(VTC News) – Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Nhật Tân Nguyễn Lê Minh vừa lên tiếng trước sự hoành hành của nạn cát tặc ở sông Hồng.
- Những ngày qua, nạn khai thác cát hoành hành khá dữ dội ở khúc sông gần cầu Nhật Tân đang xây dựng được người dân phản ánh. Ông đánh giá sao về vấn đề này với sự an toàn của cây cầu nghìn tỷ?
Ông Nguyễn Bá Quý: Hành lang an toàn của dự án này là 7 mét tính từ lan can của cầu ra hai bên. Đó vừa là phạm vi giải phóng mặt bằng, vừa là phạm vi an toàn của cầu.
Theo thông tin mới nhất chúng tôi có được, đến thời điểm này vẫn chưa có hiện tượng chiếm dụng lâu dài trong phạm vi thuộc hành lang an toàn của cầu.
Về chiếm dụng ngắn hạn rất khó quan sát vì nhiều khi người ta chỉ lấn vài mét rồi lại rút về. Chẳng hạn, họ dùng hàng rào tạm đến khi khai thác, canh tác xong rút về luôn thì rất khó kiểm soát.
Để có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của nạn cát tặc tới dự án này, phải mở một cuộc khảo sát đặc biệt xem có sự thay đổi giữa cao độ lòng sông với tính toán của chủ dự án hay không. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, bên tư vấn đã tính tới một vài trường hợp xói gây ảnh hưởng tới kết cấu của cầu.
Trong đó, họ đã tính toán đến các kịch bản xói thông thường và xói mạnh trong giai đoạn thiết kế. Chắc chắn khai thác cát bừa bãi với mức độ nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới công trình này.
Ông Nguyễn Lê Minh: Ngoài ra, có một số thuyền bè đã đi vào khu vực gần móng cầu. Như thế cũng là “xâm phạm” hành lang an toàn của cầu, nhưng ngắn hạn và không gây ảnh hưởng gì.
- Việc khai thác cát ở khúc sông này diễn ra công khai, báo đài phản ánh và chính quyền địa phương cũng đã vào cuộc, Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân có mở cuộc khảo sát mức độ ảnh hưởng?
Ông Nguyễn Bá Quý: Hàng tháng chúng tôi đều mở các cuộc khảo sát theo dõi diễn biến lòng sông.
Theo báo cáo, đến thời điểm hiện tại, dự án chưa bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào. Thế nhưng, nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng.
Khi thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, chúng tôi phải tính đến khả năng chịu tải của cây cầu nếu xảy ra hiện tượng xói, động đất, sức gió lớn nhất… Khả năng chịu lực cao đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào các quy định giới hạn tiêu chuẩn của Việt Nam.
Nếu chúng tôi thiết kế khả năng chịu lực quá lớn, quá an toàn cho cây cầu, chi phí xây dựng sẽ rất cao. Do đó, nếu hỏi về kịch bản xấu nhất, tôi chỉ có thể tiết lộ là nếu vượt qua các quy định về thiết kế của Việt Nam thì sẽ xảy ra các tình huống gây ảnh hưởng tới chất lượng cây cầu.
- Một chuyên gia về cầu đường lo ngại, nếu xảy ra động đất 7 – 8 độ richter tại Hà Nội, hầu hết các cây cầu bắc qua sông Hồng đều sập. Cầu Nhật Tân có nằm trong số đó?
Ông Nguyễn Bá Quý:Khi xảy ra động đất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công trình cầu chứ không chỉ động đất không thôi. Chúng tôi đã có tính toán rất kĩ theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
Động đất thường không xảy ra đồng thời với xói. Nhưng nếu vừa có động đất, vừa có xói và gió lớn thì chẳng có cầu nào chịu được cả.
Tôi cho rằng đánh giá của chuyên gia trên chỉ mang tính chủ quan. Bất cứ cây cầu nào bắc qua sông Hồng khi thiết kế người ta cũng phải thêm chỉ số an toàn. Ví dụ, nếu báo cáo động đất 6 độ richter cầu sập, thì trên thực tế cầu sẽ chịu được những cơn địa chấn cao hơn thế một chút.
Với cầu Nhật Tân, tôi không muốn khẳng định chuyện sập hay không, nhưng nếu xảy ra động đất chừng 7 – 8 độ richter, có thể cầu sẽ chỉ bị hư hỏng, hoàn toàn có thể khắc phục, sửa chữa được.
Ông Nguyễn Lê Minh: Khi xây dựng cầu Nhật Tân, chúng tôi đã tính đến các điều kiện bất lợi và cách ứng phó phù hợp với quy định của Việt Nam ở từng vùng. Điều này đã được các cơ quan Nhà nước kiểm tra, đánh giá, xác nhận sự phù hợp.
Kể cả ở Nhật, họ có nhiều kinh nghiệm về ứng phó với động đất, nhưng khi xảy ra sóng thần và động đất ở Fukushima, một kịch bản nằm ngoài dự đoán của họ thì không thể nói mạnh được.
