Theo thông tin bệnh viện Nhi đồng 2 đăng tải, nhà tâm lý học nhi khoa Kimberly Burkhart của trung tâm y khoa Viên trường Cleveland nói rằng: Ở trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm, bạn có thể nhận thấy nhiều bứt rứt và mất hứng thú hơn là chỉ thấy tâm trạng buồn chán.
Cần phải cảnh giác với dấu hiệu: Đó là những thay đổi trong thói quen ngủ như là ngu quá ít, quá nhiều, hoặc là ngủ trưa dài, tránh hoặc không thích thú các hoạt động mà chúng đã từng thích trước đó, rút lui khỏi gia đình và bạn bè; gặp vấn đề trong suy nghĩ hoặc tập trung, và suy giảm trong việc học tập ở trường.
Những dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm thay đổi ngon miệng, lên cân hoặc giảm cân, mệt mỏi hoặc là thiếu năng lượng, thiếu tự tin và lòng tự trọng, cảm nhận vô giá trị và vô vọng, tự làm hại bản thân, và tái diễn ý nghĩa chết hoặc tự tử.
Theo Viện Hàn Lâm tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ thì có khoảng 5% trẻ em và thiếu niên bị trầm cảm. Theo Burkhart thì nguyên nhân có thể là các yếu tố bên ngoài, như là căng thẳng, bắt nạt, hoặc là bị chấn thương hoặc trầm cảm, hoặc lo lắng có thể xảy tra trong gia đình.
Có một số chọn lựa để điều trị, bao gồm một vài cách mà không có liên quan đến thuốc. Nhà tâm lý học Burkhart nói rằng: “Một trong những điều trị hiệu quả để giải quyết trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên là liệu pháp nhận thức hành vi, nó tập trung vào mối quan hệ trong ý nghĩ, cảm nhận và hành vi.”
Những tiếp cận khác bao gồm các bài tập và khởi phát hành vi, ở đó sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động tích cực đang dần dần tăng lên. Nếu còn trầm cảm vừa hoặc nặng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống trầm cảm.
Video: Lớp chất lỏng trên bề mặt cốc sữa chua khiến nhiều người lo lắng là gì?
Bình luận