(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng việc phát hiện 20 cán bộ Sở Y tế Thanh Hóa sử dụng bằng giả sẽ khiến người dân càng không tin tưởng vào ngành y, đặc biệt là trình độ của y bác sỹ tuyến cơ sở.
Xung quanh vụ việc phát hiện 20 cán bộ, nhân viên của Sở Y tế Thanh Hóa sử dụng bằng giả, PV VTC News đã trao đổi với bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội.
- Vụ việc 20 cán bộ, nhân viên y tế tại Thanh Hóa bị phát hiện sử dụng bằng giả khiến bà có suy nghĩ gì?
Tôi cảm thấy rất buồn. Việc sử dụng bằng giả trong các ngành đã đáng trách nhưng dùng bằng giả trong ngành y tế còn đáng trách hơn. Bởi vì ngành y liên quan trực tiếp đến người dân và đến sức khỏe của con người, vậy nên trình độ thật rất quan trọng.
Có thể nói việc này là vô cùng quan trọng vì liên quan đến tính mạng của người dân. Tôi cũng hoan nghênh thái độ của Bộ Y tế khẩn trương đưa ra chỉ thị để kiểm tra, rà soát và xử lý ngay sự việc. Tôi đánh giá việc làm của Bộ Y tế là nhanh và kịp thời.
Qua sự việc này tôi cũng muốn đề nghị Bộ Y tế nên rà soát tổng thể tất cả các nơi, xem nơi nào có hiện tượng như thế để xử lý tiếp.
- Rõ ràng, sau nhiều vụ việc lùm xùm của ngành y tế thời gian qua nay lại thêm vụ sử dụng bằng giả của nhân viên y tế Thanh Hóa sẽ khiến người dân không còn tin vào các cán bộ y tế?
Thực ra những hiện tượng xảy ra vừa rồi trong ngành y tế đã làm dân bức xúc. Bây giờ thêm việc sử dụng bằng giả ở Sở Y tế Thanh Hóa càng khiến người dân mất niềm tin vào ngành y bởi đây phải là ngành cần trình độ thật nhất để xử lý các công việc liên quan tính mạng của dân.
Nhưng rất may Sở Y tế Thanh Hóa đã phát hiện ra và cùng với Bộ Y tế kiên quyết xử lý sự việc. Tôi hy vọng những chuyện giả sẽ không tiếp tục xảy ra nữa, những tồn tại sẽ rà soát để xử lý, hy vọng việc gian dối trong ngành y tế sẽ được chấm dứt.
- Từ những vụ bê bối của ngành y tế như thế này, người dân sẽ ngày càng thêm lo lắng về y đức của những người được gọi là bác sĩ, y tá, điều dưỡng…?
Thật ra, nếu những người này nghĩ đến y đức thì họ không sử dụng bằng giả. Nếu họ nghĩ rằng việc đang làm là cao cả thì họ sẽ hành động khác. Trong trường hợp này họ không nghĩ tới tính mạng của dân, những người mà họ cần phục vụ, cho nên mới xảy ra tình trạng mua bán bằng giả.
Việc mua bằng là để lên lương, được đề bạt thế nhưng họ không nghĩ rằng cái đó nguy hiểm vô cùng. Cái bằng không đúng với trình độ thật thì sẽ gây ra bao nhiêu hậu họa cho dân.
- Việc sử dụng bằng giả của cán bộ Y tế ở Thanh Hóa từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã diễn ra trong khoảng 10 năm nay nhưng không bị phát hiện. Vậy phải chăng công tác quản lý cán bộ quá kém, thưa bà?
Tôi cho rằng công tác quản lý cán bộ ở đây đang có vấn đề khi 10 năm qua vẫn để cho những người bằng giả vào làm việc như bằng thật. Đó là sự quản lý yếu kém. Tôi cho rằng các đơn vị phải phân tích, mổ xẻ ra để tìm đến cùng người chịu trách nhiệm chuyện đó.
Phải nói người quản lý trực tiếp là có trách nhiệm đầu tiên. Đây là trách nhiệm của những người quản lý trực tiếp: như Giám đốc bệnh viện, trưởng trạm y tế, giám đốc trung tâm y tế…
- Có ý kiến cho rằng những tấm bằng giả đó, những cán bộ này vẫn làm được trong 10 năm vừa qua, chứng tỏ vẫn có thể làm được việc. Quan điểm của bà về vấn đề này?
Vẫn làm được việc thì đúng nhưng bây giờ vẫn có đánh giá tấm bằng ấy có phù hợp với công việc đó không thì đó lại là vấn đề khác.
Như thế này chỉ có từng đơn vị trực tiếp đánh giá, còn những người ở ngoài cũng rất khó. Nếu cho rằng người có bằng giả lại làm đúng được thì tôi chưa tin lắm. Cũng có những trường hợp làm được việc nhưng chỉ ở 1-2%.
