• Zalo

Chấn chỉnh taxi: Siết để quản hay thêm 'giấy phép con'?

Thời sựThứ Ba, 19/08/2014 07:00:00 +07:00 Google News

Cùng với các giấy phép theo quy định mà doanh nghiệp chủ quản phải có, hiện mỗi taxi chạy trên đường còn phải có thêm 7 loại giấy tờ khác.

Cùng với các giấy phép theo quy định mà doanh nghiệp (DN) chủ quản (hãng) phải có, hiện mỗi taxi chạy trên đường còn phải có thêm 7 loại giấy tờ khác.

Với hơn 2.000 xe, hiện taxi Mai Linh khu vực Hà Nội là đơn vi có số lượng xe lớn nhất trong các hãng vận tải hành khách bằng taxi tại Thủ đô.

Theo đại diện Cty CP Mai Linh miền Bắc, hiện tại toàn bộ taxi hoạt động tại khu vực Hà Nội vừa được Sở GTVT Hà Nội đổi lại phù hiệu, xe hết hạn sớm nhất là tháng 11 còn xe dài nhất là đầu năm 2015. Tuy nhiên theo yêu cầu mới của Sở này, từ nay đến 30/9, toàn bộ số phù hiệu “Xe taxi” vừa đổi phải thay bằng phù hiệu “Taxi Hà Nội” mới.

Những chiếc tem liệu có làm chất lượng taxi Hà Nội được tốt lên. Trong ảnh xe taxi đều được dán tem đỗ hàng ba đón khách gây cản trở giao thông  

Ông Nguyễn Mai Lâm, Phó Tổng giám đốc Cty CP Mai Linh miền Bắc (Tập đoàn taxi Mai Linh) cho rằng, ngoài các thủ tục phát sinh, lo lắng lớn nhất của DN hiện nay là quá trình đổi-cấp phù hiệu mới có thể sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đi lại của từng xe.

Là đơn vị có số lượng đầu xe lớn thứ hai ở Hà Nội, hiện gần hơn 1.500 xe taxi của hãng Taxi Group vẫn đang phập phồng chờ được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu mới.

Ông Đào Minh Khanh, Giám đốc hãng Taxi JAC (Taxi Group) mong muốn các chính sách làm sao phải tạo điều kiện cho DN.

“Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tới 17.000 xe, nhưng Sở GTVT chỉ đưa ra thời gian dán tem mới trong vòng nửa tháng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của DN, đi lại của khách hàng”, ông Khanh lo lắng.
Những chiếc tem liệu có làm chất lượng taxi Hà Nội được tốt lên. Trong ảnh xe taxi đều được dán tem đỗ hàng ba đón khách gây cản trở giao thông

Theo đại diện các hãng taxi tại Hà Nội, ngoài các thủ tục doanh nghiệp phải có như Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải có điều kiện, hiện mỗi taxi của họ ra đường còn phải có 7 loại giấy tờ khác, trong đó có phù hiệu taxi.

Ông Lê Anh Toán, Giám đốc hãng taxi An Dân cho rằng, nếu ra đường thiếu 1 trong 7 loại giấy tờ này xe lập tức bị cơ quan chức năng nhốt, do vậy trên xe lúc nào tài xế cũng phải sẵn sàng cả 7 loại giấy tờ này.

Với phù hiệu taxi ông Toán cho biết, chưa nói thời gian đi làm các thủ tục còn lại, với hơn 100 xe hiện có, mỗi lần đổi phù hiệu, các xe của DN ông được chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cấp - đổi phù hiệu cũng mất ít nhất 2 đến 4 ngày.

Theo ông, quản chặt hoạt động của taxi là tốt, nhưng cùng với quản lý DN hiện cơ quan chức năng áp 7 loại giấy tờ để quản thêm xe là quá nhiều thủ tục.

Nhiều loại giấy vẫn vi phạm tràn lan

Thay vì dành khoảng trống để hành khách ngồi quan sát đường đi, hiện hầu hết kính chắn gió phía trước của taxi tại Hà Nội bị vô số các tem, phù hiệu, lô gô dán chi chít. Quan sát nhiều taxi bắt khách trên đường Giải Phóng đoạn qua cổng Bệnh viện Bạch Mai sáng 18/8, chúng tôi ghi nhận, mỗi taxi có từ 4 đến 6 tem, bảng biển dán ở cửa kính chắn gió phía trước.

7 giấy tờ tài xế taxi phải có khi chạy trên đường: Đăng ký xe, Đăng kiểm, Bảo hiểm, Biên lai phí bảo trì đường bộ, Bảng thông báo giá cước; Lô gô DN và Phù hiệu taxi
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình thừa nhận, qua đường dây nóng và email, thời gian qua Hiệp hội nhận được rất nhiều phản ánh của người dân về việc taxi dù, ngoại tỉnh chở khách lòng vòng, đồng hồ cước nhảy bất thường.

“Sau khi tiếp nhận thông tin chúng tôi đã thực tế, kiểm tra và trực tiếp phát hiện xe của một số hãng vi phạm. Chúng tôi còn chụp lại ảnh một trường hợp đi chưa đầy 2km nhưng đồng hồ đã nhảy lên 50.000 đồng và sau đó xử lý xe vi phạm”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, quy định quản taxi hiện nay được Nhà nước quy định rất rõ ràng, qua nhiều Nghị định, Thông tư như nghị định 91, thông tư 18… Tuy nhiên nhiều như vậy nhưng Sở GTVT Hà Nội vẫn không có cách gì để xử lý.

Các chuyên gia giao thông cho rằng, kinh doanh, hoạt động vận tải bằng taxi đã được Nhà nước quy định, hướng dẫn rất rõ ràng, nhưng không hiểu sao Hà Nội và Bộ GTVT còn đồng thuận với nhau để ra thêm Thông tư 23. Đây thực chất là tạo thêm một thứ giấy phép con, tăng thêm sự phiền hà và tách taxi Hà Nội khỏi chính sách chung của Nhà nước.

Theo TPO
Bình luận
vtcnews.vn