hòa tan.
Ngôi vị quán quân BNW 2015 đã thuộc về chàng trai Phạm Đức Anh đến từ ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đức Anh là chàng trai thông thái nhưng không kém phần vui tính.
Hoàng Hằng
Cuộc thi BNW 2015 với chủ đề “Tiến hóa và Thoái hóa” nhằm mục đích tạo một sân chơi bổ ích và lành mạnh cho các bạn học sinh - sinh viên có tiềm năng và quan tâm đến 3 kĩ năng tư duy, tranh luận và hùng biện. Cuộc thi giúp các bạn trau dồi các kĩ năng và cùng chia sẻ quan điểm của mình về các vấn đề nóng trong xã hội.
Ban giám khảo đã chọn ra được gương mặt xuất sắc nhất Cuộc thi BNW 2015. |
Các đội thi bắt đầu lượt thi đầu tiên của chung kết với kiến nghị: “Nên trả lương cho người nội trợ”. Trước phần chất vấn đến từ đội phản đối, Thí sinh Hoài Thu sắc sảo khẳng định: “Thiên chức của người phụ nữ là làm vợ, làm mẹ nhưng người đàn ông cũng có thiên chức làm chồng, làm cha”.
Thí sinh Hoàng Anh cũng đặt ra câu hỏi: “Nếu nội trợ là một nét văn hóa, phải chăng chúng ta phải dùng tiền để duy trì văn hóa ấy?” khiến cả khán phòng vỗ tay không ngớt. Kết quả, Đội phản đối giành chiến thắng suýt sao với chỉ 4 điểm hơn đội bạn.
Phần tranh luận của thí sinh. |
Mặc dù thời gian chuẩn bị chưa tới 1 tuần, có những bạn lần đầu tiếp xúc với tranh biện nhưng Top 6 thực sự đã làm cho cả ban giám khảo, ban tổ chức và thí sinh vô cùng bất ngờ.
Khán giả cũng không ít lần cảm thấy ngạc nhiên và thích thú trước những luận điểm mới mẻ của thí sinh. Tuyết Mai chia sẻ: “Bên này cán cân là sự phát triển của công nghệ, bên kia là sự thoái hóa của xã hội, khi một phía của cán cân đi lên phía còn lại tất yếu sẽ phải đi xuống”.
Bên cạnh đó, Đức Anh tranh luận: “Bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ có, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng có, bảo vệ quyền lợi cho động vật có, nhưng không hề có bảo vệ quyền lợi cho đàn ông” …
Ở phần này, giám khảo Trang Hạ cũng nhấn mạnh rằng, “Bình đẳng giới không chỉ có đấu tranh cho nữ quyền, mà tôn vinh cả 2 giới và dỡ gánh nặng khỏi vai người đàn ông”. 6 thí sinh mỗi người một ý kiến, một quan điểm, tuy nhiên tất cả đều đã dũng cảm đứng lên bảo vệ suy nghĩ của mình.
Có lẽ phần thi tranh biện kết thúc, mỗi bạn trẻ nào tới tham dự cũng đều có những suy nghĩ riêng còn đọng lại sau chung kết BNW.
Thí sinh Phạm Đức Anh đã dành ngôi vị quán quân Cuộc thi BNW 2015. |
Đứng trước câu hỏi chung về sức đề kháng văn hóa của Việt Nam, 2 thí sinh cuối cùng chỉ với 3’ mối người phải trình bày được hệ thống luận điểm và lập luận, đồng thời thêm 2’ trả lời câu hỏi từ ban giám khảo.
Khác với Tranh biện theo luật Karl Poper và hùng biện cá nhân, ở vòng này khán giả có dịp chứng kiến màn đối chất nảy lửa giữa hai thí sinh. Kiến nghị đặt ra câu hỏi về thực trạng sự du nhập của những nền văn hóa ngoại lai vào nước ta, về vấn đề hòa nhập và hòa tan.
Ngôi vị quán quân BNW 2015 đã thuộc về chàng trai Phạm Đức Anh đến từ ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đức Anh là chàng trai thông thái nhưng không kém phần vui tính.
Hoàng Hằng
Bình luận