(VTC News) – Sáng 9/4, sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ông Lê Minh Hưng đã trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Tuổi trẻ, tài cao
Sáng 9/4, sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ông Lê Minh Hưng đã trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là kết quả đã được dự báo trước đó vì nhiều người cho rằng ông Hưng xứng đáng nhận “ghế nóng” từ ông Nguyễn Văn Bình để lại.
Ông Lê Minh Hưng sinh năm 1970 trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông là cố Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương. Tuy có cha làm trong ngành công an nhưng ông Hưng không theo binh nghiệp mà theo đuổi ngành tài chính, ngân hàng.
Khi làm việc, ông Hưng được đánh giá là một trong số những cán bộ trẻ điển hình. Vì vậy, ông sớm gặt hái được nhiều thành công. Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Ngân hàng Nhà nước khi mới 30 tuổi.
Đạt được nhiều thành tựu ở cương vị Phó vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối trong suốt hơn 1 thập niên, ngày 21/10/2011, ông Hưng được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy ông Hưng trở thành Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở độ tuổi rất trẻ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá cao Phó thống đốc Lê Minh Hưng khi nhấn mạnh việc ông Lê Minh Hưng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không những là niềm vinh dự của đồng chí Lê Minh Hưng mà còn là tin vui của toàn ngành Ngân hàng.
Khi mới trở thành Phó thống đốc, ông Lê Minh Hưng được Ban cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm phụ trách công tác đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước.
Tại buổi Lễ công bố quyết định, ông Lê Minh Hưng phát biểu ý kiến thể hiện quyết tâm, nhận thức rõ trách nhiệm và hứa sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trước khi trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Minh Hưng còn đảm nhận trọng trách Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng.
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 đến nay, ngân hàng được xem là một trong những ngành “nóng” nhất. Nếu Ngân hàng Nhà nước không khéo điều chỉnh thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất,... thì khả năng Việt Nam lún sâu vào khủng hoảng là điều không phải không thể xảy ra.
Trong bối cảnh đó, ông Lê Minh Hưng đã dấn thân vào lĩnh vực “nóng” nhất của ngành “nóng” ngân hàng. Năm 2014, ông Hưng được giao trọng trách giúp Thống đốc giải quyết các công việc được ủy nhiệm.
Ông Hưng được giao phụ trách công tác hợp tác quốc tế, quản lý ngoại hối, hoạt động của các dự án tín dụng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Quản lý Ngoại hối, Ban Quản lý các dự án tín dụng Quốc tế ODA.
Bên cạnh đó, ông còn là Thống đốc phụ khuyết của Việt Nam tại các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế: Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Trong nhiệm kỳ của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được đánh giá cao khi “dẹp loạn” được thị trường vàng và ngoại hối. Nhìn vào công việc của ông Hưng, có thể thấy, thành công của ông Nguyễn Văn Bình có nhiều đóng góp rất lớn từ ông Hưng.
Để bình ổn thị trường vàng, ông Hưng đã hiến kế cho Thống đốc Bình về những giải pháp trong ngắn hạn như cấp quota nhập khẩu, lập nhóm 5 ngân hàng cùng với SJC bình ổn giá. Giải pháp dài hạn chính là Nghị định 24.
Còn về tỷ giá, nhiều thời điểm, thị trường tiền tệ “náo loạn” vì những biến động rất mạnh. Có những phiên giá USD tăng, giảm tới vào trăm đồng/USD. Giá USD biến động mạnh ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và tâm lý người dân.
Tuy nhiên, với sự đóng góp của mình, ông Hưng đã giúp thị trường vàng và ngoại tệ bình ổn trở lại.
Thanh Hà
Tuổi trẻ, tài cao
Sáng 9/4, sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ông Lê Minh Hưng đã trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là kết quả đã được dự báo trước đó vì nhiều người cho rằng ông Hưng xứng đáng nhận “ghế nóng” từ ông Nguyễn Văn Bình để lại.
Ông Lê Minh Hưng sinh năm 1970 trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha ông là cố Thượng tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương. Tuy có cha làm trong ngành công an nhưng ông Hưng không theo binh nghiệp mà theo đuổi ngành tài chính, ngân hàng.
Khi làm việc, ông Hưng được đánh giá là một trong số những cán bộ trẻ điển hình. Vì vậy, ông sớm gặt hái được nhiều thành công. Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế của Ngân hàng Nhà nước khi mới 30 tuổi.
Đạt được nhiều thành tựu ở cương vị Phó vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối trong suốt hơn 1 thập niên, ngày 21/10/2011, ông Hưng được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy ông Hưng trở thành Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở độ tuổi rất trẻ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình (bên phải) trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng của Thủ tướng Chính phủ cho ông Lê Minh Hưng |
Khi mới trở thành Phó thống đốc, ông Lê Minh Hưng được Ban cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giao trách nhiệm phụ trách công tác đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước.
Tại buổi Lễ công bố quyết định, ông Lê Minh Hưng phát biểu ý kiến thể hiện quyết tâm, nhận thức rõ trách nhiệm và hứa sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trước khi trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Minh Hưng còn đảm nhận trọng trách Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chánh văn phòng T.Ư Đảng.
Video: Chủ tịch Quốc hội trao hoa chúc mừng 21 thành viên chính phủ mới được bổ nhiệm
Dấn thân vào lĩnh vực “nóng”Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 đến nay, ngân hàng được xem là một trong những ngành “nóng” nhất. Nếu Ngân hàng Nhà nước không khéo điều chỉnh thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất,... thì khả năng Việt Nam lún sâu vào khủng hoảng là điều không phải không thể xảy ra.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trẻ nhất Việt Nam |
Ông Hưng được giao phụ trách công tác hợp tác quốc tế, quản lý ngoại hối, hoạt động của các dự án tín dụng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các đơn vị: Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Quản lý Ngoại hối, Ban Quản lý các dự án tín dụng Quốc tế ODA.
Bên cạnh đó, ông còn là Thống đốc phụ khuyết của Việt Nam tại các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế: Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Trong nhiệm kỳ của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được đánh giá cao khi “dẹp loạn” được thị trường vàng và ngoại hối. Nhìn vào công việc của ông Hưng, có thể thấy, thành công của ông Nguyễn Văn Bình có nhiều đóng góp rất lớn từ ông Hưng.
Để bình ổn thị trường vàng, ông Hưng đã hiến kế cho Thống đốc Bình về những giải pháp trong ngắn hạn như cấp quota nhập khẩu, lập nhóm 5 ngân hàng cùng với SJC bình ổn giá. Giải pháp dài hạn chính là Nghị định 24.
Còn về tỷ giá, nhiều thời điểm, thị trường tiền tệ “náo loạn” vì những biến động rất mạnh. Có những phiên giá USD tăng, giảm tới vào trăm đồng/USD. Giá USD biến động mạnh ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và tâm lý người dân.
Tuy nhiên, với sự đóng góp của mình, ông Hưng đã giúp thị trường vàng và ngoại tệ bình ổn trở lại.
Thanh Hà
Bình luận