Sáng 22/4, trả lời VTC News, Kỹ sư Hồ Quang Cua - "cha đẻ" giống gạo ST25 từng giành giải gạo ngon nhất thế giới xác nhận đã nắm được một số thông tin liên quan việc 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu giống gạo ST25.
Tuy nhiên, theo vị "cha đẻ' của giống gạo này, việc "con cái" của mình được người khác đăng ký quyền bảo hộ hợp pháp, có trách nhiệm thì chưa hẳn là điều xấu. Ông cũng từ chối bàn sâu về vấn đề này.
"Việc gạo được đăng ký bảo hộ thương hiệu là tốt, tôi xin không bàn mấy chuyện đó", kỹ sư Hồ Quang Cua nói.
Trong khi đó, theo Luật Sở hữu trí tuệ, sản phẩm, thương hiệu nếu muốn được bảo hộ ở quốc gia khác (gạo ST25 được bảo hộ tại Mỹ) thì doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu tại quốc gia đó. Do đó, doanh nghiệp Việt nếu muốn bảo hộ thì phải tự đăng ký và đăng ký theo mẫu mà cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ tại nước sở tại quy định.
Đối với gạo ST25, do đã có doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nên khi Việt Nam xuất khẩu loại gạo này sang Mỹ và muốn không vi phạm sở hữu trí tuệ thì buộc phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu ở Mỹ.
Còn theo Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang (đơn vị đang sở hữu bản quyền giống lúa ST25 tại Việt Nam), việc đăng ký bảo hộ thương hiệu hầu hết doanh nghiệp nào cũng làm được, dù bất cứ ở Việt Nam hay quốc gia nào nếu đáp ứng đủ hồ sơ.
Đối với việc các doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký bản quyền gạo ST25, ông Trí cho biết không ảnh hưởng đến chủ sở hữu giống lúa. Những doanh nghiệp ở Mỹ có thể là những đối tác nhập hàng của doanh nghiệp Việt, họ thấy sản phẩm tốt nên đã đăng ký. Đồng thời, gạo là sản phẩm không cần thiết phải cấp độc quyền nên không cần lo lắng.
Bình luận