• Zalo

Cha và con trai như 'cá với nước'

Tổng hợpThứ Năm, 24/11/2011 02:51:00 +07:00Google News

Quan hệ giữa cha và con trai ẩn chứa rất nhiều điều đặc biệt. Con trai không thể thiếu cha như cá không thể thiếu nước.

Quan hệ giữa cha và con trai ẩn chứa rất nhiều điều đặc biệt. Con trai không thể thiếu cha như cá không thể thiếu nước.

Mối quan hệ giữa cha và con trai là một mối quan hệ phức tạp về nhiều mặt. Người cha có vai trò cơ bản trong việc tạo dựng và giáo dục con suốt từ khi con còn bé cho đến lúc trưởng thành. Dưới đây là một số đặc điểm của mối quan hệ đặc biệt này.
Vai trò quan trọng
Người cha phải có mặt trong những thời điểm then chốt của cuộc đời con mình, để cảm nhận sự lớn khôn của con. Nếu người cha không bỏ qua bất cứ sự kiện nào mà người con cho là quan trọng như ngày sinh nhật hay trận chung kết bóng đá của con…, nếu cha chơi thể thao với con và có những nhận xét thích đáng về vấn đề giáo dục giới tính, thì như thế người cha đã hoàn thành phần lớn vai trò của mình.
Để mối quan hệ giữa cha và con trai được thành công, người cha phải cùng hoạt động với con và truyền cho con một gia tài phong phú trong việc rèn luyện.
Quan hệ giữa cha và con trai ẩn chứa rất nhiều điều đặc biệt. (Ảnh minh họa). 

Bước vào tuổi thiếu niên, người con trai cần được hướng về hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ, do vậy người con sẽ lấy cha mình làm mẫu để tạo nên nhân cách của mình.
Việc người cha đánh giá đúng về con trai mình sẽ có một tác dụng mạnh mẽ, nhất là đánh giá về cách yêu, cách vui chơi của con, đồng thời xác định được tất cả các mối quan hệ mà con sẽ có với nam giới cũng như nữ giới.
Người cha nên giúp con tìm hiểu và có ý thức về thế giới xung quanh. Sự vắng mặt của người cha tất nhiên sẽ dẫn đến một sự thiếu hụt, mất thăng bằng đối với người con.
Những biến đổi về trách nhiệm của người cha trong gia đình
Ngày nay, người cha tham gia nhiều hơn vào việc giáo dục và có trách nhiệm với con trai, từ nay trở đi đó sẽ không phải là trách nhiệm của riêng các bà mẹ nữa.
Từ nay trở đi, các bố sẽ tắm cho con, vuốt ve con, dạy con học thuộc lòng các bài thơ, đưa con đi nhà trẻ… Tóm lại họ sẽ quan tâm đến những việc đó như những người cha 'gà mái' thực sự! Ngay cả khi một số người tiếp tục không chịu chấp nhận 'trách nhiệm mẫu dưỡng đó', thì các ông bố vẫn đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò làm cha của mình. Chăm chút hơn, lắng nghe hơn, quan tâm nhiều hơn đến con, ngày nay các ông bố đang dành nhiều thời gian hơn cho con mình.
Con trai không thể thiếu cha. (Ảnh minh họa). 

Quan hệ quyền lực
Cha chính là người đề ra những quy tắc, những giới hạn và làm nhiệm vụ hướng dẫn cho con trai. Người cha không hề do dự khi sử dụng quyền lực đó, nhất là khi con không nghe lời!
Thường những lúc như thế, đứa con sẽ cảm thấy ghét cha. Nhưng điều đó có nghĩa là chồng bạn đã hoàn thành rất tốt vai trò làm cha của mình.
Người con sẽ rất khâm phục cha, ông là biểu tượng tuyệt vời cho sức mạnh và quyền lực.
Ngay cả khi việc nói chuyện giữa hai cha con còn có vẻ khó khăn thì mối quan hệ đồng loã, trìu mến giữa họ vẫn có thể nảy sinh không mấy khó khăn. Hình ảnh người cha chuyên quyền và xa cách lúc đó sẽ không còn nữa.
Quan hệ đồng loã và kín đáo
Người cha chơi với con, dành thời gian cho con là cách mà ông chứng tỏ tình yêu với nó. Khó nói lên mọi điều, khó thốt lên lời yêu thương, nói chung người cha không có năng khiếu trong những chuyện đó! Vậy là người cha chuyển sang hoạt động cùng với con, cùng chơi những trò trẻ con, đó là những lúc thể hiện sự đồng loã để chứng tỏ cho con trai thấy mình rất yêu con.
Hai cha con nói với nhau những lời âu yếm trong khi nói chuyện phiếm trong xe ô tô, khi hí hoáy sửa động cơ xe, khi vỗ vai nhau; đó là sự liên lạc kín đáo nhưng lại cho phép gắn bó hai thế hệ với nhau.
Quan hệ cạnh tranh
Ý thức cạnh tranh xuất hiện vào lúc trẻ lên ba. Bé có cảm giác buồn vì bố muốn chiếm giữ mẹ và cậu muốn mẹ chỉ dành cho cậu thôi. Như một đối thủ thực sự, cậu bé lao vào cuộc cạnh tranh với cha để xua đuổi cha và chiếm lấy trái tim người mẹ.
Ý muốn giành phần thắng, hay nói cách khác việc đứa trẻ dường như muốn chiến thắng cả cha mình khiến cậu bé tranh giành, chống đối lại cha trong mọi lĩnh vực mà người cha giỏi hơn cả.
Theo HPGĐ
Bình luận
vtcnews.vn