Một mình ông Quang nuôi 6 người con ăn học cùng với một người em trai bị tàn tật từ thời còn trai trẻ, không có khả năng lao động.
Gia cảnh khó khăn
Đến thăm gia đình ông Quang chúng tôi mới cảm nhận được sự thiếu thốn của gia đình. Căn nhà cấp bốn hiện tại của ông là do ông bà để lại, bao năm vẫn chưa có tiền xây lại, sửa chữa. Trong nhà không có nhiều đồ đạc và cũng chẳng có thứ gì có giá trị ngoài những tấm bằng khen của các con treo trên những bức tường cũ kĩ.
Vợ mất sớm, một mình ông Quang phải gánh trên vai cả gia đình. Ông phải nuôi 6 người con ăn học cùng với một người em trai bị tàn tật từ thời còn trai trẻ, không có khả năng lao động.
Tám miệng ăn của gia đình ông chỉ trông chờ vào năm sào ruộng khoán mùa được mùa mất. Để có miếng cơm manh áo và tiền ăn học của các con ông đã làm lụng vất vả thêm với đủ thứ nghề. Ông chăn nuôi trâu, bò để cày thuê và cho sinh sản kiếm tiền.
Hàng năm, cứ đến mùa vụ ông lại nhận ruộng của các hộ trong Hợp tác xã để cày thuê. Hết mùa vụ, ông lại làm nghề thợ xây. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng ông vẫn quyết nuôi dạy con cái nên người.
Ông Quang có một suy nghĩ: “Dù có nghèo đến mấy, dù có phải vất vả đến mấy cũng phải cho con học đến nơi đến chốn. Chỉ sợ là con không có chí học mà thôi. Vì vợ tôi mất cũng là do lao lực làm việc để nuôi các con ăn học vì thế bằng mọi giá phải thực hiện tâm nguyện của vợ…Dù số tiền mà con tôi đi học đều chủ yếu là vay từ ngân hàng là chính”.
Cũng do gia cảnh nghèo nên việc học của các con ông gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sống trong cảnh “bữa đói bữa no”, điều kiện học hành thiếu thốn nhưng điều khiến nhiều người phải khâm phục đó là các con của ông ai cũng chăm ngoan, học giỏi, năm nào cũng nhận được nhiều bằng khen của nhà trường và của các cấp chính quyền.
6 người con vào đại học
Trải qua bao gian nan vất vả đến nay, sáu người con của ông đều đã vào đại học, có người đã đi làm, thành đạt, khiến ai cũng phải khâm phục. Người con đầu là Phan Thị Xanh (SN 1982) sau khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa Điện tử viễn thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội, hiện nay làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam.
Chị Phan Thị Thắm (SN 1982), người con thứ hai, từng nhận học bổng Jaica – Nhật bản trong 5 năm học tại khoa Nông học, Trường ĐH Nông Nghiệp I, nay làm việc tại Sở Nông Nghiệp Hà Tĩnh.
Chị Phan Thị Tươi (SN 1985), người con thứ ba, sau khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa Chăn nuôi thú y, ĐH Hồng Đức đã được nhà trường giữ lại và đang được gửi đi đào tạo tại Chulalongcon, Thái Lan.
Chị Phan Thị Sáng (SN 1988) tốt nghiệp khoa sư phạm Tiếng Anh, ĐH Hà Tĩnh, hiện dạy tại Trường THCS Bắc Hồng, Hồng Lĩnh.
Còn hai người con cuối đang đi học là: Phan Ngọc Mai, đang học năm thứ ba, khoa Tài chính - Kế toán và Phan Văn Nguyện (SN 1993), năm thứ hai, khoa Cơ khí chế tạo máy đều của ĐH Thủy Lợi.
Khi được hỏi về bí quyết trong việc nuôi con học giỏi ông Quang chia sẻ: “Tuy nhà nghèo nhưng được một điều là con cái có chí học hành, chăm ngoan, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nghe lời bố, chú dạy bảo.
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nên các con tôi cũng luôn tích cực trong công việc phụ giúp gia đình và chi tiêu tiết kiệm trong học hành. Tôi cũng chỉ động viên tinh thần là chính chứ không giúp được gì trong việc học của các con…”.
Ông Quang cho biết thêm dù là hoàn cảnh khá ngặt nghèo nhưng chưa bao giờ ông ngần ngại trong việc đầu tư cho con học hành. Dù không có tiền nhưng ông quyết đi vay anh em, vay ngân hàng để cho con được đi học.
“Ông Quang không chỉ là một điển hình về việc nuôi con ăn học của Hợp tác xã mà là còn là tấm gương của thị xã, của tỉnh. Điều đáng nói ông là một nông dân nghèo nhưng quyết tâm nuôi con học bằng mọi giá. Vì vậy, chúng tôi thuờng lấy gia đình ông làm gương cho các gia đình khác noi theo”, ông Phan Thanh Lương, Chủ tịch UBMTTQ phường Đức Thuận cho biết.
