Nhiều CEO ngoại tại các ngân hàng Việt sau một thời gian làm việc đã phải dứt áo ra đi, nhường sân cho người bản địa.
"Techcombank sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu vào năm 2014 và chúng tôi sẽ thực hiện cho bằng được mục tiêu này”. Đó là mục tiêu ông Simon Morris đã đặt ra cách đây hơn một năm, khi ông nhậm chức Tổng giám đốc Techcombank. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện được mục tiêu này thì ông đã phải chia tay Techcombank.
Ông Morris trở thành CEO Techcombank vào tháng 1/2012, mở đầu cho xu hướng dùng CEO ngoại trong ngành ngân hàng. Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) cũng đã mời ông Atul Malik, người có nhiều năm làm việc tại Deutsche Bank và Citibank, về giữ chức CEO. Tại ngân hàng Phát triển Mê Kông là ông Tay Han Chong.
Với sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm quốc tế, các CEO ngoại này được kỳ vọng sẽ mang lại những chuyển biến cho các ngân hàng Việt Nam, trong bối cảnh ngành ngân hàng đang gặp nhiều thách thức (như chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt, Ngân hàng Nhà nước quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng).
“Việc ngân hàng dùng CEO ngoại là một xu hướng mới và tất yếu khi Việt Nam đã hội nhập. Nhưng thuê CEO ngoại chỉ là bước khởi đầu. Và việc ngân hàng có đổi vận được hay không còn phải chờ thời gian trả lời”, chuyên gia Bùi Kiến Thành, nhận xét về xu hướng thay CEO ngoại hồi đầu năm 2012.
Giờ đây, dường như câu trả lời đã có, nhất là khi nhìn vào kết quả kinh doanh của 3 ngân hàng có CEO ngoại trong hơn 1 năm qua. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Techcombank là 1.018 tỷ đồng, chỉ đạt 22% kế hoạch và giảm 76% so với năm 2011. Tại Maritime Bank, năm ngoái, lợi nhuận trước thuế cũng giảm hơn 70%. Còn ở ngân hàng Phát triển Mê Kông, mức giảm này là 70,6%.
Có ý kiến cho rằng, đây chỉ là 3 trong số nhiều trường hợp giảm lợi nhuận trong năm 2012, và ngẫu nhiên đều là những đơn vị thuê CEO ngoại. Tuy nhiên, con số giảm chung hơn 70% của các ngân hàng này là vấn đề đáng nói. Bởi lẽ, nhiều ngân hàng có CEO nội dù kết quả kinh doanh không tốt, nhưng cũng không giảm đến mức như vậy. Tính chung, mức giảm lợi nhuận trung bình năm 2012 của 33 ngân hàng Việt Nam là 27,3%, theo StoxPlus.
Vì sao sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm quốc tế của các CEO ngoại lại không mang lại kết quả như kỳ vọng cho các ngân hàng nói trên ?
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, CEO ngoại là người rất chuyên nghiệp, nhưng nếu phải điều hành một đội ngũ nhân viên không chuyên thì sự chuyên nghiệp, nếu có, chỉ là hình thức. Hơn nữa, họ phải mất nhiều thời gian mới có thể thích nghi được với văn hóa doanh nghiệp của người Việt Nam. Đây có vẻ là lời giải thích hợp lý nhất cho câu chuyện này.
Có thể còn một lý do khác liên quan đến quyền lực thực sự của CEO ngoại trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tại đa số doanh nghiệp Việt Nam, các vấn đề lớn vẫn do Hội đồng Quản trị quyết định, còn các thành viên ban điều hành, trong đó có tổng giám đốc, chỉ là người thừa hành.
Việc chưa nắm bắt được văn hóa điều hành, chính sách của Việt Nam cũng như hoạt động nội bộ, ngóc ngách của ngân hàng cũng khiến cho việc tiếp quản của CEO ngoại trở nên khó khăn. Đó có lẽ là lý do một số CEO ngoại sau một thời gian làm việc phải dứt áo ra đi.
