(VTC News)- GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ một câu chuyện thực tế: “Một số giáo viên từng tâm sự với tôi là hình thức chấm chéo giữa các tỉnh như một sự xúc phạm đối với đội ngũ thầy cô. Hình thức như vậy khác gì bảo ngành không tin tưởng thầy cô chấm bài suy rộng ra nghĩa là không tin tưởng trong công tác giảng dạy”.
Nhiều chuyên gia giáo dục đều khẳng định, việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT 2012 là hợp lý, đỡ tốn kém lại vẫn hiệu quả.
Sau 3 năm tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT theo hình thức thi cụm, chấm chéo, năm nay dự kiến Bộ GD&ĐT bỏ hình thức này và giáo quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT.
Thanh tra Bộ có như không
Ông Trần Xuân Đình, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng đồng tình khi chia sẻ quan điểm rằng việc bỏ thi cụm, chấm chéo sẽ giảm được sự cồng kềnh trung gian mà hiệu quả lại thấp. Về mặt kinh tế, tiết kiệm cho Nhà nước và người dân một số tiền tương đối lớn.
Ông Đình cho rằng, dự thảo này khi được đưa ra cũng phù hợp với quy luật phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay với phương châm là cải tiến theo hướng gọn nhẹ trong thi cử.
PGS.TS Văn Như Cương ( hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) lại nhìn nhận thẳng thắn vào thực tế: “ Từ trước tới nay, thanh tra ủy quyền của Bộ có cũng như không. Nếu cơ sở không nghiêm túc thì thanh tra ủy quyền của Bộ cũng chịu”.
Theo PGS Văn Như Cương, việc bỏ thi cụm, chấm chéo và giao tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT là điều nên làm. Việc tổ chức kì thi có nghiêm túc hay không phải xuất phát từ phía cơ sở chứ không phải từ phía Bộ.
Lý giải về điều này. PGS Văn Như Cương cũng cho rằng, nếu một Hội đồng thi nào đó có ý định tiêu cực thì dù Bộ GD&ĐT có cử mật độ thanh tra dày đến đâu cũng không có tác dụng.
Bên cạnh đó từ lớp 1-12 đều do địa phương quản lý từ khâu tuyển đầu vào cho đến giảng dạy thì không có lý gì đến khâu cuối cùng là tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT Bộ lại phải can thiệp vào.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ một câu chuyện thực tế: “Một số giáo viên từng tâm sự với tôi là hình thức chấm chéo giữa các tỉnh như một sự xúc phạm đối với đội ngũ thầy cô. Hình thức như vậy khác gì bảo ngành không tin tưởng thầy cô chấm bài suy rộng ra nghĩa là không tin tưởng trong công tác giảng dạy”.
Xét trên khía cạnh về hiệu quả kinh tế, GS Hạc cũng cho rằng, việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT như những năm qua là rất cồng kềnh và tốn kém nhưng hiệu quả thì không cao.
Quy trách nhiệm tới từng cấp
Khi dự thảo của Bộ GD&ĐT được đưa ra trong đó có việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT thì đã có nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng của các kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PGS Văn Như Cương cho rằng: “Vấn đề mấu chốt đặt ra là Bộ GD&ĐT phải xử lý mạnh tay đối với những địa phương “gian dối”.
“Việc giao cho địa phương tổ chức thi cũng có những mặt tích cực của nó. Chẳng hạn như các địa phương sẽ nhìn nhau mà thực hiện nên họ cũng không thể “thả nổi” kì thi bởi khi Bộ GD&ĐT hậu kiểm phát hiện ra dấu hiệu tiêu cực thì họ sẽ cảm thấy xấu hổ với những tỉnh khác”. PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Cũng cùng có ý kiến này, ông Trần Xuân Đình cho rằng các Sở cần tăng cường lực lượng thanh tra ở địa phương. Để làm được việc này, các Sở phải chọn những người trung thực, khách quan. Trước khi diễn ra kỳ thi, người lãnh đạo phải làm tốt công tác tư tưởng và phải nói rõ việc tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng.
Theo ông Đình, việc giao quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT không có nghĩa là Bộ sẽ lơi lỏng việc thanh tra mà vẫn cần quan tâm nhiều hơn thông qua việc quy định rõ trách nhiệm đối với các cấp quản lý. Đặc biệt, thanh tra Sở phải rất nghiêm túc khi xem xét các đơn tố giác vi phạm quy chế của giám thị.
Theo quan điểm của GS Phạm Minh Hạc, để tổ chức một kì thi nghiêm túc cần phải có hai yếu tố chính. Thứ nhất là đạo đức và trách nhiệm của hiệu trường các trường THPT và đội ngũ nhà giáo. Thứ hai, quy chế thi phải chặt chẽ và phải xử lý nghiêm những nhà giáo vi phạm.
Theo GS Hạc, ngoài hai yếu tố này thì các địa phương cũng cần phải có quan niệm đúng về việc thi. Hiện nay một số địa phương vẫn đặt ra chỉ tiêu đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm, chính yếu tố này đã tạo sức ép cho đội ngũ nhà giáo. “Tôi mong rằng sẽ không có sức ép từ phía UBND các tỉnh và chúng ta cũng không nên lấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp để chạy theo thành tích”.
Một chuyên gia khác cũng mạnh dạn đề nghị : “Nếu Giám đốc Sở GD&ĐT làm yếu kém để xảy ra sai phạm nghiêm trọng thì sẽ bị chủ tịch UBND tỉnh cách chức. Có như vậy các lãnh đạo mới có thể làm hết trách nhiệm của mình”.
