Hiệu quả sau 3 năm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã
24:43
Trong 3 năm, từ 2019 - 2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được hơn 3.400 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện, giảm được hơn 10 nghìn cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước hơn 2 nghìn tỷ đồng… Tuy nhiên, hiệu quả của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không chỉ dừng lại ở những con số như vậy. Điều qua
Nông sản khởi sắc – Điểm tựa cho nông nghiệp phát triển mạnh năm 2022
29:18
Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, các mặt hàng nông sản đã có nhiều tín hiệu khởi sắc khi đã có rất nhiều đơn hàng được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới. Chẳng hạn như xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ, lâm sản, ngay trong tháng 01/2022 đã đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD. Theo Bộ NN&PTNT các mặt hàng có giá trị khác như gạo, đồ gỗ, lâm sản, tiêu, cà phê, hạt điều, chè… sẽ có giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt bậc nhờ việc gia tăng chế biến sâu, tận dụng hiệu quả các nghị định đã được ký
Mở cửa trường học an toàn: Để niềm vui đến trường không bị gián đoạn
22:07
Sau hơn 2 tuần triển khai đưa học sinh quay trở lại trường học tập trực tiếp sau Tết Nguyên đán đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Đặc biệt, số học sinh, giáo viên thành F0, F1 ở nhiều tỉnh thành phố tăng nhanh khiến nhiều trường học bối rối, chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến. Việc đưa học sinh trở lại trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc học trực tiếp có hiệu quả, lâu dài, rất cần các giải pháp linh hoạt, không cực đoan, phù hợp với diễn biến dịch COVID-19.
Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện đảm bảo nguồn cung và điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam
24:07
Tác động từ tăng giá xăng dầu tới tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như áp lực lạm phát đang ngày càng hiện hữu. Để giảm áp lực lạm phát, phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt từ 6 đến 6,5% (theo mục tiêu Quốc hội đề ra) thì bắt buộc phải “tránh tăng giá đột biến các mặt hàng thiết yếu”, trong đó có xăng, dầu. Công điện số 160 ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước đã chỉ rõ: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm, dễ ảnh
Đừng để mâu thuẫn nhỏ gây ra những hậu quả đau lòng
26:28
Trong những ngày đầu năm 2022, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đau lòng như vụ nổ súng tại Thái Nguyên khiến 01 người tử vong, 01 người bị thương nặng, sau đó kẻ phạm tội cũng đã tự sát, hay vụ người cha nhẫn tâm ném con gái 5 tuổi xuống sông ở Quảng Nam. Nguyên nhân của những vụ việc này đều xuất phát từ những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, không được giải quyết dứt điểm và trong cơn nóng giận, không kiềm chế được bản thân đã gây ra hành vi phạm tội. Mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống nếu không
Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai - Do sự bất cập của pháp luật, hay do sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ?
25:05
Những ngày đầu năm 2022, "lò chống tham nhũng" lại rực lửa với liên tiếp những vụ khởi tố chấn động dư luận, trong đó nhiều vụ việc liên quan đến đất đai, nhiều người "dính chàm" là lãnh đạo cấp cao ở một số tỉnh, thành phố. Mới đây nhất, nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và 4 bị can bị bắt để điều tra liên quan đến việc giao 3 lô đất rộng hơn 9,26 ha cho doanh nghiệp làm dự án không đúng quy định; nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những
Từ khủng hoảng Ukraine đến đối đầu nước lớn
31:30
Nếu như cuộc khủng hoảng Ukraine trong những ngày gần đây liên tục được báo chí trong nước và quốc tế phân tích với những động thái đối đầu giữa Mỹ phương Tây và Nga, thì cùng thời điểm này, thế giới cũng chứng kiến những hoạt động không ngừng giữa các cường quốc Nga, Trung, Mỹ. Những chuyển động này đã và đang tác động mạnh đến cục diện địa chính trị quốc tế và cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là một trong những cơn sóng phản ánh biến động địa chính trị hiện nay.
Các cường quốc tính gì trên bàn cờ Ukraine?
18:00
Những ngày gần đây, diễn biến an ninh ở Ukraine có những lúc ở vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh” khi các bên dồn dập điều thêm quân và vũ khí tới khu vực, nhiều nước cảnh báo công dân rời khỏi Ukraine càng sớm càng tốt… Song căng thẳng có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga xác nhận rút bớt quân ở khu vực vào ngày 15/2 - một ngày trước thời điểm nhiều hãng truyền thông phương Tây cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine vào ngày 16/2. Tổng thống Nga Vladiamia Putin khẳng định lại rằng “Nga không muốn chiến
Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lần thứ 2
25:19
Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và c
Quy hoạch đô thị - tầm nhìn và tính khả thi
19:14
Quy hoạch đô thị được ví như thiết kế vĩ mô của một đô thị trong tương lai, đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật hiện hữu gắn với quá trình phát triển văn hóa – xã hội. Trên thực tế, các bản đồ quy hoạch đô thị được công bố luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và các tổ chức xã hội, nhất là các kiến trúc sư, nhà quy hoạch. Vậy đâu là những yêu cầu quan trọng nhất của một quy hoạch đô thị và làm thế nào để cân đối giữa quy hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch, tránh tạo ra “cơn
Ngập lụt tại các đô thị lớn: Tầm nhìn và câu chuyện trách nhiệm
21:31
Hà Nội “phố thành sông” sau cơn mưa lớn cách đây 2 ngày. Trước đó mấy ngày, một loạt tỉnh thành phía Bắc vốn trước đây ít khi chứng kiến cảnh lụt lội như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ …cũng phải chịu tình cảnh tương tự. Như vậy là sau Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long danh sách các đô thị chịu cảnh cứ mưa là úng ngập ngày một dài ra, đòi hỏi các ngành chức năng phải xem xét một cách kỹ càng nguyên nhân úng ngập có liên quan thế nào tới công tác quy hoạch và quản lý đô t
Năm học mới: Chống “hẫng” khi triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6
25:02
Năm học mới 2021-2022 đang đến rất gần với nhiều khó khăn, thách thức mà ngành giáo dục phải đối mặt. Những khó khăn của năm học vừa qua do dịch COVID-19 gây ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năm học 2021-2022. Đặc biệt, năm học này, khối lớp 2 và lớp 6 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội. Đáng chú ý, ở bậc THCS sẽ xuất hiện một số môn học tích hợp, hoạt động trải nghiệm. Khó khăn, thách thức đặt lên vai ngành giáo dục nói chung, thầy và trò ở bậc học lớp 2
Nâng khống giá thiết bị y tế, ăn chặn trên nỗi đau người bệnh
21:52
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và bà Trịnh Thị Thuận – Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai về tội “Lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ Luật hình sự 2015. Sai phạm ở Bệnh viện Bạch Mai được nhìn nhận không chỉ là vấn đề về luật pháp mà còn là yếu tố con người. Những người bị khởi tố đã c
17 lãnh đạo sở, ngành Ninh Bình phải thi lại công chức: Liệu có góc khuất trong công tác cán bộ?
12:42
Thông tin 17 cán bộ, công chức phải thi tuyển lại công chức, trong đó đa số là lãnh đạo các sở, ngành của địa phương như lãnh đạo ở Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh… xảy ra tại Ninh Bình. Những người phải thi tuyển lại công chức tức họ chưa phải là công chức nhưng không hiểu vì sao vẫn được ngồi ghế lãnh đạo các sở, ngành và hiện tại vẫn đang lãnh đạo, chỉ đạo những người đã là công chức chính thức. Thực tế khó hiểu này phản ánh điều gì? Lỗi và trách nhiệm trong s
Hội nghị COP26 - cơ hội lớn nhằm kiểm soát tình trạng biến đổi khí hậu đang tàn phá nặng nề Trái đất
29:27
Trong bối cảnh thế giới vẫn phải loay hoay đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất khi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon không được tuân thủ nghiêm túc, nhất là những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới, hội nghị COP26 diễn ra từ hôm nay đến ngày 12-11 tới được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải trên toàn thế giới, nhằm làm chậm lại quá trình Trái Đất ấm lên. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các
Gia tăng lừa đảo đầu tư tiền ảo ở khu vực vùng sâu, vùng xa - Giải pháp nào ngăn chặn?
23:49
Trong những ngày gần đây, hàng chục hộ dân người Mông ở huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa “sập bẫy” đầu tư tiền ảo đa cấp với những lời hứa hẹn “có cánh” như chỉ cần bỏ ra 5-6 triệu đồng đầu tư thì cuối năm sẽ nhận về từ 100-200 triệu đồng. Hay như trên địa bàn tỉnh Sơn La, chỉ tính riêng huyện Sốp Cộp, đã có hơn 100 hộ dân đầu tư tiền thật mua tiền ảo với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng, nhưng rồi cũng… trắng tay. Còn tại tỉnh Quảng Ninh, mấy tháng qua, cơ quan công an đã tiếp nhận hơ
Làm sao để giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật?
22:50
Nhóm lợi ích đã làm tha hóa hàng loạt cán bộ các cấp, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Nhiều người vi phạm phải chịu hình phạt của pháp luật. Trong khi đó, việc ngăn ngừa, phòng chống nhóm lợi ích vô cùng khó khăn. Vậy làm sao có thể nhận diện được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật và phải làm gì để chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật một cách hiệu quả?
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai: tăng thêm sức mạnh cho công tác phòng chống thiên tai
22:35
Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai đã khiến gần 90 người chết và mất tích, 93 người bị thương; làm hư hỏng nhiều nhà cửa, tài sản, công trình dân sinh, ước tính thiệt hại hơn 3.100 tỷ đồng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến nước ta, các hình thái thiên tai trở nên phức tạp, cực đoan và bất thường hơn, vấn đề nâng cao công tác phòng chống thiên tai càng trở nên cấp bách. Xác định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục để đảm bảo
Giải pháp nào giải quyết tận gốc vấn đề rác thải - nhìn từ sự cố ở bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)
23:34
Đêm 23/10, một số người dân xã Nam Sơn - Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) dựng lều bạt, không cho xe chở rác vào bãi tập kết. Ngay lập tức, tình trạng ùn ứ rác ở nhiều nơi trong khu vực nội thành Hà Nội đã diễn ra. Ngày 25/10, Thành ủy Hà Nội đã họp, ra văn bản chỉ đạo các biện pháp giải quyết tình trạng này. Từ 20 giờ ngày 26/10, bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại. Mặc dù bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại, nhưng cách đây chưa lâu, (khoảng 3 tháng trước) bãi rác này cũng đã bị người dân phản đối khô
Ứng phó bão số 9, chủ động giống cây trồng, khôi phục sản xuất sau mưa lũ
17:36
Thiên tai gây mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến vô cùng phức tạp tại nhiều nơi. Bão số 9 được nhận định là cơn bão có cường độ rất lớn, có khả năng đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, gây nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung bị đảo lộn hơn bao giờ hết. Hiện nay việc cứu trợ, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của bà con tại các vùng bị ảnh hưởng mưa lũ đang được thực hiện rất khẩn trương. Bão chồng bão, lũ chồng lũ đã gây những thiệt hại nghiêm
Đến bao giờ mới chấm dứt nạn “loạn” văn bằng, chứng chỉ?
21:46
Hàng trăm tấm bằng giả tại trường Đại học Đông Đô đã cấp cho các học viên, trong đó có 55 trường hợp sử dụng bằng này để học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ là câu chuyện gây bức xúc dư luận thời gian qua. Bằng thật, học giả, bằng giả, học giả có phần phổ biến thời gian qua là hệ lụy của quá trình tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức đang đòi hỏi quá nhiều loại bằng cấp. Khi mua những văn bằng, chứng chỉ, công chức, viên chức mua được sự yên tâm, mua được sự hợp lệ và bước qua được điều kiện,
Ý nghĩa và sự lan tỏa của “ngày hội” nghiệp vụ lớn của những người làm phát thanh
19:13
Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV – năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 4/8 đến ngày 6/8/2022. Với chủ đề “Linh hoạt chuyển đổi – thích ứng vượt lên”, Liên hoan phát thanh toàn quốc lần này có sự tham gia của 86 đơn vị (bao gồm 63 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố, các đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quâ
Những kết quả đạt được sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do VN – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực – Giải pháp tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ Hiệp định
25:56
Hiệp định Thương mại tự do VN - Liên minh Châu âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, tính đến nay là tròn 2 năm. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song EVFTA được ghi nhận là hiệp định mà doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi cao hơn nhiều so với các hiệp định thương mại tự do khác trong 2 năm đầu thực thi. Cùng với cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường, Hiệp định EVFTA cũng tạo áp lực trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – k
Từ 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước chỉ áp dụng thu phí tự động không dừng
25:52
Bắt đầu từ ngày 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước sẽ bỏ thu phí thủ công và chỉ áp dụng thu phí tự động không dừng (gọi tắt là ETC). “Dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ” – đây là chỉ đạo rất quyết liệt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cho thấy quyết tâm của Chính phủ để hành trình “lỡ hẹn” gần 10 năm qua của việc áp dụng thu phí không dừng tại các trạm BOT không thể kéo dài thêm nữa.