- Có lẽ chính từ những vụ bê bối như thế này khiến người dân không tin vào trình độ cán bộ y tế cấp huyện, xã nên khi có bệnh vẫn đổ dồn lên các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương?
Trình độ cán bộ y tế ở cấp huyện, xã đúng là rất kém. Trong khi đó, y tế dự phòng không được chuẩn bị chu đáo nên sinh ra quá tải bên trên.
Tôi thấy rằng, nguyên nhân bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh quá tải vì dân không tin trình độ của các cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.
Để giải quyết việc này liên quan đến vấn đề chính sách, vấn đề cơ chế, vấn đề vĩ mô thì mới thu hút được nhân tài về các nơi.
Những sinh viên giỏi nhất đều muốn ở những bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương vì ở tuyến dưới trang thiết bị không có, điều kiện không bằng ở trên nên nhiều cán bộ giỏi không muốn về, nghĩa là cơ chế chính sách đãi ngộ chưa thích hợp lắm. Chúng ta cần phải nhìn một cách tổng thể để có cách khắc phục tận gốc.
- Thưa bà, việc sử dụng bằng giả trong ngành y liệu chỉ có ở Thanh Hóa không hay là đó là vấn nạn của cả nước?
Hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương rà soát đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Tới đây, sẽ có nhiều trường hợp sử dụng bằng giả được phát hiện.
Một mặt, các cơ sở, các địa phương, các tổ chức, đơn vị, nhất là những người đứng đầu phải có trách nhiệm và chỉ đạo rà soát bằng cấp của các cán bộ. Thứ hai, nếu phát hiện có tiêu cực đề nghị công khai để cả xã hội vào cuộc và giám sát cộng đồng.
Phải bảo vệ những người phát hiện ra bằng giả, để làm trong sạch dần đội ngũ cán bộ y tế và đội ngũ cán bộ khác. Bây giờ, lãnh đạo các địa phương phải kiên quyết làm việc này.
- Phải giải quyết vụ việc 20 cán bộ sử dụng bằng giả ở Sở Y tế Thanh Hóa như thế nào, thưa bà?
Tôi nghĩ nên có giải pháp làm đến cùng vì nếu chỉ giải quyết nửa vời thì kết quả sẽ không tốt. Xử lý đến cùng xem các cán bộ này lấy bằng giả ở đâu? Ai cung cấp?
Phải truy đến cùng, có mua sẽ có bán, thì ai là người bán. Nếu cần thiết phải truy tố hình sự các cá nhân liên quan.
Chúng ta phải có biện pháp mạnh để xử lý chuyện này, để răn đe những kẻ lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm cho chất lượng của tổ chức kém, mất lòng tin của dân.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Xung quanh vụ việc phát hiện 20 cán bộ, nhân viên của Sở Y tế Thanh Hóa sử dụng bằng giả, PV VTC News đã trao đổi với bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An |
Tôi cảm thấy rất buồn. Việc sử dụng bằng giả trong các ngành đã đáng trách nhưng dùng bằng giả trong ngành y tế còn đáng trách hơn. Bởi vì ngành y liên quan trực tiếp đến người dân và đến sức khỏe của con người, vậy nên trình độ thật rất quan trọng.
Có thể nói việc này là vô cùng quan trọng vì liên quan đến tính mạng của người dân. Tôi cũng hoan nghênh thái độ của Bộ Y tế khẩn trương đưa ra chỉ thị để kiểm tra, rà soát và xử lý ngay sự việc. Tôi đánh giá việc làm của Bộ Y tế là nhanh và kịp thời.
Qua sự việc này tôi cũng muốn đề nghị Bộ Y tế nên rà soát tổng thể tất cả các nơi, xem nơi nào có hiện tượng như thế để xử lý tiếp.
- Rõ ràng, sau nhiều vụ việc lùm xùm của ngành y tế thời gian qua nay lại thêm vụ sử dụng bằng giả của nhân viên y tế Thanh Hóa sẽ khiến người dân không còn tin vào các cán bộ y tế?
Thực ra những hiện tượng xảy ra vừa rồi trong ngành y tế đã làm dân bức xúc. Bây giờ thêm việc sử dụng bằng giả ở Sở Y tế Thanh Hóa càng khiến người dân mất niềm tin vào ngành y bởi đây phải là ngành cần trình độ thật nhất để xử lý các công việc liên quan tính mạng của dân.
Nhưng rất may Sở Y tế Thanh Hóa đã phát hiện ra và cùng với Bộ Y tế kiên quyết xử lý sự việc. Tôi hy vọng những chuyện giả sẽ không tiếp tục xảy ra nữa, những tồn tại sẽ rà soát để xử lý, hy vọng việc gian dối trong ngành y tế sẽ được chấm dứt.