Độc giả suy nghĩ gì về việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ý kiến độc giả xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Nhiều chuyên gia giáo dục đều khẳng định, việc Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT 2012 là hợp lý, đỡ tốn kém lại vẫn hiệu quả.
Sau 3 năm tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT theo hình thức thi cụm, chấm chéo, năm nay dự kiến Bộ GD&ĐT bỏ hình thức này và giáo quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT.
Thanh tra Bộ có như không
Ông Trần Xuân Đình, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng đồng tình khi chia sẻ quan điểm rằng việc bỏ thi cụm, chấm chéo sẽ giảm được sự cồng kềnh trung gian mà hiệu quả lại thấp. Về mặt kinh tế, tiết kiệm cho Nhà nước và người dân một số tiền tương đối lớn.
Ông Đình cho rằng, dự thảo này khi được đưa ra cũng phù hợp với quy luật phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay với phương châm là cải tiến theo hướng gọn nhẹ trong thi cử.
Học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Theo PGS Văn Như Cương, việc bỏ thi cụm, chấm chéo và giao tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT là điều nên làm. Việc tổ chức kì thi có nghiêm túc hay không phải xuất phát từ phía cơ sở chứ không phải từ phía Bộ.
Lý giải về điều này. PGS Văn Như Cương cũng cho rằng, nếu một Hội đồng thi nào đó có ý định tiêu cực thì dù Bộ GD&ĐT có cử mật độ thanh tra dày đến đâu cũng không có tác dụng.
Bên cạnh đó từ lớp 1-12 đều do địa phương quản lý từ khâu tuyển đầu vào cho đến giảng dạy thì không có lý gì đến khâu cuối cùng là tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT Bộ lại phải can thiệp vào.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành giáo dục, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ một câu chuyện thực tế: “Một số giáo viên từng tâm sự với tôi là hình thức chấm chéo giữa các tỉnh như một sự xúc phạm đối với đội ngũ thầy cô. Hình thức như vậy khác gì bảo ngành không tin tưởng thầy cô chấm bài suy rộng ra nghĩa là không tin tưởng trong công tác giảng dạy”.
Xét trên khía cạnh về hiệu quả kinh tế, GS Hạc cũng cho rằng, việc tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT như những năm qua là rất cồng kềnh và tốn kém nhưng hiệu quả thì không cao.
Quy trách nhiệm tới từng cấp
Khi dự thảo của Bộ GD&ĐT được đưa ra trong đó có việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT thì đã có nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng của các kỳ thi tốt nghiệp THPT.
PGS Văn Như Cương cho rằng: “Vấn đề mấu chốt đặt ra là Bộ GD&ĐT phải xử lý mạnh tay đối với những địa phương “gian dối”.
“Việc giao cho địa phương tổ chức thi cũng có những mặt tích cực của nó. Chẳng hạn như các địa phương sẽ nhìn nhau mà thực hiện nên họ cũng không thể “thả nổi” kì thi bởi khi Bộ GD&ĐT hậu kiểm phát hiện ra dấu hiệu tiêu cực thì họ sẽ cảm thấy xấu hổ với những tỉnh khác”. PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Học sinh tâm trạng thoải mái sau khi hoàn thành các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2011 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Cũng cùng có ý kiến này, ông Trần Xuân Đình cho rằng các Sở cần tăng cường lực lượng thanh tra ở địa phương. Để làm được việc này, các Sở phải chọn những người trung thực, khách quan. Trước khi diễn ra kỳ thi, người lãnh đạo phải làm tốt công tác tư tưởng và phải nói rõ việc tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng.
Theo ông Đình, việc giao quyền tự chủ cho các Sở GD&ĐT không có nghĩa là Bộ sẽ lơi lỏng việc thanh tra mà vẫn cần quan tâm nhiều hơn thông qua việc quy định rõ trách nhiệm đối với các cấp quản lý. Đặc biệt, thanh tra Sở phải rất nghiêm túc khi xem xét các đơn tố giác vi phạm quy chế của giám thị.
Theo quan điểm của GS Phạm Minh Hạc, để tổ chức một kì thi nghiêm túc cần phải có hai yếu tố chính. Thứ nhất là đạo đức và trách nhiệm của hiệu trường các trường THPT và đội ngũ nhà giáo. Thứ hai, quy chế thi phải chặt chẽ và phải xử lý nghiêm những nhà giáo vi phạm.
Theo GS Hạc, ngoài hai yếu tố này thì các địa phương cũng cần phải có quan niệm đúng về việc thi. Hiện nay một số địa phương vẫn đặt ra chỉ tiêu đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm, chính yếu tố này đã tạo sức ép cho đội ngũ nhà giáo. “Tôi mong rằng sẽ không có sức ép từ phía UBND các tỉnh và chúng ta cũng không nên lấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp để chạy theo thành tích”.
Một chuyên gia khác cũng mạnh dạn đề nghị : “Nếu Giám đốc Sở GD&ĐT làm yếu kém để xảy ra sai phạm nghiêm trọng thì sẽ bị chủ tịch UBND tỉnh cách chức. Có như vậy các lãnh đạo mới có thể làm hết trách nhiệm của mình”.
Độc giả suy nghĩ gì về việc bỏ thi cụm, chấm chéo trong thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ý kiến độc giả xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh
Bình luận