Quản lý vận hành xe Limousine cách nào cho hiệu quả?
21:48
Khái niệm xe Limousine được nhiều người biết và sử dụng thường xuyên hơn trong thời gian gần đây. Loại phương tiện chở khách này phần lớn được cải tiến từ xe du lịch 16 chỗ, vận tải hành khách liên tỉnh, nội vùng và liên vùng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một số hành khách với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, hoạt động của loại phương tiện này cũng gây ra nhiều xáo trộn như lập bến hoặc đón trả khách tự do, gây cản trở giao thông đô thị, thậm chí là bát nháo.
Tri ân, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng: Từ chính sách đến thực tiễn
24:21
Tháng tri ân, kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/07 hàng năm là dịp để cả nước thể hiện sâu sắc hơn sự tiếp nối truyền thống "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây"của dân tộc, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã hy sinh, cống hiến đời mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. 75 năm qua, nhiều chính sách đối với với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đ
Xăng dầu giảm giá mạnh: Vì sao giá nhiều loại hàng hoá chưa giảm?
23:19
Giá các mặt hàng xăng dầu đã giảm mạnh sau 3 kỳ điều hành gần đây nhất, từ ngày 01/7 đến nay. Trong đó, với 3 lần giảm liên tiếp, mỗi lít xăng E5RON 92 đã giảm 6.229 đồng/lít và mỗi lít xăng RON 95 đã giảm hơn 6.800 đồng/lít, đưa giá các mặt hàng xăng, nhiên liệu trên thị trường về mức 25.000-26.000 đồng/lít. Đây là cơ hội để nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ giảm giá theo. Thế nhưng, qua khảo sát thực tế thì hầu hết các loại hàng tiêu dùng, thực phẩm, rau quả trên thị trường cũng như các dịch vụ
“Doanh nghiệp sân sau” và những hệ lụy tiêu cực: Làm sao để ngăn chặn?
18:30
Trong phiên thảo luận về công tác tư pháp, phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng năm 2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, câu chuyện sân sau của doanh nghiệp lại một lần nữa được các Đại biểu Quốc hội nêu ra. Doanh nghiệp sân sau của quan chức không phải là vấn đề mới, đã nhiều lần được vạch mặt chỉ tên, nhưng cho đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Các doanh nghiệp đó cứ âm thầm tồn tại, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, khiến xã hội bức xúc...
Nhìn lại các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch
22:18
Gần 2 năm qua, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch thứ 4, quan điểm “Đảm bảo an sinh xã hội – làm mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững” của Đảng, Chính phủ được thể hiện rõ nét qua hơn 70 chính sách khác nhau - liên quan tới Nghị quyết 42 năm 2020, Nghị quyết 68 năm 2021 và gần đây nhất là Nghị quyết số 03 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động, chủ sử dụng lao động và nhóm dễ tổn thương trong xã hội bớt khó khăn, trong bối
Thành tựu phòng chống COVID-19 nhìn từ việc nghiên cứu, sản xuất vaccine Sars Cov-2 “made in Viet Nam
23:21
Trong những ngày cuối cùng của năm 2020, trong khi rất nhiều nước trên thế giới đang “đắm chìm” vì dịch bệnh Covid-19 với mọi hy vọng đều dồn vào vắc xin tiêm phòng, thì Việt Nam cũng đang đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin đã cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm của Việt Nam đã theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Theo các chuyên gia y tế, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin
Giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay
21:42
'Hữu Chí Tất Thành' – Có chí thì nên - Tuổi trưởng thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang một cái tên đầy ý nghĩa như vậy. Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào mùa hè năm 1911 từ một cửa biển phía nam để rồi đến năm 1941, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - bước chân trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba hải ngoại. 30 năm ấy là một chặng đường dài với biết bao cuộc trường chinh vượt qua các đại dương và lục địa, từ thân phận nô lệ trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường và sáng tạo. Bác đ
Việt Nam ứng xử thế nào với các nền tảng công nghệ đa quốc gia để bảo đảm quyền lợi cho các hãng thông tấn và người sử dụng trong nước?
23:07
Vì lo ngại về việc bị giám sát chặt chẽ mô hình kinh doanh cũng như khó có thể gỡ bỏ hết các thông tin sai sự thật trên nền tảng mạng xã hội, vừa qua, Facebook đã quyết định phong toả tin tức tại Australia, khiến hơn 17 triệu người sử dụng mạng xã hội ở nước này bị ảnh hưởng. Hành động này đã vấp phải phản ứng dữ dội và tạo nên “cuộc chiến” giữa Facebook và Chính phủ Australia. Và từ đây, tiếp tục có nhiều quốc gia khác như Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch…cũng chuẩn bị đưa ra luật mới cho phép các h
Kiên trì mục tiêu "kép": Những thách thức cần vượt qua
24:22
Đã qua 2 tháng đầu năm 2021, trong đó có hơn 1 tháng nền kinh tế chịu tác động của đợt dịch Covid thứ ba. Vậy, đợt dịch lần này tác động ra sao tới nền kinh tế? Liệu có thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP như Quốc hội đề trong năm nay tức khoảng 6% hay không?
Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước sao cho bảo đảm thực chất, hiệu quả?
27:00
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ Về Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025", Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; Duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần h
Những điểm cần lưu ý nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022
25:38
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng vượt 100 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD. Với tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới?
Luật Thuế thu nhập cá nhân cần được sửa đổi theo hướng như thế nào?
27:40
Bộ Tài chính đang xin ý kiến sửa đổi 6 luật thuế quan trọng, trong đó, có Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được dư luận đặc biệt quan tâm bởi liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng và cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân. Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành được Quốc hội thông qua từ tháng 11/2007 và có hiệu lực từ năm 2009. Trong hơn 10 năm qua, Luật Thuế thu nhập cá nhân đi vào cuộc sống đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như điều tiết thu nhập, động viên hợp lý thu nhập dân cư, p
Hành vi thao túng thị trường chứng khoán: Những hệ lụy và giải pháp lập lại kỷ cương, kỷ luật thị trường
23:18
Gần 2 tháng sau vụ việc Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt về hành vi không công bố thông tin theo quy định, giao dịch “chui” ngày 10/01, thì ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân có liên quan về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán"; "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán". Trên các diễn đàn chứng khoán, đầu tư và t
Xuất khẩu quý I và những yêu cầu đặt ra về quản trị rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu
24:21
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1 ghi nhận tăng trưởng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, với tổng kim ngạch đạt 176,35 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 12,9% và nhập khẩu tăng 15,9%. Có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa ghi nhận xuất siêu khoảng 809 triệu USD… Đó là những con số cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, góp phần vào tăng trưởng ch
100 ngày đầu nhiệm kỳ: Dấu ấn Joe Biden
29:34
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cán mốc 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình vào ngày mai (30/4). Từ trước tới nay, con số 100 ngày vừa là dấu mốc vừa là thước đo quan trọng đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới. Riêng với ông Biden, dư luận đặc biệt quan tâm vì nhiều lý do. Bởi ông là vị Tổng thống được lựa chọn từ một cuộc bầu cử mang tính lịch sử chưa từng có của nước Mỹ hiện tại. Và ông cũng được kế thừa một di sản được đánh giá là “hỗn loạn và khó lường” của người tiền nh
Gỡ nút thắt thể chế, tạo đột phá cho đầu tư, sản xuất kinh doanh
23:26
Ngày 22/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có văn bản (số 514) chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội. Trong đó, cần xác định cụ thể nội dung quy định gây khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ vướng mắc, tạo sự đồng bộ thống nhất, khả thi của hệ t
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
26:26
Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ và cả Việt Nam dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy
Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển?
26:31
Được xây dựng từ năm 1881, song đến nay đường sắt Việt Nam vẫn không có km cao tốc hay đường đôi nào. Từ khi mới hình thành, đường sắt được coi là loại hình vận tải "vàng", được người dân ưu tiên lựa chọn vì độ an toàn cao do được chạy một mình một đường. Nhưng cho đến nay, đường sắt Việt Nam không có nhiều thay đổi so với thế kỷ trước cả về hạ tầng lẫn chất lượng dịch vụ, dẫn đến vận tải đường sắt chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong toàn ngành giao thông. Đại dịch Covid-19 bùng phát tiếp tục bồi t
Chi phí không chính thức: “Tham nhũng vặt” cần phải loại trừ
26:50
Trong tuần qua, có 2 con số thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là vẫn còn tới hơn 32% người dân phải trả thêm chi phí ngoài quy định mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và còn có gần 45% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức. Đây là những con số được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 và Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2020. Điều mà người dân và doanh nghiệp mong muốn là làm sao để khô
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030: Ý nghĩa và những nhiệm vụ trọng tâm
18:44
Ngày 19/04 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 493 - phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 – 2030. Chính phủ cũng đã xác định lộ trình và bước đi cụ thể về xuất khẩu, nhập khẩu - cho từng giai đoạn (2021-2025 và 2025-2030), đồng thời đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện. Cụ thể ý nghĩa của Chiến lược, đâu là điểm nhấn quan trọng trong Chiến lược xuất nhập khẩu
Cần cơ chế đánh thức tiềm năng nhân lực đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
24:20
Đổi mới sáng tạo có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lĩnh vực nào, có thể bắt nguồn từ bất cứ ai. Đổi mới sáng tạo làm nên thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, ngành hàng, làm nên thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh mới, đặc biệt trong nỗ lực hướng tới nền kinh tế số, đây càng là vấn đề then chốt. Đáng chú ý, muốn tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao lợi thế cạnh tranh ở cả tầm doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô, đòi hỏi nguồn nhân
Bỏ chứng chỉ bồi dưỡng và chức danh nghề nghiệp: Việc cần làm
22:48
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Bộ Nội vụ cho rằng cần cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng. Như vậy sẽ giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệ
Tác động của đợt dịch lần thứ 4 – Thách thức mục tiêu tăng trưởng 2021
24:04
Từ sau kết quả tăng trưởng Quý 1, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước… là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có
Cam kết bỏ thuốc lá từ đại dịch COVID-19
29:23
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay được Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề "Cam kết bỏ thuốc lá" nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến nguy hiểm như hiện nay, việc từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
Hàng XNK qua nhiều "cửa ải", chịu nhiều hình thức quản lý, doanh nghiệp khổ, người tiêu dùng thiệt
19:05
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi t
Hơn 10 năm, Hà Nội “chưa phát hiện tham nhũng”: Kiểm tra nội bộ đừng “hữu danh vô thực”
26:38
Một thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận là trong báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm nay vừa được UBND thành phố Hà Nội công bố, qua công tác kiểm tra nội bộ, Hà Nội chưa phát hiện, xử lý vụ việc nào có liên quan đến tham nhũng. Trước đó, vào năm 2021, tại hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, Hà Nội cũng thông báo: Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020, qua công tác tự kiểm tra nội bộ, thành ph
Tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế và ổn định tâm lý cán bộ ngành y sau những ồn ào tiêu cực
22:40
Thiếu thuốc, nhiều máy móc thiết bị y tế phải “trùm chăn” vì không có vật tư để vận hành, sửa chữa, thay thế... Đây là thực trạng tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trong cả nước sau hàng loạt vụ sai phạm ở ngành y thời gian qua. Sự bất thường này rõ ràng không phải chuyện riêng của ngành y tế, mà của cả xã hội, khi vấn đề này có mức độ ảnh hưởng đến người bệnh mỗi ngày một mạnh mẽ và lan rộng, có nguy cơ biến thành cuộc khủng hoảng, đòi hỏi chúng ta có trách nhiệm giải quyết ngay.
Tháo gỡ các nút thắt trong lưu thông hàng hóa
24:54
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ Công thương, Y tế, Giao thông vận tải đã có nhiều văn bản đề nghị tạo thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa, song một số một số địa phương thực hiện chưa đúng các chỉ đạo và hướng dẫn, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Làm sao tháo gỡ các nút thắt trong lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và thực hiện đúng các chỉ đạo của Trung ương?
Cẩn trọng khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 trong điều kiện dịch bệnh
21:53
Chỉ còn 4 ngày nữa là diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 (ngày 6 và 7/8). Tuy nhiên, hiện nay dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, thay đổi theo từng ngày ở nhiều địa phương và hầu hết các vùng miền. Hơn nữa, 19 tỉnh thành phố phía Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đảng và Nhà nước ta đã và đang kêu gọi cả hệ thống chính trị tập trung mọi nguồn lực cao nhất có thể để quyết tâm chống dịch, đẩy lùi dịch, sớm đưa cả nước về trạng thái
Đừng để doanh nghiệp thêm khó vì sự chồng chéo của pháp luật!