- Từ những vụ bê bối của ngành y tế như thế này, người dân sẽ ngày càng thêm lo lắng về y đức của những người được gọi là bác sĩ, y tá, điều dưỡng…?
Thật ra, nếu những người này nghĩ đến y đức thì họ không sử dụng bằng giả. Nếu họ nghĩ rằng việc đang làm là cao cả thì họ sẽ hành động khác. Trong trường hợp này họ không nghĩ tới tính mạng của dân, những người mà họ cần phục vụ, cho nên mới xảy ra tình trạng mua bán bằng giả.
Việc mua bằng là để lên lương, được đề bạt thế nhưng họ không nghĩ rằng cái đó nguy hiểm vô cùng. Cái bằng không đúng với trình độ thật thì sẽ gây ra bao nhiêu hậu họa cho dân.
- Việc sử dụng bằng giả của cán bộ Y tế ở Thanh Hóa từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã diễn ra trong khoảng 10 năm nay nhưng không bị phát hiện. Vậy phải chăng công tác quản lý cán bộ quá kém, thưa bà?
|
Phải nói người quản lý trực tiếp là có trách nhiệm đầu tiên. Đây là trách nhiệm của những người quản lý trực tiếp: như Giám đốc bệnh viện, trưởng trạm y tế, giám đốc trung tâm y tế…
- Có ý kiến cho rằng những tấm bằng giả đó, những cán bộ này vẫn làm được trong 10 năm vừa qua, chứng tỏ vẫn có thể làm được việc. Quan điểm của bà về vấn đề này?
Vẫn làm được việc thì đúng nhưng bây giờ vẫn có đánh giá tấm bằng ấy có phù hợp với công việc đó không thì đó lại là vấn đề khác.
Như thế này chỉ có từng đơn vị trực tiếp đánh giá, còn những người ở ngoài cũng rất khó. Nếu cho rằng người có bằng giả lại làm đúng được thì tôi chưa tin lắm. Cũng có những trường hợp làm được việc nhưng chỉ ở 1-2%.
Danh sách 20 cán bộ dùng bằng giả và sửa bằng |
Trình độ cán bộ y tế ở cấp huyện, xã đúng là rất kém. Trong khi đó, y tế dự phòng không được chuẩn bị chu đáo nên sinh ra quá tải bên trên.
Tôi thấy rằng, nguyên nhân bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh quá tải vì dân không tin trình độ của các cán bộ y tế ở tuyến cơ sở.
Để giải quyết việc này liên quan đến vấn đề chính sách, vấn đề cơ chế, vấn đề vĩ mô thì mới thu hút được nhân tài về các nơi.
Những sinh viên giỏi nhất đều muốn ở những bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương vì ở tuyến dưới trang thiết bị không có, điều kiện không bằng ở trên nên nhiều cán bộ giỏi không muốn về, nghĩa là cơ chế chính sách đãi ngộ chưa thích hợp lắm. Chúng ta cần phải nhìn một cách tổng thể để có cách khắc phục tận gốc.
- Thưa bà, việc sử dụng bằng giả trong ngành y liệu chỉ có ở Thanh Hóa không hay là đó là vấn nạn của cả nước?
Hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương rà soát đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Tới đây, sẽ có nhiều trường hợp sử dụng bằng giả được phát hiện.
Một mặt, các cơ sở, các địa phương, các tổ chức, đơn vị, nhất là những người đứng đầu phải có trách nhiệm và chỉ đạo rà soát bằng cấp của các cán bộ. Thứ hai, nếu phát hiện có tiêu cực đề nghị công khai để cả xã hội vào cuộc và giám sát cộng đồng.
Phải bảo vệ những người phát hiện ra bằng giả, để làm trong sạch dần đội ngũ cán bộ y tế và đội ngũ cán bộ khác. Bây giờ, lãnh đạo các địa phương phải kiên quyết làm việc này.
- Phải giải quyết vụ việc 20 cán bộ sử dụng bằng giả ở Sở Y tế Thanh Hóa như thế nào, thưa bà?
Tôi nghĩ nên có giải pháp làm đến cùng vì nếu chỉ giải quyết nửa vời thì kết quả sẽ không tốt. Xử lý đến cùng xem các cán bộ này lấy bằng giả ở đâu? Ai cung cấp?
Phải truy đến cùng, có mua sẽ có bán, thì ai là người bán. Nếu cần thiết phải truy tố hình sự các cá nhân liên quan.
Chúng ta phải có biện pháp mạnh để xử lý chuyện này, để răn đe những kẻ lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm cho chất lượng của tổ chức kém, mất lòng tin của dân.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Bình luận