- Khai thác cát bừa bãi sẽ khiến dòng chảy thay đổi, nhất là khi mùa lũ đang đến gần. Nhiều chuyên gia ở Việt Nam cho rằng, dù giới chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm, nhưng họ cũng không thể lường trước những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Bá Quý: Đúng là mọi tính toán cho tương lai đều mang tính lý thuyết chứ chưa dựa vào số liệu thực tế. Thế nhưng, với dự án cầu Nhật Tân, ảnh hưởng về xói, động đất được tính toán rất kĩ. Chúng tôi từng mở cuộc họp với các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam để có số liệu đầu vào.
Nếu nói về mức độ an toàn, ở Hà Nội, cầu Nhật Tân được tính toán đầy đủ và có mức độ an toàn cao nhất do tổ hợp bất lợi được tính toán ở mức độ cao nhất.
- Chuyên gia cũng lo ngại, những cây cầu lâu năm như Long Biên, Chương Dương từng trải qua nhiều thử thách, còn cầu Nhật Tân thì chưa?
Ông Nguyễn Lê Minh: Các cầu khác thiết kế móng không được tốt như cầu Nhật Tân. Cầu Nhật Tân có kết cấu móng bằng thép. Thép được sản xuất ở Nhật Bản nên chất lượng đầu vào rất đảm bảo. Bề móng của nó cũng nhỏ hơn các cây cầu khác nên ảnh hưởng của dòng nước tới cầu cũng sẽ nhỏ hơn.
Ở Nhật, họ sợ nhất động đất, nhưng ở Hà Nội khó có động đất lớn. Do vậy, mối lo ngại lớn nhất khi xây cầu bắc qua sông Hồng là diễn biến dòng chảy. Như tôi đã phân tích, điều này đã được khắc phục bằng kết cấu móng.
Đương nhiên, nếu xảy ra thảm họa như bạn nói thì chẳng chuyên gia nào lường trước được hậu quả. Việc cầu Chương Dương, Long Biên từng trải qua nhiều thử thách mang lại cho cầu Nhật Tân nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi chỉ có làm tốt hơn chứ không thể xấu hơn được.
Thỉnh thoảng chúng tôi cũng phải xin cấp phép nạo dòng sông để tàu thuyền dễ đi lại. Nhưng các hoạt động phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và được cấp phép. Ngoài ra, phải quản lý mức độ khai thác cát chặt chẽ, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cầu Nhật Tân, các công trình cầu khác cũng như những hộ dân quanh đây.
Ngay cả khi cầu đã hoàn thành, chúng tôi vẫn có hệ thống theo dõi tự động nhiệt độ, sức gió, xói, động đất, vận tốc gió, độ ẩm… để đảm bảo an toàn cho cầu Nhật Tân.
- Xin cảm ơn hai ông!
Liên quan tới nạn cát tặc đang hoành hành ở khúc sông chảy qua khu vực cầu Nhật Tân, phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Nhật Tân và Kĩ sư Nguyễn Bá Quý – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự này.
- Những ngày qua, nạn khai thác cát hoành hành khá dữ dội ở khúc sông gần cầu Nhật Tân đang xây dựng được người dân phản ánh. Ông đánh giá sao về vấn đề này với sự an toàn của cây cầu nghìn tỷ?
Ông Nguyễn Bá Quý: Hành lang an toàn của dự án này là 7 mét tính từ lan can của cầu ra hai bên. Đó vừa là phạm vi giải phóng mặt bằng, vừa là phạm vi an toàn của cầu.
Theo thông tin mới nhất chúng tôi có được, đến thời điểm này vẫn chưa có hiện tượng chiếm dụng lâu dài trong phạm vi thuộc hành lang an toàn của cầu.
Thạc sĩ Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban Quản lý dự án cầu Nhật Tân (Ảnh: Bá Thắng) |
Để có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của nạn cát tặc tới dự án này, phải mở một cuộc khảo sát đặc biệt xem có sự thay đổi giữa cao độ lòng sông với tính toán của chủ dự án hay không. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, bên tư vấn đã tính tới một vài trường hợp xói gây ảnh hưởng tới kết cấu của cầu.
Trong đó, họ đã tính toán đến các kịch bản xói thông thường và xói mạnh trong giai đoạn thiết kế. Chắc chắn khai thác cát bừa bãi với mức độ nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới công trình này.
Ông Nguyễn Lê Minh: Ngoài ra, có một số thuyền bè đã đi vào khu vực gần móng cầu. Như thế cũng là “xâm phạm” hành lang an toàn của cầu, nhưng ngắn hạn và không gây ảnh hưởng gì.
- Việc khai thác cát ở khúc sông này diễn ra công khai, báo đài phản ánh và chính quyền địa phương cũng đã vào cuộc, Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân có mở cuộc khảo sát mức độ ảnh hưởng?
Ông Nguyễn Bá Quý: Hàng tháng chúng tôi đều mở các cuộc khảo sát theo dõi diễn biến lòng sông.
Theo báo cáo, đến thời điểm hiện tại, dự án chưa bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào. Thế nhưng, nếu nạn cát tặc xảy ra nghiêm trọng hơn nữa, chắc chắn cầu Nhật Tân sẽ chịu ảnh hưởng.
Khi thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, chúng tôi phải tính đến khả năng chịu tải của cây cầu nếu xảy ra hiện tượng xói, động đất, sức gió lớn nhất… Khả năng chịu lực cao đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào các quy định giới hạn tiêu chuẩn của Việt Nam.
Nếu chúng tôi thiết kế khả năng chịu lực quá lớn, quá an toàn cho cây cầu, chi phí xây dựng sẽ rất cao. Do đó, nếu hỏi về kịch bản xấu nhất, tôi chỉ có thể tiết lộ là nếu vượt qua các quy định về thiết kế của Việt Nam thì sẽ xảy ra các tình huống gây ảnh hưởng tới chất lượng cây cầu.
Khai thác cát ngay dưới chân cầu Nhật Tân |
- Một chuyên gia về cầu đường lo ngại, nếu xảy ra động đất 7 – 8 độ richter tại Hà Nội, hầu hết các cây cầu bắc qua sông Hồng đều sập. Cầu Nhật Tân có nằm trong số đó?
Ông Nguyễn Bá Quý:Khi xảy ra động đất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công trình cầu chứ không chỉ động đất không thôi. Chúng tôi đã có tính toán rất kĩ theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
|
Tôi cho rằng đánh giá của chuyên gia trên chỉ mang tính chủ quan. Bất cứ cây cầu nào bắc qua sông Hồng khi thiết kế người ta cũng phải thêm chỉ số an toàn. Ví dụ, nếu báo cáo động đất 6 độ richter cầu sập, thì trên thực tế cầu sẽ chịu được những cơn địa chấn cao hơn thế một chút.
Với cầu Nhật Tân, tôi không muốn khẳng định chuyện sập hay không, nhưng nếu xảy ra động đất chừng 7 – 8 độ richter, có thể cầu sẽ chỉ bị hư hỏng, hoàn toàn có thể khắc phục, sửa chữa được.
Ông Nguyễn Lê Minh: Khi xây dựng cầu Nhật Tân, chúng tôi đã tính đến các điều kiện bất lợi và cách ứng phó phù hợp với quy định của Việt Nam ở từng vùng. Điều này đã được các cơ quan Nhà nước kiểm tra, đánh giá, xác nhận sự phù hợp.
Kể cả ở Nhật, họ có nhiều kinh nghiệm về ứng phó với động đất, nhưng khi xảy ra sóng thần và động đất ở Fukushima, một kịch bản nằm ngoài dự đoán của họ thì không thể nói mạnh được.
- Khai thác cát bừa bãi sẽ khiến dòng chảy thay đổi, nhất là khi mùa lũ đang đến gần. Nhiều chuyên gia ở Việt Nam cho rằng, dù giới chuyên gia Nhật Bản giàu kinh nghiệm, nhưng họ cũng không thể lường trước những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam?
Kĩ sư Nguyễn Bá Quý - Phó Giám đốc Dự án cầu Nhật Tân (Ảnh: Bá Thắng) |
Nếu nói về mức độ an toàn, ở Hà Nội, cầu Nhật Tân được tính toán đầy đủ và có mức độ an toàn cao nhất do tổ hợp bất lợi được tính toán ở mức độ cao nhất.
- Chuyên gia cũng lo ngại, những cây cầu lâu năm như Long Biên, Chương Dương từng trải qua nhiều thử thách, còn cầu Nhật Tân thì chưa?
Ông Nguyễn Lê Minh: Các cầu khác thiết kế móng không được tốt như cầu Nhật Tân. Cầu Nhật Tân có kết cấu móng bằng thép. Thép được sản xuất ở Nhật Bản nên chất lượng đầu vào rất đảm bảo. Bề móng của nó cũng nhỏ hơn các cây cầu khác nên ảnh hưởng của dòng nước tới cầu cũng sẽ nhỏ hơn.
Ở Nhật, họ sợ nhất động đất, nhưng ở Hà Nội khó có động đất lớn. Do vậy, mối lo ngại lớn nhất khi xây cầu bắc qua sông Hồng là diễn biến dòng chảy. Như tôi đã phân tích, điều này đã được khắc phục bằng kết cấu móng.
Đương nhiên, nếu xảy ra thảm họa như bạn nói thì chẳng chuyên gia nào lường trước được hậu quả. Việc cầu Chương Dương, Long Biên từng trải qua nhiều thử thách mang lại cho cầu Nhật Tân nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi chỉ có làm tốt hơn chứ không thể xấu hơn được.
Thỉnh thoảng chúng tôi cũng phải xin cấp phép nạo dòng sông để tàu thuyền dễ đi lại. Nhưng các hoạt động phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và được cấp phép. Ngoài ra, phải quản lý mức độ khai thác cát chặt chẽ, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới cầu Nhật Tân, các công trình cầu khác cũng như những hộ dân quanh đây.
Ngay cả khi cầu đã hoàn thành, chúng tôi vẫn có hệ thống theo dõi tự động nhiệt độ, sức gió, xói, động đất, vận tốc gió, độ ẩm… để đảm bảo an toàn cho cầu Nhật Tân.
- Xin cảm ơn hai ông!
Minh Quân
Bình luận