Ở làng Ngọc Sơn (nay tổ dân phố Hồng Sơn, Phường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) ít ai không biết đến gia đình ông Phan Ngọc Quang, một gia đình được coi là gương sáng trong việc nuôi con ăn học nên người.
Gia đình ông là một hộ thuộc diện nghèo của Hợp tác xã. Nhà ông có 6 người con (5 gái, 1 trai) thì cả 6 người con đều vào đại học, thành đạt.
Ông Quang (bên phải) và người em trai bị tàn tật không có khả năng lao động. |
Đến thăm gia đình ông Quang chúng tôi mới cảm nhận được sự thiếu thốn của gia đình. Căn nhà cấp bốn hiện tại của ông là do ông bà để lại, bao năm vẫn chưa có tiền xây lại, sửa chữa. Trong nhà không có nhiều đồ đạc và cũng chẳng có thứ gì có giá trị ngoài những tấm bằng khen của các con treo trên những bức tường cũ kĩ.
Vợ mất sớm, một mình ông Quang phải gánh trên vai cả gia đình. Ông phải nuôi 6 người con ăn học cùng với một người em trai bị tàn tật từ thời còn trai trẻ, không có khả năng lao động.
Tám miệng ăn của gia đình ông chỉ trông chờ vào năm sào ruộng khoán mùa được mùa mất. Để có miếng cơm manh áo và tiền ăn học của các con ông đã làm lụng vất vả thêm với đủ thứ nghề. Ông chăn nuôi trâu, bò để cày thuê và cho sinh sản kiếm tiền.
Hàng năm, cứ đến mùa vụ ông lại nhận ruộng của các hộ trong Hợp tác xã để cày thuê. Hết mùa vụ, ông lại làm nghề thợ xây. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng ông vẫn quyết nuôi dạy con cái nên người.
Ông Quang có một suy nghĩ: “Dù có nghèo đến mấy, dù có phải vất vả đến mấy cũng phải cho con học đến nơi đến chốn. Chỉ sợ là con không có chí học mà thôi. Vì vợ tôi mất cũng là do lao lực làm việc để nuôi các con ăn học vì thế bằng mọi giá phải thực hiện tâm nguyện của vợ…Dù số tiền mà con tôi đi học đều chủ yếu là vay từ ngân hàng là chính”.
Cũng do gia cảnh nghèo nên việc học của các con ông gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sống trong cảnh “bữa đói bữa no”, điều kiện học hành thiếu thốn nhưng điều khiến nhiều người phải khâm phục đó là các con của ông ai cũng chăm ngoan, học giỏi, năm nào cũng nhận được nhiều bằng khen của nhà trường và của các cấp chính quyền.
6 người con vào đại học
Gia đình ông Quang. |
Chị Phan Thị Thắm (SN 1982), người con thứ hai, từng nhận học bổng Jaica – Nhật bản trong 5 năm học tại khoa Nông học, Trường ĐH Nông Nghiệp I, nay làm việc tại Sở Nông Nghiệp Hà Tĩnh.
Chị Phan Thị Tươi (SN 1985), người con thứ ba, sau khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa Chăn nuôi thú y, ĐH Hồng Đức đã được nhà trường giữ lại và đang được gửi đi đào tạo tại Chulalongcon, Thái Lan.
Chị Phan Thị Sáng (SN 1988) tốt nghiệp khoa sư phạm Tiếng Anh, ĐH Hà Tĩnh, hiện dạy tại Trường THCS Bắc Hồng, Hồng Lĩnh.
Còn hai người con cuối đang đi học là: Phan Ngọc Mai, đang học năm thứ ba, khoa Tài chính - Kế toán và Phan Văn Nguyện (SN 1993), năm thứ hai, khoa Cơ khí chế tạo máy đều của ĐH Thủy Lợi.
Khi được hỏi về bí quyết trong việc nuôi con học giỏi ông Quang chia sẻ: “Tuy nhà nghèo nhưng được một điều là con cái có chí học hành, chăm ngoan, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nghe lời bố, chú dạy bảo.
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nên các con tôi cũng luôn tích cực trong công việc phụ giúp gia đình và chi tiêu tiết kiệm trong học hành. Tôi cũng chỉ động viên tinh thần là chính chứ không giúp được gì trong việc học của các con…”.
Ông Quang cho biết thêm dù là hoàn cảnh khá ngặt nghèo nhưng chưa bao giờ ông ngần ngại trong việc đầu tư cho con học hành. Dù không có tiền nhưng ông quyết đi vay anh em, vay ngân hàng để cho con được đi học.
“Ông Quang không chỉ là một điển hình về việc nuôi con ăn học của Hợp tác xã mà là còn là tấm gương của thị xã, của tỉnh. Điều đáng nói ông là một nông dân nghèo nhưng quyết tâm nuôi con học bằng mọi giá. Vì vậy, chúng tôi thuờng lấy gia đình ông làm gương cho các gia đình khác noi theo”, ông Phan Thanh Lương, Chủ tịch UBMTTQ phường Đức Thuận cho biết.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Bình luận