21:50
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập... gây khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại. Liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Chính vì t
Tăng trưởng kinh tế nhìn từ những điểm nhấn quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ trong năm 2020
19:34
Theo kế hoạch, trong 2 ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 11, Quốc hội sẽ Thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 -2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Dự kiến mục tiêu chủ
Tiếp công dân: Trách nhiệm của người “công bộc”
26:19
Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện rõ nhất sự tôn trọng của các cơ quan nhà nước đối với quyền làm chủ của nhân dân. Thế nhưng, tại Hội nghị “Góp ý báo cáo chuyên đề giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp năm 2021” vừa được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức vào trung tuần tháng 10 vừa qua lại đưa thông tin: Số lượng ngày tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp tỉnh tính
Mưa lũ kéo dài - Gải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp?
23:51
Bão, mưa lũ dồn dập trong những ngày vừa qua khiến nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề. Các công trình thủy lợi bao gồm hồ, đập chứa nước đóng yếu tố rất quan trọng để thoát lũ. Hiện trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa đập thủy lợi, trong số hồ chứa có dung tích từ một đến ba triệu khối rất nhiều hồ đã bị hư hỏng nặng và đang tiếp tục xuống cấp theo năm tháng. Rất nhiều hồ thiếu khả năng xả đặc biệt khi mưa lũ kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Hàng năm, việc sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi để đ
Hình phạt nào cho hành vi khai báo không trung thực, không khai báo kịp thời về tình hình dịch bệnh?
24:48
Dịch Covid-19 lần thứ 3 bùng phát, biết bao tổn thất chưa thể lượng hóa được bằng con số, nhưng học sinh phải nghỉ học, nhiều cháu mới ở lứa tuổi mầm non phải đi cách ly tập trung khi Tết cổ truyền của dân tộc đã cận kề. Trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, người dân lo âu vì dịch bệnh có thể lây lan ra diện rộng. Lực lượng y bác sỹ, những người có nhiệm vụ phòng chống dịch đang phải căng mình để thực hiện nhiệm vụ… Đồng hành với các lực lượng chức năng để phòng chống dịch, việc người dân
Đối ngoại Việt Nam: Xây dựng cơ đồ vững mạnh, nâng tầm vị thế đất nước
23:21
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, đường lối đối ngoại mà Đảng đề ra càng có giá trị định hướng, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng và phát tr
Tăng trưởng xuất nhập khẩu - lợi thế từ các FTA thế hệ mới trong bối cảnh dịch Covid-19
31:03
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa quý I năm 2021 tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 22% và nhập khẩu hàng hóa tăng 26,3%; Cán cân thương mại có xuất siêu, ước đạt hơn 2 tỷ USD. Đó là những thông tin hết sức tích cực được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ quý đầu năm. Những con số tăng trưởng mạnh ở cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất và thương mại hàng hóa củ
Nâng cao chất lượng báo cáo, chất lượng tổ chức cuộc họp - Tăng chất lượng điều hành
22:59
Mới đây, phát biểu mở đầu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có kế thừa, đổi mới, ổn định và phát triển, cần tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức phiên họp từ khâu tổ chức báo cáo tới khâu thảo luận, phát biểu. Những ngày qua, Thủ tướng đã chỉ đạo việc xây dựng các báo cáo theo hướng ngắn gọn, súc tích, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ đánh giá, tập trung vào những công việc trọng tâm. Chỉ đạo này c
Áp lực từ mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm nay
25:52
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm vẫn tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, đạt 5,64%. Tuy những chỉ số tích cực này đã được ghi nhận, nhưng Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cho sự tăng trưởng 6 tháng cuối năm, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%
Bảo mật và bảo vệ đời tư khi Quản lý công dân bằng thông tin trên Cơ sở dữ liệu QG về dân cư theo Luật Cư trú
28:35
Hôm nay, 1/7/2021, cùng với Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính thức được vận hành, góp phần bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú; đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú mà trọng tâm là xây dựng, quản lý cư trú qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, với việc thực h
Các địa phương cần lưu ý những gì để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra an toàn, nghiêm túc, "không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn"?
24:36
Ngày 7 và 8/7 tới, thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trển cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 – kỳ thi quan trọng đánh dấu 3 năm liền học sinh bị ảnh hưởng do phải học trong điều kiện dịch COVID-19 kéo dài. Trải qua năm học 2021-2022 rất đặc biệt, khi có khoảng 70% học sinh phải học trực tuyến. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước. Cùng với gấp rút hoàn tất các khâu chuẩn bị tổ chức thi, các địa phương
Kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và các chính sách hỗ trợ - Kết quả và những vấn đề đặt ra
23:27
Kiểm toán Nhà nước vừa tổ chức công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước năm 2020 và Báo cáo kiểm toán chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và các chính sách hỗ trợ”. Trong đó, những thông tin về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid - 19 và các chính sách hỗ trợ nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận x
“Đẩy” học sinh đi để trường lên chuẩn quốc gia: Nóng vội hay bệnh thành tích?
23:46
Để đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia, Trường tiểu học Hoàng Liệt (Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bất ngờ ra thông báo “đẩy” gần 600 em học sang Trường tiểu học Chu Văn An trên cùng địa bàn Phường Hoàng Liệt. Sự việc lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Và một lần nữa, bệnh thành tích trong ngành giáo dục lại được nhiều người phân tích, mổ xẻ. Phụ huynh bức xúc, dư luận ngạc nhiên bởi khó có thể hình dung một chủ trương lớn, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập của gần 600 học sinh mà chỉ vì để đạ
Từ kết quả kinh tế nửa đầu năm - Triển vọng và thách thức cho “tăng trưởng kỳ vọng” 2022
21:40
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 6,42% – cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ 2 năm 2020-2021, nhưng vẫn chưa trở lại mức tăng trước khi xuất hiện đại dịch Covid - 19; Cả nước có 76.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6%; Khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 7 lần cùng kỳ trước; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 10,06 tỷ USD - là mức tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm liền kề… Đây là những tín hiệu tích cực trong n
Năm học mới: Chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh
26:18
Năm học mới 2021-2022 đang cận kề, nhưng học sinh ở nhiều địa phương sẽ không thể tung tăng đến trường trong tiếng trống khai giảng ngày 5/9 tới. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán nan giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học không bị đứt gãy. Trong bối cảnh ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021-2022, ngành giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ. Vậy ngành G
Tuyên ngôn độc lập: khát vọng về quyền con người, quyền dân tộc
24:00
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Trong suốt 76 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạ
Tiến độ tiêm chủng yếu tố quyết định tới các kịch bản "bình thường mới"
27:30
Đến thời điểm này cả nước đã tiêm phòng được khoảng 45 triệu liều vaccin Covid-19 trong đó, có hơn 10 triệu người đã tiêm đủ hai mũi. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là những địa phương đầu tiên đạt trên 95% người dân từ 18 tuổi được tiêm mũi 01 và 40% người dân được tiêm 2 mũi. Trung bình cả nước đã đạt gần 70% người dân tiêm mũi 01 và đây chính là điều kiện cốt lõi để các địa phương nới lỏng giãn cách và trở lại cuộc sống bình thường mới. Thay vì mục tiêu Zezo Covid, chúng ta đã xác định sống ch
Dịch bùng phát trở lại: Không để bị động trong ứng phó
28:22
Trong những ngày gần đây, khi số ca mắc Covid 19 gia tăng trở lại, hàng chục địa phương trong cả nước đã phải “đổi màu” nâng cấp độ nguy cơ trong phòng chống dịch. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid 19 diễn ra mới đây, các thành viên Ban chỉ đạo cũng nhận định, dịch đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, các địa phương cần chuẩn bị các phương án ứng phó, không để dịch bệnh bùng phát lần nữa. Rõ ràng, chúng ta đã xác định sống chung với Covid 19 như tinh thần Nghị quyết 128 về Thích
Từ việc Facebook nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam: Xác định nghĩa vụ thuế của các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới
25:05
Theo thông báo của Meta - Công ty mẹ của Facebook, từ ngày 1.6, khách hàng từ Việt Nam đăng quảng cáo trên Facebook sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%. Số tiền này sẽ được Facebook đóng thuế nhà thầu tại Việt Nam. Nhìn nhận thế nào về việc này, khi Facebook – nền tảng mạng xã hội số 1 toàn cầu nhưng nhiều năm qua chưa đóng thuế đối với khoản doanh thu trực tiếp từ khách hàng không thông qua đại lý quảng cáo tại Việt Nam?
Nhìn lại 100 ngày cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine
30:22
Hôm nay (3/6) tròn 100 ngày sự kiện Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cho đến thời điểm này, chiến sự vẫn diễn ra căng thẳng song song với nhiều cuộc chiến về quân sự, kinh tế, văn hóa và cả truyền thông giữa các bên. Nhưng điều khiến dư luận lo ngại nhất chính là hệ lụy nguy hiểm của cuộc khủng hoảng này; sự đối đầu gay gắt về ý thức hệ, cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng, cả những thay đổi sâu sắc trong cấu trúc an ninh châu Âu và khủng hoảng năng lượng, lương thự
Để người dân không phải hành xử theo kiểu “Luật rừng”
21:10
Cùng những đạo luật với các nguyên tắc, quy định chung mang tính bắt buộc được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp, trong cuộc sống hàng ngày, những nguyên tắc xử sự theo kiểu luật rừng vẫn phát triển một cách âm thầm. Đáng nói là nhiều người vẫn chấp nhận kiểu hành xử như vậy. Trong không ít trường hợp, có người đã lựa chọn đó là cách giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống. Vì sao Luật rừng vẫn ngang nhiên tồn tại như vậy? Cần phải làm gì để loại bỏ những nguyên tắc xử sự theo kiểu Luật rừng ra khỏ
Nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt khó
21:43
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết người dân, doanh nghiệp, người lao động ở mọi lĩnh vực, ngành, nghề. Nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân-người lao động, nhiều chủ trương, chính sách mới đang và sẽ được triển khai, nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Làm thế nào để đó cũng chính là động lực lan tỏa: để người dân, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp - toàn nền kinh tế-xã hội cùng nhìn nhận lại và nỗ lực thể hiện vai trò, trách nhiệm
Phân bổ vaccine Covid-19 và cuộc cạnh tranh nước lớn
35:18
Trước sự lây lan nguy hiểm của biến thể virus Delta, các quốc gia trên thế giới đang tăng tốc tiêm chủng vaccine Covid-19, coi đây là biện pháp duy nhất để có thể thoát khỏi vòng xoáy dịch bệnh. Nhưng bức tranh tiêm chủng đang có sự phân hóa rất rõ nét giữa một bên là các quốc gia giàu có và sở hữu vaccine với một bên là các nước nghèo, các nước đang phát triển phải vật lộn tìm kiếm nguồn cung vaccine để khống chế dịch bệnh. Thậm chí nhiều người còn dùng hình ảnh “Một hành tinh – Hai thế giới” đ
Tăng cường ngăn chặn tàu cá Việt Nam khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài
22:29
Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị. Tuy nhiên, dù đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, song EC vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản, đồng nghĩa thẻ vàng chắc chắn sẽ chưa được gỡ bỏ trong thời gian tới. Vậy cần đẩy mạnh những biện pháp nào để ngăn chặn những hành vi khai thác thủy
Dư địa cắt giảm thủ tục hành chính, đăng ký kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp đạt các mục tiêu tăng trưởng
23:59
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5-3%. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này là ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vậy làm thế nào để việc giải ngân vốn đầu tư công, khai thông thị trường sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng tham gia bàn luận vấn đ
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra bất cập sử dụng tài chính công ở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
24:03
Luật Công đoàn năm 1957, Luật Công đoàn năm 1990, Luật Công đoàn năm 2012 cùng nhiều văn bản Luật từ quá khứ đến hiện hành đều quy định về tài chính công đoàn. Luật Công đoàn năm 2012 (hiện hành) quy định cụ thể “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội, là cơ sở pháp lý đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn, chăm lo tốt hơn cho người lao động”. Thế nhưng vì sao đến thời điểm này, chuyện “có nên duy trì thu phí cô
Phòng chống và quản lý rủi ro thiên tai: cần dựa vào cộng đồng
23:03
Nước ta là một trong những nước phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, trong đó trung bình mỗi năm có khoảng 10 -15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Biến đổi khí hậu và những tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng khiến cho thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường hơn. Nững ngày qua, tuy đã vào thời điểm cuối năm, miền Trung vẫn phải hứng chịu đợt lũ cực đoan, trên mức báo động 3, đạt xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 1993 và 2013, gây thiệt hại lớn đến tính
Nước Mỹ 'trở lại' như thế nào trong năm 2021?
28:47
Trải qua một năm đầy biến động, bất ổn của các cuộc khủng hoảng, nước Mỹ bước vào năm 2021 với nhiều thay đổi và mới mẻ, đặc biệt là sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Một điều dễ nhận thấy là nước Mỹ không còn gây bất ngờ cho thế giới bằng những chính sách “khó dự báo” hay những quyết định “bất thình lình” như dưới thời Tổng thống Donald Trump. Khẩu hiệu “đưa nước Mỹ trở lại” và “Xây dựng lại tốt hơn” của Tổng thống Joe Biden dường như đã làm thay đổi hình ảnh nước Mỹ và thay đổ
Tránh ùn tắc nông sản – Đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nhiều thị trường
24:33
Ùn tắc nông sản nghiêm trọng tại cửa khẩu một số địa phương khu vực phía bắc đã diễn ra trong thời gian gần đây. Tới thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn xe hàng nông sản nằm nhiều ngày nay tại bãi do nhiều nguyên nhân. Điều đáng nói, tình trạng này tồn tại từ nhiều năm nay. Để có thể tránh ùn tắc nông sản xuất khẩu thì việc đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nhiều thị trường, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, mã số vùng trồng… sẽ là hướng đi bền vững, căn cơ cho nông sản Việt.
Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: Làm thế nào để đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí
27:17
Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh
Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội
25:08
Quốc hội khoá XI đã khai mạc kỳ họp bất thường. Bốn nội dung sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp đó là: dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ
29:15
Đã thành thông lệ, kể từ năm 2014, cùng với việc ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của năm mới (Nghị quyết số 01), Chính phủ đồng thời ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trước là Nghị quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02). Theo kế hoạch, các Nghị quyết này cũng sẽ được Chính phủ kế thừa, phát
Cạnh tranh nước lớn năm 2021 và những dự báo trong năm 2022
31:53
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2021 – năm thứ hai thế giới đối diện với rất nhiều khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Nhưng dù các nhà lãnh đạo thế giới phải dồn tâm trí cho việc xử lý dịch Covid-19 cùng hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nước do hệ lụy của dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại không vì thế mà kém sôi động. Có thể nói, năm 2021 là năm tình hình địa chính trị thế giới có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, trong đó cạnh tranh nước lớn thực sự có những thay đổi về chất. Nói đến cạnh tranh n
Xếp hạng đạo đức giáo viên: Đạo đức không phải là tiêu chí để định lượng việc xếp loại
23:02
Mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên. Trong đó, không chỉ khiến thầy cô "xáo động" về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chuyện nâng hạng, tụt hạng mà những văn bản mới này của Bộ còn gây bất ngờ khi từng hạng giáo viên lại có riêng tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể, trong quy định mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ Giáo dục và đào tạo quy định có 3 hạng chức danh và giáo
Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 như thế nào trong điều kiện dịch bệnh hiện nay
23:37
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương trên cả nước đã buộc phải cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang học online. Đây cũng là thời điểm các trường chuẩn bị thi hết học kỳ II năm học 2020-2021. Nhiều giáo viên, học sinh lo lắng kế hoạch học tập và thời gian kết thúc năm học sẽ có thay đổi. Đáng lo hơn là học sinh các khối lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp, việc học và ôn tập trực tuyến khó đảm bảo chất lượng được như học trên lớp. Vậy Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi tố
Thách thức từ đại dịch: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thích ứng và phát triển
26:15
Sự tái bùng phát dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia có mối quan hệ thương mại với nước ta, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, đi kèm các biện pháp phong tỏa, đứt gãy chuỗi cung ứng; cùng nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4, từ trong nước, đã và đang cảnh tỉnh khả năng thích ứng và chống chịu của doanh nghiệp Việt, của toàn nền kinh tế. Thách thức từ đại dịch - Cộng đồng doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế, thích ứng như thế nào để có thể trụ vững? Chính phủ hỗ trợ như thế nào để cùng sự chủ động
Tăng cường biện pháp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh Covid
23:35
Trong gần 1 tuần qua, cả nước đã ghi nhận hơn 20 ca mắc Covid 19 trong cộng đồng từ điểm dịch Hà Nam và Vĩnh Phúc. Đáng lưu ý là các ca bệnh tại Vĩnh Phúc có liên quan đến chuyên gia Trung Quốc từng có thời gian cách ly cùng khách sạn tại Yên Bái với đoàn chuyên gia Ấn Độ mang chủng biến thể kép đang hoành hành tại Ấn Độ. Dù nước ta đã chuẩn bị những kịch bản ứng phó khi có hàng nghìn ca bệnh, song nếu chúng ta ngăn chặn được sớm ngày nào, thì hậu quả về sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân
Làm cách nào để phát triển thị trường bất động sản ổn định, bền vững, đảm bảo phản ánh đúng quy luật cung – cầu?
25:03
Cơn sốt đất cục bộ tại một số địa phương trong những tháng đầu năm đến thời điểm này đã tạm lắng, nhưng những hệ lụy về kinh tế - xã hội sẽ vẫn còn hiện hữu một thời gian dài. Đặc biệt, đối với những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, sau mỗi cơn sốt đất, cơ hội sở hữu một căn nhà phù hợp với khả năng sẽ lại càng khó khăn hơn. Trong một hội nghị mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định cần phải xây dựng mới Chiến lược nhà ở quốc gia, thay đổi căn bản tư duy về đề xuất phá
Động lực để TPHCM tiếp tục bứt phá
24:14
Hôm nay, kỷ niệm 46 năm ngày giải hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2021). 46 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử trọng đại của Đại thắng Mùa Xuân 1975 vẫn còn nguyên giá trị. Sự kiện lịch sử vĩ đại ấy không chỉ là niềm tự hào đối với dân tộc Việt Nam, mà còn ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế, những người luôn kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và xuất hiện một số khó khăn, TP.HCM vẫn
Vai trò của vaccine trong ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19, đặc biệt tại các KCN
26:54
Với số lượng ca mắc Covid-19 trong đợt dịch thứ 4 lên tới gần 5.000, nhiều địa phương đang là điểm nóng của dịch bệnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP.HCM… phải khẩn trương triển khai nhiều biện pháp thần tốc nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, trong đó có tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Với số lượng công nhân lên đến hàng trăm nghìn người tại mỗi địa phương, làm sao để triển khai tiêm chủng được nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn dịch bệnh cũng như tạo miễn dịch cộng đồng, nhất là tr
Khởi động mùa du lịch "bình thường mới": Du lịch khởi sắc với những tín hiệu vui
25:44
Trong dịp Tết nguyên đán năm nay, đúng như các chuyên gia đã dự đoán, đã và sẽ có sự bùng nổ về du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là một tín hiệu vui của ngành du lịch nước nhà sau hai năm bị “đóng băng” do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình này cũng đặt ra vấn đề là cần phải có giải pháp chiến lược cũng như những bước chuyển hợp lý, để ngành du lịch có thể bắt kịp với xu thế chung của du lịch thế giới, từng bước khôi phục các hoạt động du lịch, đóng góp tích cực v
Đồng thuận, quyết tâm đưa học sinh trở lại trường
27:25
Theo tổng hợp của Bộ Giáo dục và đào tạo, 100% trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2 này. Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố cho học sinh trung học đi học trong khoảng thời gian từ hôm nay (7/2) đến ngày 14/2; 60 tỉnh, thành phố đã có lịch học trực tiếp với học sinh tiểu học, mầm non. Để chuẩn bị cho việc đi học an toàn, trước Tết, Bộ Giáo dục và đào tạo cùng Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế, đại diện Bộ Y tế và địa
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa xuân: Nhân rộng những vùng xanh!
18:20
Từ chỗ là vùng tâm dịch phức tạp nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh đã trở lại vùng xanh toàn bộ, khôi phục lại hoạt động kinh tế xã hội. Thành quả này là do nước ta đã ưu tiên tiêm vắc xin sớm cho người dân thành phố, thậm chí vắc-xin mũi 3 cũng đã được tiêm an toàn, trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi được tiêm với số lượng rất cao. Tỉ lệ bao phủ vắc-xin lớn cùng với những "vũ khí" khác là thuốc và kinh nghiệm phòng chống dịch đã giúp T
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng: Đâu là điểm yếu cần tháo gỡ?
26:54
Hàng nghìn tỷ đồng được cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý, thu hồi, hàng trăm vụ án với hàng nghìn bị can phạm tội về tham nhũng bị điều tra, truy tố, xét xử được nêu ra trong báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, không ít địa phương lại thông tin, qua tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện và xử lý trường hợp tham nhũng nào hoặc không có trường hợp nào vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Trong khi đó, số sai phạm được phát hiện, xử lý b
Làm gì để BHXH thực sự là chỗ dựa cho người lao động?
25:09
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến năm 2020, cả nước mới có hơn 33% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia. Lý giải việc số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thấp, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, sau 6 năm thi hành Luật BHXH, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật đã bộc lộ những bất cập, hạn chế. Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu: đế
Tinh giản biên chế: Cần khắc phục bộ máy chồng chéo, tầng nấc
24:27
Câu chuyện về tinh giản biên chế đã được đề cập rất nhiều lần, với nhiều giải pháp được đưa ra, được thực hiện từ rất lâu. Các bộ ngành địa phương cũng đã thực hiện khá quyết liệt việc tinh giản biên chế. Thế nhưng, trên thực tế hiệu quả của việc tinh giản vẫn chưa được như mong muốn. Trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, bộ máy hiện nay còn quá cồng kềnh, tầng nấc trong tổ chức đầu mối bên trong, việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên
Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất điều hành chống lạm phát
25:56
Kinh tế nước ta 7 tháng qua đã có đà phục hồi khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, thách thức lớn vẫn là sức ép lạm phát từ nay đến cuối năm. Việc ngân hàng trung ương nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế có quan hệ thương mại lớn với nước ta tăng lãi suất điều hành để chống lạm phát có những tác động đa chiều, ở những mức độ khác nhau tới kinh tế Việt Nam.
Bỏ khung giá đất: Bước đột phá lớn trong sửa đổi Luật Đất đai 2013
23:48
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi hiện nay đã được Bộ Tài nguyên và môi trường hoàn thiện và đang đăng tải để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý là Dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về việc bỏ khung giá đất; có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đây chính là điểm mới đột phá trong việc sửa đổi Luật đất đai 2013. Vậy, việc bỏ khung giá đất sẽ
Đồng hành cùng cánh sóng.
39:40
- Với chủ đề “Thế giới mới, phát thanh mới” ngày phát thanh thế giới năm nay nhấn mạnh sự đổi mới của ngành phát thanh trên nền tảng công nghệ số và phát triển song hành cùng với sự biến đổi của thế giới qua đó khẳng định vai trò quan trọng của phát thanh trong đời sống toàn cầu. Theo Tổng Giám đốc UNESCO bà Irina Bokova: Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì phát thanh là phương tiện giúp kết nối cộng đồng, là nguồn cung cấp thông tin quan trọng. Phát thanh cũng đại diện c
Lựa chọn nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn
22:51
Một trong những vấn đề được nhiều Đảng viên, người dân quan tâm tại Hội nghị Trung ương 13 khóa XII này, đó là công tác nhân sự. Trong bài phát biểu khai mạc trước Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Khi xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng; phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ là chính nhưng cũng cần quan tâm, chú ý đến cơ cấu hợp lý, cân đối giữa các địa bàn, lĩnh vực công tác và các khối; giữa Trung ươn
Nhận diện và chuẩn bị ứng phó với Omicron như thế nào?
22:37
Đến thời điểm này, biến thể Omiron đã xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam dù chưa ghi nhận ca nhiễm Omiron nào, nhưng với sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới này, nhất là khi một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, việc Omicron xâm nhập vào Việt Nam có lẽ chỉ là câu chuyện “một sớm, một chiều”, dù chúng ta đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn khả năng này. Khi mới xuất hiện, Omicron đã khiến thế giới chao đảo bởi những nhận định v
Câu chuyện nữ bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
27:13
Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, đội ngũ y, bác sĩ là những “chiến sĩ áo trắng”. Đây là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao… nhưng vượt qua mọi khó khăn, họ vẫn nỗ lực hết mình vì trách nhiệm và hơn cả vì sức khỏe của nhân dân. Trong số hàng nghìn y bác sỹ đang miệt mài ngày đêm chống dịch, có những “bóng hồng” đã kiên cường bám trụ để chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân Covid -
Ngành y tế đang triển khai những điều kiện gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ?
19:53
Trong tháng 3 này, nước ta sẽ nhập khẩu 7 triệu liều vắc xin phòng Covid - 19 của hãng Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết đồng ý mua 21 triệu liều vắc xin tiêm để tiêm cho 11,9 triệu trẻ em từ 5 - 11 tuổi với 2 mũi tiêm. Dự kiến khi vắc xin về đến Việt Nam, ngành y tế sẽ triển khai tiêm sớm nhất cho các bé. Song với tốc độ lây lan quá nhanh trong những ngày gần đây, số trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên hằng ngày, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 t
Thuốc nào để cắt cơn “sốt” đất?
