Cầu xe ô tô là gì?

Tư vấnThứ Sáu, 26/04/2024 12:08:00 +07:00
(VTC News) -

Cầu xe còn có tên gọi khác là trục bánh xe, thực hiện chức năng kết nối các bánh xe giúp tạo thành một hệ thống cố định ở gầm ô tô.

Đối với hầu hết các dòng xe, cầu xe luôn có một vị trí nhất định như một “cây cầu” để hỗ trợ sự tác động cơ học qua lại của hai cặp bánh xe với nhau, với khung xe và thân xe. Đều có vai trò như nhau nhưng các loại cầu xe khác nhau sẽ có cấu tạo riêng biệt.

Cầu xe nằm giữa trục kim loại nối bánh xe trước và sau của ô tô. Trong đó, trục kim loại là trục được thiết kế theo phương dọc ở giữa, bên dưới toàn bộ khung xe. Do đó, cầu xe bắt buộc phải có để tạo nên kết cấu hoàn chỉnh của khung ô tô, giúp lái xe an toàn hơn trong một số trường hợp chuyển hướng gấp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Các loại cầu xe ô tô phổ biến hiện nay

Xe 1 cầu (hệ dẫn động 2 bánh)

Xe 1 cầu có cầu xe ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau. Theo đó, cầu xe dẫn động phía trước gọi là dẫn động cầu trước. Ngược lại, dẫn động cầu sau dùng để gọi cầu xe dẫn động đặt ở phía sau.

Xe dẫn động cầu trước (Front-Wheel Drive) dẫn lực từ động cơ đến cầu trước để truyền động cho bánh xe trước.

Ưu điểm: Bộ phận dẫn động cầu trước của xe nhỏ gọn nhưng có sức kéo tốt. Chi phí sửa chữa thấp.

Nhược điểm: Trọng lượng của xe lên cầu xe chênh lệch giữa cầu trước và cầu sau. Vì hai bánh trước đồng thời kéo và chuyển hướng lái của ô tô nên không đạt hiệu quả tối đa.

Xe dẫn động cầu sau (Rear-Wheel Drive) dẫn lực từ động cơ đến cầu sau để truyền động cho bánh xe sau.

Ưu điểm: Khả tăng tăng tốc được đánh giá cao vì bánh sau sẽ thay thế bánh trước đẩy nhanh tốc độ xe. Khi đó, bánh trước chỉ đảm nhận mỗi vai trò đánh lái cho xe.

Nhược điểm: Bánh xe bám đường kém trên đoạn đường trơn trượt.

Xe 2 cầu (hệ dẫn động 4 bánh)

Xe 2 cầu là phiên bản nâng cấp của xe 1 cầu với những ưu điểm vượt trội.

Xe dẫn động 4 bánh bán thời gian:

Cơ chế dẫn động đồng thời 4 bánh chứ không còn từng hai bánh ở cầu trước và cầu sau như xe 1 cầu. Thay vào đó, 4 bánh xe đều được truyền động từ hoặc cầu trước hoặc cầu sau.

Ưu điểm: Bánh xe bám đường tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho xe di chuyển địa hình dốc.

Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp hơn với cơ chế “gài cầu”, hộp số phụ.

Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian:

Tương tự như xe dẫn động 4 bánh bán thời gian, các bánh xe của xe dẫn động này cũng được truyền động cùng lúc. Tuy nhiên, xe sẽ được mặc định dẫn động 4 bánh và không thể chuyển thành dẫn động cầu trước hoặc sau.

Ưu điểm: Loại bỏ cơ chế “gài cầu”. Độ bám đường cao nhất trong các loại trên và động cơ hoạt động khoẻ hơn.

Nhược điểm: Làm trọng lượng xe tăng lên đáng kể. Giá thành cao dẫn đến chi phí sửa chữa và thay thế cao.

PHẠM DUY(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp