(VTC News) - Chàng sinh viên năm thứ 3, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam này có niềm đam mê với châm cứu, cấy chỉ.
Chàng sinh viên 8x Lê Duy Linh sinh năm 1989 tại Quý Cao - Nguyên Giáp - Tứ Kỳ - Hải Dương trong một gia đình có truyền thống làm nghề Đông y có tiếng. Khi còn đang học lớp 9, Linh đã được bố mẹ định hướng theo nghề gia truyền. Anh ngưỡng mộ tài năng của giáo sư Nguyễn Tài Thu và bác sỹ Lê Thúy Oanh nên đã sớm định hướng bản thân theo con đường “Châm cứu – cấy chỉ”.
Hồi đó, được theo học giáo sư Nguyễn Tài Thu là rất khó vì thầy luôn bận rộn với lịch làm việc dày đặc với những chuyến công tác trong và ngoài nước.
Vì quá yêu mến tài năng của giáo sư nên chàng học sinh ngày ấy đã ngồi vẽ một bức chân dung của vị giáo sư này. Bức vẽ hoàn thành và được gửi đến giáo sư.
Yêu mến, cảm phục ý chí của cậu học sinh tha thiết theo nghề nên giáo sư đã đồng ý nhận Duy Linh làm học trò, cho theo học trực tiếp tại khoa Quốc tế, Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương.
Với bản tính cần cù, chăm chỉ học hỏi, Duy Linh luôn nhận được lời khen ngợi của thầy và được xếp loại giỏi. Càng ngày càng đam mê, chưa dừng lại ở đó, Duy Linh tiếp tục đến trung tâm cấy chỉ để học thêm về kỹ thuật này. Thời gian rảnh rỗi, Duy Linh thường hay tìm đến các hiệu sách để mua những cuốn sách châm cứu về tự đọc và mày mò học thêm.
Kinh nghiệm cho thấy kim cấy chỉ hiện tại hơi to và gây đau, chàng trai quyết định cải tiến cây kim bằng cách tự chế. Nhận thấy hiện tại quá ít tài liệu dạy về “cấy chỉ" trong khi nhu cầu học tập ngày càng nhiều, bên cạnh đó phương pháp châm cứu cấy chỉ là một trong những phương pháp chữa bệnh trị bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền.
Chàng trai nung nấu ý tưởng viết một cuốn sách về phương pháp "cấy chỉ " và hướng dẫn kĩ thuật chế kim. Ngoài ra, Linh còn muốn bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm mà các tài liệu khác không nói đến.
Thời gian nghỉ cuối tuần, Duy Linh thường về quê chữa bệnh cho người nhà, thế rồi tiếng lành đồn xa, bà con hàng xóm cứ lần lượt kéo đến nhờ giúp. Những sinh viên không có điều kiện, Linh sẵn sàng giúp miễn phí.
Nguyễn Hữu Tuần, sinh viên năm thứ 4, Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết: “Em bị trĩ độ 3, bác sỹ nói phải phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng em sợ biến chứng nên không dám đi phẫu thuật.
Em bị đau hậu môn từ năm lớp 9 do hay bị táo bón. Sau đó, bệnh nặng dần. Dùng thuốc hết đau rồi lại bị nhất là khi ăn ít rau, chất xơ. Mỗi lần vệ sinh xong búi trĩ lại lòi ra gây đau đớn lắm.
Được người quen giới thiệu, em đến để anh Linh điều trị bằng cách cấy chỉ. Sau đó, búi trĩ đã co lại, bệnh em được cải thiện lắm”.
Do vậy, Duy Linh đã có kinh nghiệm điều trị hiệu quả các bệnh khó bằng phương pháp "Châm cứu - Cấy chỉ”. Theo Linh, phương pháp này chủ yếu điều trị cho các bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến, liệt mặt, liệt 2 chân, thoái hoá xương khớp, trĩ, hen phế quản, viêm xoang, đau dạ dày, teo gai thị, điếc, u tuyến giáo, u xơ tử cung, cai nghiện thuốc lá, cai rượu, cai nghiện ma tuý…
Ngoài những đam mê nối tiếp các thành công của người đi trước, chàng sinh viên này còn sở hữu trong tay một số đề tài mới đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện như phương pháp: “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá", “Thu châm và ứng dụng trong y học”…
Nói về dự định trong tương lai, Duy Linh chia sẻ: Linh muốn mang tinh hoa của dân tộc đi quảng bá tới các nước phương Tây, để cho họ hiểu về đất nước con người Việt Nam và cũng là để giúp đỡ bà con kiều bào.
Ngay sau khi kết thúc việc học ở trường, Linh sẽ sang nước ngoài tu nghiệp, chỉ còn hơn một năm cuối ở Việt Nam, Linh đang cố gắng chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp và chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo và các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Duy Linh cũng hy vọng với các đề tài đang nghiên cứu của mình, anh sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà đầu tư, các giáo sư, bác sĩ giúp Duy Linh hoàn thành các đề tài giúp ích cho cộng đồng.
