(VTC News) - Cầu Thuận Phước được thiết kế, thi công bởi nhiều đơn vị danh tiếng, nhưng sau 3 năm xảy ra sự cố vẫn chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm.
Tháng 10/2003, cây cầu được khởi công xây dựng bởi một loạt các nhà thầu danh tiếng từ phần dầm cầu do Liên danh nhà thầu Công ty công trình giao thông Đà Nẵng và Công ty Cơ khí-xây dựng Thăng Long; Dây võng do Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 thực hiện;
Lớp phủ mặt cầu do Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC (gọi tắc là Công ty ECC) dưới sự giám sát của các đơn vị có tên tuổi như: Phân viện Khoa học công nghệ GTVT miền Trung, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT-TEDI… với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Tháng 7/2009, cầu Thuận Phước được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động, nhịp chính của cầu đã xuất hiện những vết nứt ngang dọc. Điều đáng nói là sau hơn 3 năm kể từ khi xuất hiện những vết nứt, các biện pháp khắc phục, xử lý vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, tìm giải pháp tối ưu.
Và dù công trình đã vận hành gần 4 năm nay, nhưng các chi phí liên quan đến công tác khắc phục, sửa chữa vẫn do nhà thầu chi trả. Trách nhiệm đối với các vết nứt được các cơ quan chức năng cho biết thuộc về nhà thầu Công ty ECC do đơn vị này cam kết bảo hành công nghệ lên đến 10 năm.
Tuy nhiên, về vấn đề trách nhiệm, ông Lê Văn Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, kiêm Trưởng Ban quản lý các Dự án công trình giao thông Đà Nẵng, cho biết: “Tôi nghĩ bây giờ không nên nói chuyện quy trách nhiệm thuộc về ai.
Tuy nhiên, theo cam kết thì Công ty ECC sẽ chịu toàn bộ phí tổn cho công tác sửa chữa khắc phục này. Hơn nữa, tôi tiếp nhận công tác từ năm 2006 và tiếp nhận quản lý đối với công trình này sau khi được đưa vào sử dụng nên trước đó không nắm rõ”.
Cần xem xét trách nhiệm theo Luật định
Sau gần 3 năm kể từ khi xuất hiện sự cố đối với lớp phủ mặt cầu, chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm ngoài nhà thầu thi công Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC.
Ông Lê Viên Mãn, Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Á Châu, cho biết: “Theo Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư, trách nhiệm cao nhất khi sự cố xảy ra đối công trình thuộc về chủ đầu tư cho dù sự cố đó là gì đi nữa".
"Một công trình hơn cả ngàn tỷ đồng lại bị hư hỏng, xuống cấp dẫn đến khai thác èo uột, lượng phương tiện qua lại không được khai thác tối đa cũng là thiệt hại. Thậm chí, sự cố gây tổn hại uy tín của bộ mặt thành phố cũng phải bị truy trách nhiệm rõ ràng”, ông Mãn nói.
Về nguyên nhân, theo ông Mãn, cần có nghiên cứu cụ thể, đánh giá xác đáng. Những gì đã xảy ra cho thấy khiếm khuyết về mặt kỹ thuật trong quá trình khảo sát thiết kế và thi công của cả công trình chứ không riêng gì lớp phủ mặt cầu.
Ông Mãn cho biết: "Để tìm ra nguyên nhân hư hỏng cũng như biện pháp xử lý căn cơ đối với lớp phủ mặt cầu Thuận Phước, tôi nghĩ không khó trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay. Cái quan trọng là lựa chọn giải pháp như thế nào, thiên về kinh tế hay kỹ thuật mà thôi".
"Và dù gì đi nữa, dù lỗi là của ai, nhà thầu thi công hay thiết kế, thì trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về chủ đầu tư”, ông Lê Viên Mãn nhấn mạnh.
Cầu hỏng, trách nhiệm thuộc về ai?
Cầu Thuận Phước được thiết kế bởi Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc theo công nghệ cầu dây võng bắc qua cửa biển đoạn cuối sông Hàn.
