Mỹ đã nhiều lần do thám Nhật Bản và chuyển thông tin tình báo cho Australia, New Zealand, Canada và Anh.
Theo RT, đây là thông tin được WikiLeaks vừa tiết lộ, theo đó, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi tới 35 quan chức cấp cao và lãnh đạo các công ty hàng đầu của Nhật Bản cũng như quá trình đàm phán các thương vụ của nước này.
Trong thông cáo báo chí công bố ngày 31/7, trang WikiLeaks đã công bố bản báo cáo mang tên “Mục tiêu Tokyo” trong đó liệt kê 35 người thuộc diện mục tiêu tối mật của NSA.
Những mục tiêu này bao gồm, các quan chức Nội các, các chủ Ngân hàng và giám đốc các tập đoàn như Mitsubishi và Mitsui.
Ngoài ra, Mỹ cũng lấy cắp “những thông tin nhạy cảm về chiến lược đối phó biến đổi khí hậu” cũng như “nội dung cuộc họp bí mật diễn ra tại nơi làm việc của Thủ tướng Shinzo Abe tại tư dinh của ông.
“Bài học cho Nhật Bản là đừng hy vọng một siêu cường về do thám hành xử bằng danh dự và sự tôn trọng. Quy tắc duy nhất ở đây là chẳng có quy tắc nào hết”, Julian Assange người sáng lập WikiLeaks viết trên trang web.
Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á- Thái Bình dương. Cả hai nước hợp tác rất chặt chẽ trong vấn đề thương mại và quốc phòng. Tuy nhiên, theo WikiLeaks, một số báo cáo về Nhật Bản đã được NSA chuyển sang cho Australia, New Zealand, Canada và Anh các thành viên của Liên minh Tình báo Five Eyes (tạm dịch là 5 con mắt).
Theo WikiLeaks, dù điện thoại của ông Abe không nằm trong danh sách bị nghe lén, nhưng những nhân vật khác như Bộ trưởng Thương mại Yoichi Miyazawa và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda lại nằm trong danh sách theo dõi của NSA.
Điều này là cực kỳ đáng lưu ý nhất là trong bối cảnh vòng đàm phán mới nhất về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của 12 nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, vừa kết thúc ngày 31/7 tại Hawaii mà không đạt được kết quả đáng kể nào.
Nguồn: VOV
Theo RT, đây là thông tin được WikiLeaks vừa tiết lộ, theo đó, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi tới 35 quan chức cấp cao và lãnh đạo các công ty hàng đầu của Nhật Bản cũng như quá trình đàm phán các thương vụ của nước này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khó có thể chấp nhận hành động do thám của Mỹ nếu thông tin của WikiLeaks là sự thật |
Những mục tiêu này bao gồm, các quan chức Nội các, các chủ Ngân hàng và giám đốc các tập đoàn như Mitsubishi và Mitsui.
Ngoài ra, Mỹ cũng lấy cắp “những thông tin nhạy cảm về chiến lược đối phó biến đổi khí hậu” cũng như “nội dung cuộc họp bí mật diễn ra tại nơi làm việc của Thủ tướng Shinzo Abe tại tư dinh của ông.
“Bài học cho Nhật Bản là đừng hy vọng một siêu cường về do thám hành xử bằng danh dự và sự tôn trọng. Quy tắc duy nhất ở đây là chẳng có quy tắc nào hết”, Julian Assange người sáng lập WikiLeaks viết trên trang web.
Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á- Thái Bình dương. Cả hai nước hợp tác rất chặt chẽ trong vấn đề thương mại và quốc phòng. Tuy nhiên, theo WikiLeaks, một số báo cáo về Nhật Bản đã được NSA chuyển sang cho Australia, New Zealand, Canada và Anh các thành viên của Liên minh Tình báo Five Eyes (tạm dịch là 5 con mắt).
Theo WikiLeaks, dù điện thoại của ông Abe không nằm trong danh sách bị nghe lén, nhưng những nhân vật khác như Bộ trưởng Thương mại Yoichi Miyazawa và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda lại nằm trong danh sách theo dõi của NSA.
Điều này là cực kỳ đáng lưu ý nhất là trong bối cảnh vòng đàm phán mới nhất về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của 12 nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, vừa kết thúc ngày 31/7 tại Hawaii mà không đạt được kết quả đáng kể nào.
Nguồn: VOV
Bình luận