» Cắt trĩ không đau
» Bệnh trĩ và những điều cần biết
» Tôi thoát khỏi bệnh trĩ một cách tình cờ
Mạo Khê
Chàng sinh viên 8x Lê Duy Linh sinh năm 1989 tại Quý Cao - Nguyên Giáp - Tứ Kỳ - Hải Dương trong một gia đình có truyền thống làm nghề Đông y có tiếng. Khi còn đang học lớp 9, Linh đã được bố mẹ định hướng theo nghề gia truyền. Anh ngưỡng mộ tài năng của giáo sư Nguyễn Tài Thu và bác sỹ Lê Thúy Oanh nên đã sớm định hướng bản thân theo con đường “Châm cứu – cấy chỉ”.
Cậu sinh viên chăm chỉ tham gia lớp học của giáo sư Nguyễn Tài Thu chỉ bảo những đường huyệt trên bàn tay con người. |
Vì quá yêu mến tài năng của giáo sư nên chàng học sinh ngày ấy đã ngồi vẽ một bức chân dung của vị giáo sư này. Bức vẽ hoàn thành và được gửi đến giáo sư.
Yêu mến, cảm phục ý chí của cậu học sinh tha thiết theo nghề nên giáo sư đã đồng ý nhận Duy Linh làm học trò, cho theo học trực tiếp tại khoa Quốc tế, Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương.
Với bản tính cần cù, chăm chỉ học hỏi, Duy Linh luôn nhận được lời khen ngợi của thầy và được xếp loại giỏi. Càng ngày càng đam mê, chưa dừng lại ở đó, Duy Linh tiếp tục đến trung tâm cấy chỉ để học thêm về kỹ thuật này. Thời gian rảnh rỗi, Duy Linh thường hay tìm đến các hiệu sách để mua những cuốn sách châm cứu về tự đọc và mày mò học thêm.
Kinh nghiệm cho thấy kim cấy chỉ hiện tại hơi to và gây đau, chàng trai quyết định cải tiến cây kim bằng cách tự chế. Nhận thấy hiện tại quá ít tài liệu dạy về “cấy chỉ" trong khi nhu cầu học tập ngày càng nhiều, bên cạnh đó phương pháp châm cứu cấy chỉ là một trong những phương pháp chữa bệnh trị bệnh có hiệu quả của y học cổ truyền.
Tham gia châm cứu cho bệnh nhân. |
Thời gian nghỉ cuối tuần, Duy Linh thường về quê chữa bệnh cho người nhà, thế rồi tiếng lành đồn xa, bà con hàng xóm cứ lần lượt kéo đến nhờ giúp. Những sinh viên không có điều kiện, Linh sẵn sàng giúp miễn phí.
Nguyễn Hữu Tuần, sinh viên năm thứ 4, Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết: “Em bị trĩ độ 3, bác sỹ nói phải phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng em sợ biến chứng nên không dám đi phẫu thuật.
Em bị đau hậu môn từ năm lớp 9 do hay bị táo bón. Sau đó, bệnh nặng dần. Dùng thuốc hết đau rồi lại bị nhất là khi ăn ít rau, chất xơ. Mỗi lần vệ sinh xong búi trĩ lại lòi ra gây đau đớn lắm.
Được người quen giới thiệu, em đến để anh Linh điều trị bằng cách cấy chỉ. Sau đó, búi trĩ đã co lại, bệnh em được cải thiện lắm”.
Do vậy, Duy Linh đã có kinh nghiệm điều trị hiệu quả các bệnh khó bằng phương pháp "Châm cứu - Cấy chỉ”. Theo Linh, phương pháp này chủ yếu điều trị cho các bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến, liệt mặt, liệt 2 chân, thoái hoá xương khớp, trĩ, hen phế quản, viêm xoang, đau dạ dày, teo gai thị, điếc, u tuyến giáo, u xơ tử cung, cai nghiện thuốc lá, cai rượu, cai nghiện ma tuý…
Những mẫu kim châm cứu do Duy Linh tự chế. |
Nói về dự định trong tương lai, Duy Linh chia sẻ: Linh muốn mang tinh hoa của dân tộc đi quảng bá tới các nước phương Tây, để cho họ hiểu về đất nước con người Việt Nam và cũng là để giúp đỡ bà con kiều bào.
Ngay sau khi kết thúc việc học ở trường, Linh sẽ sang nước ngoài tu nghiệp, chỉ còn hơn một năm cuối ở Việt Nam, Linh đang cố gắng chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp và chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo và các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Duy Linh cũng hy vọng với các đề tài đang nghiên cứu của mình, anh sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các nhà đầu tư, các giáo sư, bác sĩ giúp Duy Linh hoàn thành các đề tài giúp ích cho cộng đồng.
» Cắt trĩ không đau
» Bệnh trĩ và những điều cần biết
» Tôi thoát khỏi bệnh trĩ một cách tình cờ
Mạo Khê
Bình luận