"Techcombank sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu vào năm 2014 và chúng tôi sẽ thực hiện cho bằng được mục tiêu này”. Đó là mục tiêu ông Simon Morris đã đặt ra cách đây hơn một năm, khi ông nhậm chức Tổng giám đốc Techcombank. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện được mục tiêu này thì ông đã phải chia tay Techcombank.
Ông Morris trở thành CEO Techcombank vào tháng 1/2012, mở đầu cho xu hướng dùng CEO ngoại trong ngành ngân hàng. Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank) cũng đã mời ông Atul Malik, người có nhiều năm làm việc tại Deutsche Bank và Citibank, về giữ chức CEO. Tại ngân hàng Phát triển Mê Kông là ông Tay Han Chong.
Ông Simon Morris đã nói lời chia tay với Techcombank sau hơn 1 năm giữ chức CEO. |
“Việc ngân hàng dùng CEO ngoại là một xu hướng mới và tất yếu khi Việt Nam đã hội nhập. Nhưng thuê CEO ngoại chỉ là bước khởi đầu. Và việc ngân hàng có đổi vận được hay không còn phải chờ thời gian trả lời”, chuyên gia Bùi Kiến Thành, nhận xét về xu hướng thay CEO ngoại hồi đầu năm 2012.
Giờ đây, dường như câu trả lời đã có, nhất là khi nhìn vào kết quả kinh doanh của 3 ngân hàng có CEO ngoại trong hơn 1 năm qua. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Techcombank là 1.018 tỷ đồng, chỉ đạt 22% kế hoạch và giảm 76% so với năm 2011. Tại Maritime Bank, năm ngoái, lợi nhuận trước thuế cũng giảm hơn 70%. Còn ở ngân hàng Phát triển Mê Kông, mức giảm này là 70,6%.
Có ý kiến cho rằng, đây chỉ là 3 trong số nhiều trường hợp giảm lợi nhuận trong năm 2012, và ngẫu nhiên đều là những đơn vị thuê CEO ngoại. Tuy nhiên, con số giảm chung hơn 70% của các ngân hàng này là vấn đề đáng nói. Bởi lẽ, nhiều ngân hàng có CEO nội dù kết quả kinh doanh không tốt, nhưng cũng không giảm đến mức như vậy. Tính chung, mức giảm lợi nhuận trung bình năm 2012 của 33 ngân hàng Việt Nam là 27,3%, theo StoxPlus.
Vì sao sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm quốc tế của các CEO ngoại lại không mang lại kết quả như kỳ vọng cho các ngân hàng nói trên ?
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch ngân hàng Bưu Điện Liên Việt, CEO ngoại là người rất chuyên nghiệp, nhưng nếu phải điều hành một đội ngũ nhân viên không chuyên thì sự chuyên nghiệp, nếu có, chỉ là hình thức. Hơn nữa, họ phải mất nhiều thời gian mới có thể thích nghi được với văn hóa doanh nghiệp của người Việt Nam. Đây có vẻ là lời giải thích hợp lý nhất cho câu chuyện này.
Có thể còn một lý do khác liên quan đến quyền lực thực sự của CEO ngoại trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tại đa số doanh nghiệp Việt Nam, các vấn đề lớn vẫn do Hội đồng Quản trị quyết định, còn các thành viên ban điều hành, trong đó có tổng giám đốc, chỉ là người thừa hành.
Việc chưa nắm bắt được văn hóa điều hành, chính sách của Việt Nam cũng như hoạt động nội bộ, ngóc ngách của ngân hàng cũng khiến cho việc tiếp quản của CEO ngoại trở nên khó khăn. Đó có lẽ là lý do một số CEO ngoại sau một thời gian làm việc phải dứt áo ra đi.
Theo Nhịp cầu Đầu tư
Bình luận