23:53
Sau mỗi kỳ tăng nóng về BĐS, luôn có giai đoạn điều chỉnh, giảm giá, thậm chí đóng băng thị trường. Trong quá khứ, việc này đã diễn ra nhiều lần. Còn năm nay, sau khi dịch bệnh covid19 được kiểm soát, thì ngay những tháng sau Tết, tình trạng sốt đất lại diễn ra khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc đều với những cách thức thổi giá, tung tin đón đầu quy hoạch, tạo nên bong bóng sốt giá. Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới đánh giá trong quản trị đất đai, Việt Nam thuộc nhóm tốt về xây dựng pháp lu
Cạnh tranh nước lớn và dịch chuyển của bàn cờ địa chính trị thế giới
30:08
Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua. Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn
Luân chuyển cán bộ để rèn luyện, thử thách và xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám”
27:35
Ngày 5/8 vừa qua, Ban Tổ chức trung ương tổ chức hội nghị gặp mặt các cán bộ trung ương điều động, luân chuyển diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều động, luân chuyển. Tại hội nghị này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, điều động, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng để đào tạo, rèn luyện, chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài cho Đảng. Việc
Covid 19 tái lây lan trong cộng đồng và câu chuyện trách nhiệm
19:24
Chỉ vì không tuân thủ quy trình, quy định trong cách ly y tế, bệnh nhân 1342 đã làm lây lan Covid - 19 sang bạn, rồi người này lại làm lây cho 3 người khác trong cộng đồng khiến hơn 700 người tiếp xúc F1 phải cách ly tập trung. Một số quận tại TP Hồ Chí Minh có thể phải giãn cách xã hội, hàng vạn sinh viên các trường Đại học phải tạm dừng đến trường, người dân bất an, lo lắng, nhiều hoạt động kinh tế xã hội bị đình trệ, đảo lộn. Điều quan trọng nhất lúc này là ngăn chặn đà lây lan của covid - 19
Dấu ấn 2 năm Ủy viên không thường trực HĐBA của Việt Nam
26:36
Vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 của Việt Nam là dấu ấn quan trọng, là bước đi cụ thể nhằm tiếp tục triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và 13 đã đề ra. Những kết quả đạt được khi tham gia vào công việc chung tại Hội đồng Bảo an trong 2 năm qua còn là tiền đề để chúng ta tiếp tục ứng cử vào các cơ chế quan trọng khác của Liên hợp quốc.
“Giải mã” sự chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới và vấn đề quản lý thị trường vàng
22:38
Hôm nay 10.2, cũng là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch - Ngày Vía thần tài theo quan niệm dân gian. Giá vàng trong nước “nhảy múa”, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra ở mức cao. Giá vàng tăng trong dịp Vía Thần tài đầu năm cũng là chuyện dễ hiểu, vì nhu cầu vàng dịp này luôn cao. Nhưng chuyện giá vàng miếng trong nước ngày càng chênh lệch rất cao so với giá vàng thế giới, đặc biệt là vàng miếng SJC, là vấn đề nhiều người dân luôn thắc mắc, băn khoăn.
ASEAN - Hoa Kỳ: Hợp tác vì sự phát triển phồn vinh
30:34
Trong tuần này, ASEAN và Hoa Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt lần thứ 2 nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường hợp tác hơn 4 thập niên qua, đồng thời tạo đà thúc đẩy tương lai phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ. Nhân dịp này, nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Giâu Bai-đừn (Joe Biden), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự sự kiện, đồng thời có chuyến thăm,
Những chuyển biến sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
26:22
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm quan trọng hàng đầu. Để tạo bước phát triển đột phá, toàn diện cho lĩnh vực này, Hội nghị Trung ương VII khoá X năm 2008 đã ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua thực tế gần 15 năm triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Vượt qu
Từ câu chuyện phó trưởng công an phường ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến quy tắc ứng xử của lực lượng công an
24:02
Câu chuyện một vị phó trưởng công an phường ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến nhà dân bắt người vào lúc nửa đêm và xô xát, hành hung phụ nữ xảy ra mới đây khiến dư luận rất bất bình. Là người đang công tác tại một cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng vị phó trưởng công an phường này lại coi thường pháp luật. Sự việc này cũng như một số sự việc khác xẩy ra gần đây một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về văn hóa công vụ, đạo đức công vụ của những cán bộ công chức nhà nước, những người đáng lẽ
Giải pháp nào để ngăn chặn phân bón giả, làm nhái, làm kém chất lượng trên thị trường
24:34
Phân bón là loại hàng đặc biệt, có giá trị thiết yếu với nhà nông để đảm bảo năng suất cây trồng, mùa vụ tốt tươi, nhìn xa hơn là đảm bảo cuộc sống ổn định, vững bền cho bà con nông dân. Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng lớn tới người nông dân. Điều đáng nói là thời gian qua, do giá phân bón tăng cao, tình trạng phân bón nhái, kém chất lượng càng tăng mạnh mà việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn.
Bao giờ người tiêm đủ 2 mũi vaccine được tham gia các hoạt động học tập, lao động?
26:09
Đến thời điểm này, nước ta đã tiêm phòng được gần 23 triệu liều vắc xin, trong đó có khoảng 3,5 triệu người tiêm đủ 2 liều. Cùng với đề xuất bổ sung phân bổ vắc xin để một số tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai hoàn thành tiêm mũi 1 vào giữa tháng 9, hàng chục địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể để những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, phòng, chống dịch. Vậy mức độ khả thi của đề xuất n
Kiên trì “mục tiêu kép” trước nhiều yếu tố bất định tác động tới nền kinh tế: Những yêu cầu đặt ra
15:30
Nội dung chính: - Ngày thứ 3 Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, và một số nội dung quan trọng khác. Nhìn lại 2 ngày làm việc tại Hội trường, có thể thấy, các đại biểu đánh giá cao chủ trương của Đảng, chính sách điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép về phát triển kinh tế xã hội. - Kiến nghị bổ sung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025 một số nội dung liên quan đến an toàn hồ đập, trồng rừng, chương trình đ
Cần chấm dứt hiện tượng "xếp gạch, đặt chỗ" trong xây dựng Luật
20:19
Tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định "luật khung, luật ống", chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật hay gần đây, một hiện tượng nữa cũng được chỉ ra là việc "xếp gạch, đặt chỗ", đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh một cách duy ý chí, không trên cơ sở nhu cầu thực sự đã và đang gây ra nhiều tác động đến sự phát triển của đất nước. Vậy cần làm gì để chống
Nền kinh tế sau 01 tháng chuyển trạng thái “thích ứng” - thực hiện Nghị quyết 128/CP của Chính phủ
31:21
Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành ngày 11/10/2021, nghị quyết xác định mục tiêu “công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội”. Nhìn lại nền kinh tế sau 01 tháng chuyển trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” - thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ để thấy những điểm được và chưa được trong công tác quản lý, vận hà
Tăng thuế xe công nghệ: Ai là người phải gánh?
24:18
Theo Nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 5/12 vừa qua, cách tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ gọi xe như GRAP hay còn gọi là hợp tác xã cá nhân kinh doanh có thay đổi. Thay vì tách riêng tài xế đóng 3% thuế VAT trên doanh thu thực nhận và doanh nghiệp đóng 10% thuế VAT trên phần triết khấu như trước đây. Thì doanh nghiệm có trách nhiệm phải kê khai và nộp 10% thuế VAT trên tổng doanh thu mà khách hàng thanh toán. Đây là phần thuế mà người dùng phải trả và doanh nghiệp chỉ là bên nộp hộ.
Nâng cao chất lượng các chương trình hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa
24:37
Với gần 100 triệu dân, lại đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam luôn coi trọng thị trường nội địa - là một thế chân kiềng, “bệ đỡ” trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp ở hầu hết các nước trên toàn cầu, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn càng cho thấy vai trò quan trọng của thị trường nội địa
Nhìn lại thế giới năm 2021: Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan - Taliban lên cầm quyền và một tương lai bất định
28:36
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2021 không thể không nhắc đến là ngày 31/08/2021- những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của Taliban, khép lại một trong những cuộc chiến tranh dài nhất ở nước ngoài trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh một Afghanistan hỗn loạn, với vụ đánh bom “chào tạm biệt” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong những ngày rút quân cuối cùng, đặt câu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Nam Á này cũng nh
Cấm xe máy và câu chuyện tầm nhìn trong quản lý
21:27
Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội gửi Hội đồng nhân dân về mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2025 thì sau năm 2025 Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5. Thời điểm 2025 được coi là sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Đây là chủ đề “nóng” trong tuần , khi Hà Nội đưa vấn đề này ra bàn tại cuộc họp HĐND thành phố đang diễn ra.
Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ”
24:07
Xác định năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cùng với đó là những tác động từ bên ngoài (như sự thay đổi trong chính sách của từng quốc gia/khu vực hay các quan hệ kinh tế…) - ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 0
Thách thức nào chờ đợi Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ?
27:31
Sau hơn 2 tháng với hàng loạt diễn biến kịch tính và căng thẳng, đỉnh điểm là cuộc bạo loạn nhiều thương vong ngày hôm qua (7/1) tại tòa nhà trụ sở Quốc hội, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã chính thức đi đến hồi kết. Quốc hội Mỹ chính thức xác nhận ông Joe Biden là Tổng thống hợp hiến thứ 46 của nước Mỹ... Thế nhưng, với những gì diễn ra khiến người dân Mỹ cảm thấy buồn và đáng xấu hổ. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ phải làm gì để hàn gắn những rạn nứt nghiêm trọng về chính trị và xã hội m
Diễn biến phiên thảo luận kết quả bầu cử tại Quốc hội Mỹ
30:39
Quốc hội Mỹ đã nhóm họp để tiến hành một thủ tục vô cùng quan trọng trong cuộc bầu cử Mỹ, đó là đếm phiếu đại cử tri và xác nhận chính thức người sẽ trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo. Ở các mùa bầu cử trước, phiên họp này thực sự chỉ mang tính thủ tục, là hồi kết khép lại mùa bầu cử Mỹ. Nhưng lần này, phiên họp của Quốc hội Mỹ được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm bởi mọi người đều chờ đợi để xem liệu đương kim Tổng thống Donald Trump cùng với đội ngũ của mình có thể tận dụng cơ hội c
Bầu cử ĐBQH khóa 15: Bài học nào từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên 1946?
23:53
Cuộc tổng tuyển cử năm 1946 đã đánh dấu mốc son trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa, là ngày hội của đại đoàn kết toàn dân. Mỗi lá phiếu thấm đượm tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, đồng tâm, hiệp lực, thực hiện quyền công dân để xây dựng một nhà nước non trẻ. Mỗi lá phiếu đã thể hiện quyền chính trị cơ bản của công dân, đồng thời cũng là niềm tin vào chính quyền cách mạng, niềm tự hào là công dân của một nước độc lập do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Để có một cuộc tổn
Nghịch lý thị trường lao động cuối năm: Khi cung cầu không gặp nhau
22:56
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên thời điểm quý 4/2020, các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, phục vụ nhu cầu cuối năm và Tết Nguyên đán. Điều này khiến nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tăng cao, kéo theo thị trường lao động, việc làm trở nên sôi động hơn. Thế nhưng, trên thực tế, thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý: cung cầu không gặp nhau; trong khi doanh nghiệp cần nhưng không tuyển được lao động, thì người lao động lại không tìm được việc
Kê khai tài sản theo quy định mới: Liệu có khắc phục triệt để căn bệnh hình thức?
21:00
Kê khai tài sản lâu nay vẫn bị cho là mang nặng tính hình thức, đúng sai như thế nào cũng ít bị phát hiện, xử lý. Chính vì vậy, việc kê khai tài sản thiếu trung thực đã dần trở nên phổ biến. Vào thời điểm này, khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị đang tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản lần đầu tiên theo Luật Phòng chống tham nhũng 2018 và được cụ thể hóa bằng Nghị định 130, ban hành ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chứ
Nỗi đau da cam, “Biến nỗi đau thành sức mạnh”
45:48
60 năm kể từ ngày quân đội Mỹ phun rải hàng triệu lít chất độc hóa học xuống nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam, cho đến nay, sự hủy diệt tàn khốc của những chất độc ấy vẫn âm thầm phá hoại môi trường sống và cướp đi tính mạng của nhiều thế hệ nạn nhân da cam. Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã có nhiều hoạt động, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin để phần nào chia sẻ, xoa dịu nỗi đau của họ. Hôm nay, 10/8, cả nước ta lại cùng sẻ c
Gỡ khó để tăng tốc tiêm phòng vaccine COVID-19
24:13
Đến thời điểm này, cả nước đã tiêm được hơn 9 triệu liều vaccine COVID-19 trong tổng số hơn 18 triệu liều đã về nước ta. Dự kiến trong những ngày tới, số người được tiêm chủng sẽ tiếp tục tăng khi Bộ Y tế vừa có đợt phân bổ mới. Tuy nhiên, trái với nhiều địa phương nơi người dân đang mong có nhiều vaccine để tiêm phòng thì thực trạng một số tỉnh, thành phố lại chậm trễ trong việc tiếp nhận, phân bổ, triển khai tiêm vaccin. Theo Bộ Y tế, địa phương, đơn vị tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp sẽ bị điều chu
Để chất vấn và trả lời chất vấn không chỉ là hỏi - đáp trên nghị trường
13:35
Một trong những nội dung luôn nhận được sự quan tâm của cử tri tại các kỳ họp của Quốc hội, đó là phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường. Những vấn đề nóng, nổi cộm của đất nước sẽ được các đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước chất vấn các thành viên Chính phủ. Đây là một trong những hoạt động nằm trong nhiệm vụ giám sát của Quốc hội. Phiên chất vấn tại kỳ họp thứ X này sẽ có góc nhìn bao quát về những nội dung mà Quốc hội giám sát trong nhiệm kì khóa XIV và cả nhiệm kỳ khóa
Chất vấn để đánh giá Tâm - Tầm các Bộ trưởng, Trưởng ngành, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội
22:46
Chất vấn và trả lời chất vấn được coi là điểm nhấn trong các kỳ họp Quốc hội nói chung và Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15 nói riêng. Đây không đơn thuần là một hình thức giám sát của Quốc hội mà còn là sự tương tác, bổ trợ cho các hoạt đông khác cũng như thực hiện chức năng lập pháp, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Việc đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian qua đạt hiệu quả như thế nào? Chất vấn ở Quốc hội sẽ giúp đánh giá năng lực, tầm nhìn, cách làm, ti
Làm thế nào để kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được thực chất?