Với chiều dài 1.855 m, toàn dự án là 2.119m, cầu dây võng lớn nhất Việt Nam, được thiết kế với quy mô cầu lớn có bề rộng 18m cho 4 làn xe lưu thông, tải trọng 13 tấn.
Sau hơn 3 năm kể từ khi xảy ra sự cố với lớp phủ mặt cầu Thuận Phước, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra nhận trách nhiệm. |
Tháng 10/2003, cây cầu được khởi công xây dựng bởi một loạt các nhà thầu danh tiếng từ phần dầm cầu do Liên danh nhà thầu Công ty công trình giao thông Đà Nẵng và Công ty Cơ khí-xây dựng Thăng Long; Dây võng do Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 thực hiện;
Lớp phủ mặt cầu do Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC (gọi tắc là Công ty ECC) dưới sự giám sát của các đơn vị có tên tuổi như: Phân viện Khoa học công nghệ GTVT miền Trung, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT-TEDI… với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Tháng 7/2009, cầu Thuận Phước được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động, nhịp chính của cầu đã xuất hiện những vết nứt ngang dọc. Điều đáng nói là sau hơn 3 năm kể từ khi xuất hiện những vết nứt, các biện pháp khắc phục, xử lý vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, tìm giải pháp tối ưu.
Và dù công trình đã vận hành gần 4 năm nay, nhưng các chi phí liên quan đến công tác khắc phục, sửa chữa vẫn do nhà thầu chi trả. Trách nhiệm đối với các vết nứt được các cơ quan chức năng cho biết thuộc về nhà thầu Công ty ECC do đơn vị này cam kết bảo hành công nghệ lên đến 10 năm.
Tuy nhiên, về vấn đề trách nhiệm, ông Lê Văn Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Đà Nẵng, kiêm Trưởng Ban quản lý các Dự án công trình giao thông Đà Nẵng, cho biết: “Tôi nghĩ bây giờ không nên nói chuyện quy trách nhiệm thuộc về ai.
Tuy nhiên, theo cam kết thì Công ty ECC sẽ chịu toàn bộ phí tổn cho công tác sửa chữa khắc phục này. Hơn nữa, tôi tiếp nhận công tác từ năm 2006 và tiếp nhận quản lý đối với công trình này sau khi được đưa vào sử dụng nên trước đó không nắm rõ”.
Cần xem xét trách nhiệm theo Luật định
Sau gần 3 năm kể từ khi xuất hiện sự cố đối với lớp phủ mặt cầu, chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm ngoài nhà thầu thi công Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC.
Ông Lê Viên Mãn, Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Á Châu, cho biết: “Theo Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư, trách nhiệm cao nhất khi sự cố xảy ra đối công trình thuộc về chủ đầu tư cho dù sự cố đó là gì đi nữa".
"Một công trình hơn cả ngàn tỷ đồng lại bị hư hỏng, xuống cấp dẫn đến khai thác èo uột, lượng phương tiện qua lại không được khai thác tối đa cũng là thiệt hại. Thậm chí, sự cố gây tổn hại uy tín của bộ mặt thành phố cũng phải bị truy trách nhiệm rõ ràng”, ông Mãn nói.
Theo ông Lê Viên Mãn, bất luận xảy ra sự cố gì, trách nhiệm cao nhất thuộc về chủ đầu tư công trình. |
Về nguyên nhân, theo ông Mãn, cần có nghiên cứu cụ thể, đánh giá xác đáng. Những gì đã xảy ra cho thấy khiếm khuyết về mặt kỹ thuật trong quá trình khảo sát thiết kế và thi công của cả công trình chứ không riêng gì lớp phủ mặt cầu.
Ông Mãn cho biết: "Để tìm ra nguyên nhân hư hỏng cũng như biện pháp xử lý căn cơ đối với lớp phủ mặt cầu Thuận Phước, tôi nghĩ không khó trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay. Cái quan trọng là lựa chọn giải pháp như thế nào, thiên về kinh tế hay kỹ thuật mà thôi".
"Và dù gì đi nữa, dù lỗi là của ai, nhà thầu thi công hay thiết kế, thì trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về chủ đầu tư”, ông Lê Viên Mãn nhấn mạnh.
Bửu Lân
Bình luận