• Zalo

Chàng trai Đà Lạt 'thu nhỏ' cầu Long Biên khiến dân mạng trầm trồ

Giáo dụcThứ Bảy, 28/09/2019 19:54:00 +07:00Google News

Đam mê làm mô hình từ nhỏ, anh Nguyễn Thiện Chương lần đầu tiên thử sức thu nhỏ cầu Long Biên và khiến cộng đồng mạng trầm trồ.

Cầu Long Biên là cây cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu do người Pháp xây dựng, đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Qua thời gian, trải qua nhiều thập kỷ nắng mưa và được khôi phục nhiều lần, nó trở thành biểu tượng của Thủ đô. Tuy nhiên, chẳng ai nghĩ được rằng, cây cầu với tổng chiều dài 1.680 m lại có thể được thu nhỏ lại 64 lần, để được trong nhà.

Video: Cận cảnh cây cầu Long Biên phiên bản thu nhỏ (Nguồn: Nguyễn Chương)

Chia sẻ với PV VTC News, anh Nguyễn Thiện Chương (SN 1985, quê Đà Lạt) - tác giả của "siêu phẩm" này cho biết, đây là tác phẩm kỳ công, mất nhiều thời gian nhất mà anh từng thực hiện.

"Xuất phát từ lời đề nghị của Hồng Vỹ - một người bạn chuyên dựng phim và mê đồ handmade của mình nhiều năm, mình đã nhận lời và thử sức tự tay tái hiện chiếc cầu lịch sử này", anh Chương nói.

71169034_2578623658826607_8995586148503912448_o 12

Anh Chương và cây cầu Long Biên thu nhỏ 64 lần.

71108536_10162124881650648_4444987252359036928_n 3

 Đường nét sắc sảo như thật của cây cầu Long Biên phiên bản mini.

Theo ý tưởng của người bạn, anh Chương bắt tay vào nghiên cứu, đo đạc và tính toán thu nhỏ cầu Long Biên. Riêng công đoạn phác thảo mất 2 tháng, đây là giai đoạn khó khăn nhất trong suốt quá trình thực hiện. Sau khi bản thảo đã hoàn thành, anh Chương mất thêm 1 tháng để thi công.

Cây cầu được làm bằng 90% nhựa mô hinh và 10% là gỗ công nghiệp, có chiều dài 1,7 m, cao 60 cm (tính cả trụ cầu) và chiều ngang 25 cm.

70739990_2578628205492819_4116756484275044352_o 9

Phải mất 1 tháng anh Chương mới hoàn thành xong bản phác thảo cho cây cầu này.

70795564_1861013550711749_595786859594907648_n 10

Cây cầu được làm từ gỗ công nghiệp và nhựa mô hình.

Kể về niềm đam mê của mình, anh Chương cho biết trước đây anh vốn làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vì đam mê đồ handmade từ nhỏ, anh đã quyết định sẽ rời máy tính và mở một tiệm làm đồ thủ công nho nhỏ tại chính quê hương Đà Lạt. Nhờ thói quen chụp ảnh lại những tác phẩm của mình đăng lên trang cá nhân, dần dần uy tín làm đồ handmade của anh được nhiều bạn bè trên mạng chú ý.

"Công việc này đem lại cho mình cảm giác "phá đảo", được chinh phục một điều gì đó, giúp mình rèn tính kiên nhẫn", anh Chương chia sẻ.

Trong tương lai, anh Chương mong mình vẫn có thể giữ lửa, niềm đam mê với sở thích làm mô hình. Bên cạnh đó, có thể duy trì và xây dựng công việc kinh doanh đồ decor dành cho trẻ nhỏ thật bền vững.

Hạ Vũ
Bình luận
vtcnews.vn