24:56
Việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trong thời gian qua đã tạo sân chơi bình đẳng, môi trường thuận lợi cho mọi cán bộ thể hiện tài, đức, có điều kiện để cống hiến trí tuệ, sức lực cho đất nước. Việc đổi mới cách thức tuyển chọn đã góp phần xóa bỏ tư duy “sống lâu lên lão làng”. Tuy nhiên, phải làm sao để các kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý được đúng với tiêu chí đã đề ra?
Tạo đột phá từ Nghị quyết 01 của Chính phủ
21:40
Ngay sau Hội nghị Chính phủ với các địa phương nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2021, triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 diễn ra vào tuần trước, ngày 8/01 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Tại Nghị quyết số 01 này, Chính phủ đã xác định chủ đề điều hành năm
Hiệp thương kỹ để lựa chọn người xứng đáng
20:51
Tiếp tục các bước của quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 15/3 đến ngày 19/3. Căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử từ kết quả của Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 sẽ lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác của những người ứng cử đại b
Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo - Góp phần hiện thực hóa "Khát vọng Việt Nam 2045"
23:58
Sau hơn 1 năm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, với 3 đợt dịch đã gây ra rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế đất nước. Hàng loạt doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với đợt dịch lần 3, con số 33.600 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu năm nay đã phần nào nói lên điều đó. Mặc dù vậy, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã
Phụ nữ tham gia chính trị: Rút ngắn khoảng cách giữa mong muốn và thực tiễn
24:41
Nâng cao quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị - xã hội là một cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam với nhân dân và thế giới. Trong chủ trương, đường lối và chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề phát triển phụ nữ như là một giải pháp phát triển xã hội bền vững. Trong những năm gần đây, hình ảnh phụ nữ tham gia chính trị đã trở nên quen thuộc hơn với số lượng và chất lượng được nâng lên so với giai đoạn trước. Song so với yêu cầu và khả năng đóng góp của
Liên thông và “mở kho” dữ liệu quốc gia – Giải pháp tạo thuận lợi tối đa cho công cuộc chuyển đổi số?
24:36
Nếu như trước kia, những thông tin về chuyển đổi số, kinh tế số, chính phủ điện tử chưa được nhiều người quan tâm hoặc cho là viễn cảnh thì kể từ khi dịch Covid -19 xảy ra, các hình thức khác nhau của công cuộc này đã được nhận diện, tiếp cận tự nhiên nhất. Mục tiêu xây dựng nền kinh tế số VN trở nên gần gũi hơn. Và cách nay tròn một tuần, ngay sau lễ tuyên thệ - nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở kế hoạch hành động - điều hành nền kinh tế thời gian tới, trong đó, đặc biệt coi
Bàn giải pháp vực dậy doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện mục tiêu kép
29:53
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm nay đã có tới hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nghĩa là trung bình mỗi tháng đã có hơn 13 nghìn 400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nguyên nh
Cần bảo tồn thích ứng như thế nào các di tích lịch sử, kiến trúc văn hóa?
32:53
Những ngày qua, việc Hà Nội phá dỡ công trình số 61 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình để xây dựng cao ốc 11 tầng thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây vốn là công trình được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trước ý kiến của dư luận, mới đây, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công. Trong khi đó, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản yêu cầu rà soát về các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc công trình tại số 61 phố Trần Phú, đảm bảo tuân thủ quy định,
Tiêu chí an toàn phải đảm bảo ở mức cao nhất trong tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi
21:55
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra cuối tuần qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tiếp tục bao phủ vắc xin nhằm nâng cao khả năng phòng dịch, thích ứng an toàn, hiệu quả; đặc biệt phải “thần tốc” có vắc xin và tiêm nhanh nhất có thể cho người dân, nhất là trẻ em. Việc tiêm chủng cho trẻ em cần hoàn thành trong quý II, để đầu quý III, trẻ được đến trường học hè và cuối quý III bước vào năm học mới. Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngày 9/4, lô vắc xin đầu t
Làm sao để giữ chân nhân viên ngành y tế?
22:47
Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, hơn 400 nhân viên y tế tại TP Hồ Chí Minh đã có đơn xin nghỉ việc. Trước đó, năm 2021 đã có hơn 1000 cán bộ, nhân viên y tế tại TP này xin rời khỏi ngành vì áp lực công việc. Đáng buồn vì đây không chỉ là câu chuyện của riêng ngành y tế TP Hồ Chí Minh, mà là thực tế đang diễn ra khắp cả nước, đặc biệt qua hơn 2 năm dịch bệnh Covid 19. Việc “chảy máu chất xám” ở các tuyến y tế công lập đamg đặt ngành y tế trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng do thiếu nhân lực đảm đươ
Từ vụ Tân Hoàng Minh: Báo động rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Những giải pháp phòng ngừa
23:32
Chỉ sau 1 ngày Ủy ban chứng khoán quyết định hủy 9 đợt chào bán trái phiếu của 3 công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và các đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau vụ việc này, dư luận đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu sẽ được đảm bảo ra sao. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tăng trưởng rất nóng 2 năm
Tăng lương tối thiểu vùng: Phải hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
23:55
Cuối tháng 3 vừa qua, kết thúc phiên họp về lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương quốc gia, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 tới. Còn phía Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho người sử dụng lao động lại đề nghị tăng lương từ ngày 1-1-2023. Thông tin này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người với những ý kiến trái chiều. Vậy, thời điểm tăng lương như thế nào là hợp lý và mức tăng nên ra sao để đảm bảo
Để gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng triển khai nhanh và đúng đối tượng
26:04
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tác động mạnh đến kinh tế xã hội, đặc biệt 2 đợt dịch từ đầu năm đến nay đã khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người lao động không có thu nhập, ngay trong những ngày đầu tháng 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với số tiền lên tới 26 nghìn tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là việc thực thi như thế nào
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, liệu ngành giáo dục có đạt được mục tiêu “kép” như kế hoạch đã đề ra?
23:41
Gần 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay – kỳ thi mang tính quyết định sau 12 năm miệt mài đèn sách. Đây là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều địa phương đã phải xây dựng kế hoạch, kịch bản xử lý các tình huống, thực hiện diễn tập tại điểm thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực, các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA & những yêu cầu đặt ra
25:17
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là từ cuối tháng 4, đợt dịch lần thứ 4 đã lan rộng tới 55 tỉnh, thành phố và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại một số khu công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, song, tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự báo mục tiêu cán đích 600 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm
Hoàn thiện pháp luật để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
27:39
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội XIII của Đảng. Qua đó, tiếp tục bổ sung, góp phần hoàn thiện, phát triển lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trước đó, trong phiên họp thứ nhất
Giải bài toán phân làn giao thông – cần có giải pháp đồng bộ
24:37
Mới đây, 748m dải phân cách đã được Sở GTVT Hà Nội dựng lên để phân luồng, tổ chức lại giao thông tuyến đường Nguyễn Trãi. Thời gian phân luồng giao thông thí điểm từ ngày 6/8 đến ngày 6/9. Trước đó, thành phố từng 4 lần tổ chức phân làn ô tô, xe máy: năm 2003 trên tuyến Kim Mã, năm 2006 trên tuyến Trần Khát Chân - Ðại Cồ Việt, năm 2009 trên tuyến Giải Phóng, năm 2011 trên một loạt tuyến phố (Trần Khát Chân - Ðại Cồ Việt, Xã Ðàn, Giải Phóng, Phố Huế, Bà Triệu, Nguyễn Trãi. Mục tiêu lớn nhất của
Chuyển đổi số cần thực chất, hiệu quả - Góc nhìn từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin
23:23
Báo cáo về kết quả chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao, mặc dù có tăng theo từng năm: Người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%. Đặc biệt, trong phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, nhiều đơn vị đã giao phó trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho đội ngũ chu
Nhập nhèm sách giáo khoa và sách tham khảo: Cần có chế tài xử lý nghiêm
18:33
Ngay tuần đầu tiên của năm học mới 2020-2021, câu chuyện về sách giáo khoa trở thành chủ đề nóng khi nhiều phụ huynh phải “đỏ mắt” tìm kiếm sách giáo khoa lớp 6 do tình trạng khan hiếm, rồi phụ huynh lớp 1 phải bỏ ra 800.000 đồng để mua một bộ sách, mà trong đó tiền sách giáo khoa chỉ là phần nhỏ. Tình trạng khan hiếm sách, nhập nhèm giữa sách giáo khoa và sách tham khảo gây ảnh hưởng và mất lòng tin của phụ huynh học sinh nói riêng và xã hội nói chung. Giải pháp nào cho vấn đề này?
Vai trò của chuyển đổi số trong thực hiện mục tiêu phát triển
19:13
Nếu như trước kia, những thông tin về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử …chưa được nhiều người quan tâm hoặc cho là viễn cảnh, thì nhiều tháng trở lại đây,kể từ khi xuất hiện dịch Covid19, các hình thức khác nhau của công cuộc số hóa này đã xuất hiện trong từng ngôi nhà, trở thành công việc thường ngày của mỗi cá nhân – theo cách thức tự nhiên nhất. Mục tiêu “Nền kinh tế số Việt Nam” trở nên gần gũi hơn bao giờ hết ! Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 75 Cách mạng Tháng 8, Quốc khánh 02/
Vai trò nữ nghị sỹ trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ
21:09
Được tổ chức lần đầu tiên tại kỳ họp Đại hội đồng AIPO (sau này gọi là AIPA) lần thứ 19 năm 1998, theo sáng kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Malaysia, từ đó đến nay, Hội nghị Nữ nghị đã trở thành một cơ chế hoạt động thường niên và hiệu quả của AIPA. Nằm trong cơ cấu của Đại hội đồng, hội nghị thảo luận các chủ đề cùng quan tâm và tìm ra chiến lược nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ. Hội nghị Nữ Nghị sỹ tại AIPA 41 lần này sẽ bàn về “Vai trò nữ nghị sỹ trong bảo đảm việc làm và
Công tác đầu tư cơ sở vật chất để chuẩn bị năm học mới
25:17
Đối với giáo dục tiểu học, năm học này là năm đặc biệt – năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) bắt đầu từ lớp 1. Cùng với đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất là điều kiện nòng cốt để ngành giáo dục và đào tạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành giáo dục đã có thời gian chuẩn bị cho chương trình mới, đặc biệt là năm 2019 – một năm bản lề để hoàn tất các khâu chuẩn bị. Mặc dù còn nhiều khó khăn,
Phòng chống mưa lũ: Giải pháp nào để đảm bảo an toàn hồ đập?
26:10
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 7-9 cơn bão, trong đó khoảng từ 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam; nguy cơ mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài ở khu vực miền Trung; lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Chính vì thế, tại cuộc họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cấp, các ngành đề cao cảnh giác trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp ở các nước x
Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?
20:35
Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành đầu tháng 9/2014. Sau tròn 6 năm ban hành và triển khai, Nghị định 83/2014 là cơ sở pháp lý để Liên Bộ Công thương - Tài chính điều hành xăng dầu trong nước, đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất, tiêu dùng, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong kinh doanh xăng dầu. Đến nay, với sự thay đổi cơ cấu nguồn cung, số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, làm tăng tính cạnh tranh. Việc tham gia các hiệp định th
Đừng để dịch vụ hành chính công bị ách tắc, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp
21:57
Tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử bộ, ngành và Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử 63 tỉnh, thành phố diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 1 tồn tại là tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vẫn thấp. Đến thời điểm này, vẫn còn 8 bộ, 25 tỉnh mới đạt tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 dưới 10%. Vì sao có tình trạng chậm trễ này và cần làm gì để khắc phục?
Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2020-2030
27:57
"Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2020 - 2030” với sự tham gia đồng hành của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho giới trẻ: Phải bắt đầu từ tuyên truyền pháp luật
22:51
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ phạm tội ngày càng manh động, nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng. Làm sao để tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho giới trẻ, nhất là trong bối cảnh phát triển đa chiều thông tin của mạng xã hội, của thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay? Cơ quan chức năng cần phải làm gì để việc tuyên truyền pháp luật được giới trẻ tiếp nhận?
Căn bệnh sợ trách nhiệm: Rất cần liều thuốc “đặc trị”
22:15
Một trong những căn bệnh của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức tồn tại lâu nay là bệnh né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm. Mặc dù đã được nhận diện và chỉ rõ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị theo Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng. Đến nay, căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả. Thảo luận tình hình phát triển kinh tế xã hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Phó trưởng ban Dân nguyện Hoàng Anh Công rất băn khoăn về "một dịch bệnh đã xuất hiện từ lâu, âm thầm
Từ vụ Chủ tịch FLC "bán chui" cổ phiếu, cần xử lý nghiêm các vi phạm để tránh ảnh hưởng đến uy tín thị trường chứng khoán Việt Nam
21:50
Những ngày qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chấn động, với “tâm chấn” là thông tin Chủ tịch FLC giao dịch “chui” cổ phiếu. Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã có những động thái “mạnh tay”: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, Bộ Tài Chính ra Quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Như vậy, hành vi vi p
Khi cải tạo sông Tô Lịch thành công viên văn hóa - hầm chống ngập: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
19:58
Mùa mưa năm 2022 mới bắt đầu nhưng đường phố ở Hà Nội đã nhiều lần ngập úng, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô, trong khi có những công trình thuỷ lợi, trạm bơm chống ngập hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhiều năm vẫn chưa xong. Mới đây, Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE đã đề xuất ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh kết hợp với hệ thống hầm ngầm chống ngập và cao tốc ngầm. Đây là một ý tưởng táo bạo, dù tính khả thi c
Sách giáo khoa không phải mảnh đất để kiếm “lãi khủng”
26:46
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT vừa ký quyết định cảnh cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam. Dù các vi phạm, khuyến điểm của lãnh đạo NXB Giáo dục chưa được công bố chi tiết, nhưng động thái kỷ luật được công luận rất quan tâm, bởi SGK là vấn đề liên quan trực tiếp đến hàng triệu giáo viên, phụ huynh và học sinh. Nhìn vào khoản lợi nhuận khủng sau thuế của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2021 lên đến hơn 287 tỉ đồng (đạt 250% kế hoạch được giao), có lẽ nhiều bậc phụ huy
Lạm phát toàn cầu lan rộng – Những vấn đề đặt ra cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
27:25
“Lạm phát cao chưa từng thấy”, “lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm, 40 năm qua”. Đó là những cụm từ ghi nhận mức độ lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nửa đầu của năm 2022. Từ các nước châu Âu, Mỹ, Canada, các nước Mỹ Latin, tới khu vực Châu Á… Nước ta cho đến nay vẫn nằm trong nhóm số ít quốc gia có lạm phát thấp. Nhưng do độ mở của nền kinh tế cao, ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam là khó tránh. Làm sao giảm thiểu sức ép lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đ
Từ sự việc một số tuyến xe buýt ở Hà Nội xin dừng hoạt động trong bối cảnh giá xăng dầu tăng - nghĩ về việc phát triển vận tải công cộng
19:30
Mới đây, Công ty TNHH Bắc Hà xin ngừng hoạt động 5 tuyến buýt (đi các tuyến Nghi Tàm-Bến xe Giáp Bát; Bến xe Giáp Bát-Đức Giang; Công viên Thống Nhất-Đông Anh; Trần Khánh Dư-Bến xe Mỹ Đình và Khu đô thị Times City - Nam Thăng Long) với lý do không có khả năng thanh toán được khoản nợ đến hạn của ngân hàng… Đáng lưu ý, đây là 5 tuyến buýt xã hội hóa đầu tiên của thành phố Hà Nội và là những tuyến buýt có trợ giá... Có lẽ có rất nhiều điều đáng bàn xung quanh những khó khăn của doanh nghiệp nói ch
Thực hư câu chuyện đổi tên xe buýt thành “xe ô tô khách thành phố” mà Bộ Giao thông Vận tải đề xuất
20:42
Sau nhiều đề xuất gây tranh cãi liên quan đến lĩnh vực giao thông như quy định ô tô không được dừng quá 5 phút hay việc đổi tên Trạm thu phí thành Trạm thu giá thì những ngày gần đây, dư luận lại xôn xao về thông tin Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên xe buýt thành “xe ô tô khách thành phố”. Vậy thực hư câu chuyện đổi tên này ra sao? Và liệu có thật sự cần thiết không? Vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và góp ph
Nhìn lại sau 1 tháng lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo Văn kiện Đại hội XIII
12:31
Ngày 10/9/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 151 về việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng với mục tiêu tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân, tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Triển khai Nghị quyết số 02/2022 của Chính phủ: Góc nhìn từ doanh nghiệp
24:14
Ngày 10/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 02 “về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022”. Nghị quyết đã đặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể, đồng thời cụ thể hóa 10 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện, được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao bởi có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế, vừa đảm bảo thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh covid-19, vừa thúc đẩy cải cách thể chế, phù hợp thông
Đánh thuế nhà và tài sản trong bối cảnh thị trường bất động sản sốt giá, đầu cơ tích trữ nhà đất quá cao
23:32
Chuyển nhượng giá cao, thỏa thuận ghi giá thấp để giảm mức thuế trước bạ phải đóng; Giá trị đất tăng gấp nhiều lần, thậm chí cả trăm lần so với trước khi có hạ tầng giao thông..., song hiện nay Nhà nước vẫn không thu được khoản chênh lệch địa tô này. Đó là vài trường hợp tiêu biểu cho thấy các chính sách thuế liên quan đến bất động sản còn cần phải hoàn thiện. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp lớn và vai trò dẫn dắt, mở đường
33:22
Tiềm lực kinh tế, năng lực quản trị và tư duy nghĩ lớn của doanh nhân đã tạo ra doanh nghiệp lớn. Càng trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, vai trò của doanh nghiệp - doanh nhân lớn càng được thể hiện rõ. Hai năm qua, đại dịch covid-19 xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề. Doanh nghiệp lớn, thiệt hại càng lớn, thế nhưng ngay trong lúc khó khăn nhất, những doanh nghiệp - thương hiệu lớn đã đồng hàn
Chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật
24:00
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thốn
Thực hiện “mục tiêu kép” khi triển khai hộ chiếu vắc xin
24:13
Sau nhiều ngày kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam vẫn thực hiện các biện pháp căn cơ phòng chống dịch, bảo đảm an toàn nhưng tận dụng thời gian để mở cửa, phát triển kinh tế, trong đó có bàn kế hoạch thực hiện hộ chiếu vắc xin cho trong thời gian tới. Vậy kịch bản nào cho “mục tiêu kép” khi triển khai hộ chiếu vắc xin?
Xóa điểm nghẽn nguồn nhân lực cho quá trình phục hồi kinh tế, xã hội: Thực tiễn và giải pháp
23:04
Sau dịch Covid 19, tình hình nhân lực không ổn định, nhiều công ty, doanh nghiệp thiếu lao động, phải tuyển dụng lao động, thậm chí tuyển dụng liên tục mà vẫn không đáp ứng nhu cầu. Thực tế này đang diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đây là một trong những nguyên nhân tác động mạnh, ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi sản xuất, kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp, cũng cho thấy tốc độ phục hồi tăng trưởng toàn nền kinh tế có thể đạt kết quả tốt hơn, nếu sớm có giả
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đâu là dư địa?
29:10
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Trong bối cảnh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch), cùng với giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao từ cuối n
Huy động nguồn lực hiện thực hóa 5.000 km cao tốc, tạo vùng động lực phát triển
22:27
Chiều 3/6, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên chính phủ đã thảo luận về Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức; lấy khó khăn, thách thức làm động lực phấn đấu, vươn lên, thực hiện thành công các nhiệm vụ chiến lược, đưa đất nước tiếp tục phát triển, trong đó có nhiệm vụ triển khai thực hiện
Kết nối nông sản - vượt qua đại dịch
23:07
Hiện tại, đang vào mùa thu hoạch nhiều sản phẩm nông nghiệp trên cả nước. Dịch covid 19 khiến hàng vạn ha nông sản với sản lượng lớn bị ùn ứ, khó tiêu thụ, rất cần sự chung tay của mọi người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Tuần qua Thủ tướng đã chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để tiêu thụ nông sản cho bà con. Các bộ NN&PTNT, Công thương, GTVT, y tế đã vào cuộc. Mọi cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người dân đã và đang cùng chung sức để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, tiêu thụ như thế n
Từ môi trường đầu tư đến đầu tư gắn với môi trường: Những đòi hỏi từ thực tiễn
29:48
Nhiều năm qua, hàng loạt các chỉ số liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách… được các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế nghiên cứu và công bố, với các yêu cầu ngày càng cao hơn. Sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các điều tra mang tính mở này cho thấy nhu cầu, đòi hỏi của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về sự đảm bảo cho một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch cũng như năng lực quản trị, điều hành, thực thi c
Quy hoạch đô thị bị băm nát: Phải làm rõ trách nhiệm và xử lý những cá nhân sai phạm
27:00
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ký ban hành Kết luận số 39 thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; loạt các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Trong kết luận này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai sót, tồn tại trong quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, quản lý xây dựng
Thời hạn sở hữu chung cư – cần hài hòa giữa yêu cầu quản lý và quyền lợi của người dân
20:36
Đề xuất quy định về thời hạn sở hữu chung cư từ 50-70 năm như dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) của Bộ Xây dựng đã tạo nên nhiều luồng ý kiến tranh luận trái chiều, trong đó vấn đề được quan tâm nhiều nhất là quyền sở hữu nhà ở của người dân cùng các quyền, lợi ích hợp pháp kèm theo. Trước những luồng ý kiến này, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin rõ hơn về đề xuất này, tập trung giải thích về thời hạn sở hữu chung cư, cách xử lý khi chung cư hết hạn sử dụng hay đảm bảo
Cần chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp
22:07
Mặc dù tiếp tục chịu tác động từ đại dịch Covid-19, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp 6 tháng vừa qua vẫn tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra, đạt hơn 24 tỷ USD, tăng trên 28% so với cùng kỳ năm 2020. Thế nhưng, những trở ngại, thách thức vẫn còn rất lớn ở phía trước để xóa bỏ “lời nguyền sản xuất manh mún”, đưa nông nghiệp trở thành nền kinh tế hàng hóa, hiện đại, thông minh, trách nhiệm và bền vững. Đây cũng là bài toán đặt ra lâu nay, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bù
Vì sao các bộ ngành địa phương xin trả lại hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công?
23:19
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, bộ, cơ quan trung ương về tình hình giải ngân vốn đầu tư công tổ chức mới đây, con số được công bố thu hút sự quan tâm của dư luận đó là có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương đề nghị chuyển trả vốn kế hoạch với tổng vốn là trên 6.300 tỷ đồng. Vì sao các đơn vị chuyển trả lại vốn đầu tư công? Yếu tố khách quan, chủ quan nào dẫn đến thực tế này?
Đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch: Trách nhiệm và xử lý trách nhiệm như thế nào?
17:12
Thông tin đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) bị cáo buộc có tên trong danh sách mua hộ chiếu Cộng hòa Síp với giá 2,5 triệu USD khiến dư luận quan tâm. Ngày 25/8, khi trao đổi với báo chí, đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cho biết, vợ và con trai ông có quốc tịch Síp đã thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Síp cho ông để sau khi ông nghỉ hưu sẽ thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình. Sự việc đang được các cơ quan làm rõ, xem xét, xác minh một
Đánh giá cán bộ công chức sao cho thực chất
11:12
Từ ngày 20/08, Nghị định 90 (thay thế hai nghị định 56 và 88) của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức có hiệu lực. Nghị định với nhiều điểm mới có giúp đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức thực chất hơn, tránh hình thức trong lĩnh vực này bấy lâu nay?
Những lợi ích khi phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam
28:37
Tuần lễ Năng lượng tái tạo sẽ diễn ra từ ngày 25/8 đến ngày 28/8/2020, với chủ đề “Đột phá để phục hồi và phát triển Xanh vì cuộc sống an lành”. Đây là sự kiện thường niên do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam khởi xướng từ năm 2016. Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn về những lợi ích khi phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
An toàn người bệnh, an toàn trong điều trị mùa dịch Covid-19
21:51
"Đưa ra nhiều giải pháp để kiểm soát dịch bệnh, giảm số ca mắc mới Covid-19; không để bệnh viện thành ổ dịch và không thể vì có bệnh nhân Covid-19 mà phải phong tỏa, đóng cửa"- là những chỉ đạo liên tục từ người đứng đầu Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và lãnh đạo ngành y tế. Song những bài học từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng vẫn có thể lặp lại nếu cơ sở y tế, người bệnh còn chủ quan, lơi là trong phòng chống dịch. Sau khi được tăng cường nhân lực từ các bệnh viện đầu ngành, công tác kiểm
Cảnh báo tội phạm lừa đảo mới - nhìn từ "cơn sốt" lan đột biến
23:10
Những ngày này, bên cạnh những thông tin nóng về dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp, thì trong cộng đồng cũng xôn xao về một “cơn sốt” mang tên: Lan Phi điệp đột biến. Mỗi một giao dịch lên đến hàng trăm, thậm chí là hàng nhiều tỉ đồng cho một nhánh lan Phi điệp. Liệu giá trị thực của loại lan này có đến mức cao “không tưởng” như vậy không, hay chỉ là chiêu thức thổi giá của dạng tội phạm lừa đảo mới? Người dân cần làm gì để tránh bị lừa đảo?
Thẻ căn cước công dân gắn chíp: có thực sự cần thiết?
23:33
Những ngày qua, người dân quan tâm nhiều đến đề xuất của Bộ công an về thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử thay cho thẻ Căn cước công dân sử dụng mã vạch như hiện nay. Vậy việc chuyển thẻ Căn cước công dân có mã vạch sang thẻ Căn cước công dân có gắn chip có thực sự cần thiết hay không?
Cần xây dựng, sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thế nào cho phù hợp?
21:25
Ngay sau khi Bộ Công Thương đưa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành từ năm 2014 gặp nhiều ý kiến trái chiều, mà đa phần các ý kiến là không đồng thuận với quan điểm xây dựng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Bộ Công Thương đã sửa đổi những gì? Và, phải xây dựng, sửa đổi biểu giá bán lẻ điện như thế nào cho phù hợp?
Kịch bản tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong đại dịch
16:54
Nông nghiệp luôn được coi là trụ đỡ của nền kinh tế. Nếu trụ đỡ này phát triển ổn định, đạt mục tiêu tăng trưởng như đề ra, thì góp phần rất lớn vào sự ổn định của nền kinh tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, thời gian tới, những khó khăn, thách thức sẽ rất lớn và gay gắt, tác động đến ngành nông nghiệp như: đại dịch Covid-19 tái phát trở lại trong cộng đồng cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới; tình hình thiên tai khó lường, đặc biệt bước vào tâm điểm mùa mưa bão đe dọa sản xuất
Bỏ sổ hộ khẩu: Có lợi cho dân, phải quyết làm
17:49
Chủ trương bỏ sổ hộ khẩu và thay bằng phương pháp quản lý bằng mã số định danh cá nhân của công dân từ 1/7 năm sau. Từ nay đến thời điểm đó còn chưa đầy 1 năm. Vậy trở ngại lớn nhất trong vấn đề này là gì ? Các cơ quan chức năng sẽ phải gấp rút chuẩn bị ra sao để liên kết các trường dữ liệu, tiến tới quản lý công dân bằng mã số định danh vào tháng 7/2021.
Kịch bản tăng trưởng ngành nông nghiệp trong đại dịch COVID-19
18:43
7 tháng vừa qua của năm 2020, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 22,3 tỷ USD nhưng ngành nông nghiệp vẫn đặt ra mục tiêu dự kiến tăng trưởng toàn ngành phấn đấu đạt 2,6 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, thời gian tới, những khó khăn, thách thức sẽ rất lớn và gay gắt tác động đến ngành nông nghiệp như: đại dịch Covid-19 tái phát trở lại trong cộng đồng cũng như diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới; tình hình thiên tai khó lường, đặc
Để không còn cán bộ được bổ nhiệm đúng quy trình, quy định nhưng không đúng người, đúng việc
22:29
Công tác cán bộ là công tác trọng yếu của Đảng; là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, then chốt của mọi then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Bởi vậy Người ví “dụng nhân như dụng mộc”. Trên thực tế, công tác cán bộ đang nảy sinh nhiều vấn đề, nếu không khắc phục kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của đất nước, đến niềm tin của nhân dân. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng bổ nhiệm cán bộ
Cải cách thể chế mạnh mẽ - yêu cầu đặt ra để tận dụng cơ hội từ EVFTA
21:46
Sáng nay (06/8), Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành về việc "Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu - EVFTA". Theo dự kiến có 6 nội dung lớn được đưa ra thảo luận tại Hội nghị.
Nhiều thách thức với nền kinh tế những tháng cuối năm: Giải pháp nào vượt khó?
17:23
Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng như thế nào? Đâu là giải pháp “đột phá” để cơ hội-thuận lợi từ EVFTA được tận dụng hiệu quả, đóng góp chung vào phát triển kinh tế giai đoạn tới?
EVFTA: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt
21:26
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủ
Những biện pháp khẩn cấp để phòng chống covid-19
20:20
Chỉ trong vài ngày, số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại nước ta tăng mạnh, không chỉ tại Đà Nẵng, mà còn nhiều địa phương khác. Trước tốc độ lây lan và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, công tác điều trị đang đặt ra yêu cầu gì? Các địa phương và người dân cần có những biện pháp khẩn cấp gì để phòng chống dịch bệnh này?
Phương án giao thông hàng không khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
15:44
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19, mọi người dân cần bình tĩnh, ngành hàng không với các phương án “phản ứng nhanh” đặt ra các yêu cầu gì để đảm bảo phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất.
25 năm gia nhập ASEAN: Dấu ấn Việt Nam
32:54
Nhân kỷ niệm 25 năm sự kiện quan trọng mang dấu ấn lịch sử này, chúng tôi muốn mời quí vị cùng nhìn lại những dấu mốc nổi bật trong 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những ký ức của các nhân vật đã từng chứng kiến thời khắc quan trọng của đất nước; cùng đó là những cơ hội và thách thức, cả những gợi mở cho tương lai.
Đảm bảo người có công có cuộc sống tốt và không bỏ sót trong giải quyết chính sách đối với người có công
18:32
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang có nhiều hành động để cuộc sống của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng người có công với cách mạng được quy định đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đối
Chung sức hỗ trợ, tránh đứt gãy chuỗi tiêu thụ nông sản
21:20
Thời gian qua do tác động của dịch COVID-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khiến lượng hàng nông sản tồn đọng rất lớn. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ có hàng triệu tấn nông sản nữa đến vụ thu hoạch tiếp tục gia tăng áp lực trong khâu tiêu thụ. Nhằm tháo gỡ những khó khăn Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Việc triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 105 như thế nào? Các biện pháp hỗ trợ tiêu t
Đối thoại – chìa khóa tạo sự đồng thuận
26:03
Đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân để lắng nghe và giải đáp những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách được xem là cách vận động quần chúng linh hoạt, hiệu quả tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc tổ chức đối thoại với nhân dân, không chỉ giúp lãnh đạo các địa phương nắm được những suy nghĩ, nhận thức của người dân đối với các quyết sách của chính quyền; kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân và định hướng đúng cho người dâ
Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID-19
24:09
Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm
Khơi thông vận tải đường bộ như thế nào trong "bình thường mới"?
21:46
Cuộc sống bình thường mới đang trở lại ở nhiều địa phương, nhưng giao thông vận tải – huyết mạch của nền kinh tế vẫn chưa khơi thông hoàn toàn. Tín hiệu mừng là cùng với mở lại các chuyến bay chở khách thì vừa mới đây, Bộ GTVT cũng ban hành Quy định tạm thời thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh từ ngày 13/10 đến hết ngày 20/10/2021. Để thực hiện yêu cầu này đâu là trở ngại lớn nhất hiện nay cần tháo gỡ? Giải pháp nào để các địa phương, doanh nghiệp cùng phối hợp thực
Lấy lửa thử vàng, lấy gian nan để thử thách bản lĩnh người cán bộ
19:48
Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch thì ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là của các cán bộ lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Trên thực tế, bên cạnh những cán bộ, Đảng viên nỗ lực tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh vẫn còn những người sợ trách nhiệm, né tránh, chùn bước trước những khó kh
Mở lại các đường bay nội địa cần được tính toán thế nào cho phù hợp?
22:10
Hiện các hãng hàng không đã xây dựng xong phương án phục hồi mạng bay nội địa và sẽ chính thức mở bán vé ngay khi nhà chức trách cho phép khôi phục hoạt động vận tải hành khách. Thế nhưng đến nay mới có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch mở lại đường bay của Cục Hàng không Việt Nam gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch gồm TP.HCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và 3 địa phương đề nghị chưa
Giải pháp nào để tổ chức đưa đón, đảm bảo an sinh cho người lao động về quê tự phát?
22:22
Làn sóng người lao động rời TP Hồ Chí Minh và các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở về quê chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người kéo nhau tản cư. Đó là một hiện tượng, một vấn đề xã hội không thể cưỡng, thậm chí có thể có những phức tạp, nan giải phát sinh do dịch bệnh gia tăng. Vậy, giải pháp nào để tổ chức đưa đón, đảm bảo an sinh cho người lao động tự về quê tự phát?
Thi đua không phải là ganh đua
19:56
Cách đây hơn 72 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc", mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn, làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi như lời hiệu triệu. Phương châm thi đua yêu nước theo Hồ Chủ tịch đó là: “Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề” mà là “Người trước hiểu biết, dẫn dắt người đi sau”, “Thi đua có nghĩa là mọi người phát tr
Cần làm gì để xuân này không vắng lễ hội, đảm bảo đời sống tâm linh và an toàn phòng dịch
22:41
Thời gian gần đây, khi dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát tại nhiều địa phương, tỷ lệ người dân tiêm đủ các mũi văc xin phòng bệnh cao nên lượng người dân đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tham gia các lễ hội xuân đang có xu hướng gia tăng. Trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều di tích đang chuẩn bị hoặc đã bắt đầu mở cửa đón khách đến chiêm bái lễ Phật, Thánh. Vậy làm thế nào để xuân này không vắng lễ hội, đảm bảo đời sống tinh thần cho người dâ
Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy
26:09
Đấu giá quyền sử dụng đất công là một cơ chế mang về nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và hiện chiếm khoảng 90% giá trị đấu giá tài sản công. Thế nhưng trên thực tế, việc đấu giá quyền sử dụng đất công hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Một trong số đó là tình trạng “bao che”, “thông đồng, dìm giá” giữa người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản. Hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo; để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô
Đừng để tháng Giêng là tháng ăn chơi
25:31
Năm 2021, một năm đầy khó khăn thử thách đã đi qua. Hiện nay, đất nước đang thích nghi với dịch bệnh và chuyển sang trạng thái bình thường mới. Trong quý IV năm 2021 và tháng đầu năm 2022, kinh tế khởi sắc rõ nét, nhưng cả nước vẫn cần tranh thủ từng giờ, từng ngày cho công việc để bù đắp lại những khó khăn, mất mát do dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Vì lẽ đó, sẽ không còn chỗ cho tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi”.
Cơ hội mở cho người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND
25:15
Một trong những sự kiện chính trị quan trọng của nước ta sắp diễn ra đó là bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Tuy nhiên, có một thực tế, số lượng người tự ứng cử và trở thành ĐBQH, ĐB HĐND các cấp còn thấp. Cần làm gì để khuyến khích những người thực tài, thực tâm, có mong muốn trở thành người đại biểu dân cử?
Làm gì để đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững?
24:17
Trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. Song, bên cạnh những thách thức cũng xuất hiện nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế này. Hơn 3 năm trước, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050 định hướng chiến lược phát
Làm thế nào để chốt danh sách các ứng cử viên ĐBQH, ĐB HĐND đáp ứng đủ tiêu chuẩn và chất lượng?
23:04
Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang bước vào giai đoạn nước rút quan trọng, hoàn thiện tất cả các bước lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và kết luận tiêu chuẩn chính trị của người ứng cử chuẩn bị tích cực cho quá trình hiệp thương lần ba đạt kết quả cao nhất.
Khẩn cấp ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh vùng nguy cơ cao
26:11
Tính từ ngày dịch COVID-19 bùng phát trở lại (27/4) cho đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 700 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Dự báo trong vài ngày tới, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn tiếp tục ghi nhận hàng chục công nhân trong khu công nghiệp mắc COVID-19. Với tiền sử dịch tễ phức tạp của một số ca mắc mới tại Hà Nội, dự kiến sắp tới địa phương này cũng sẽ có nhiều ca lây nhiễm. Trước tình hình này, công tác truy vết, cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm... cần được các địa phương nâng cấp ở m
Cần giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến khó lường
24:59
Hiện nay, dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID
Dịch COVID-19: Linh hoạt trong dạy học, kiểm tra trực tuyến
26:15
Trước tình trạng liên tục xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và đặc biệt đã có nhiều học sinh, giáo viên là F1 của các ca bệnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Hàng chục tỉnh, thành đã cho học sinh tạm dừng đến trường, đồng thời chuyển sang dạy học trực tuyến để duy trì, nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương tri
Bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội: Thành công và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
19:33
Mới đây tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị Ban Tổ chức Trung ương báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý chủ trương Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 15 được thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội. So với cả nước, Quảng Ninh là tỉnh hoàn thành rất sớm Đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở, đảm bảo chất lượng, đặc biệt đã thực hiện hiệu quả chủ trương bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội. Nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước cũng đã tổ chức thành công đại
Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Nguy cơ lây lan, khó kiểm soát dịch Covid-19 trong cộng đồng
25:40
Đến ngày 23/7, thế giới đã vượt mốc hơn 15 triệu người mắc Covid-19, hơn 600.000 ca tử vong, trong khi số ca mắc mới vẫn không ngừng gia tăng tại nhiều quốc gia. Có những nước đã cho thấy làn sóng Covid-19 thứ hai, thậm chí thứ ba đã trở lại như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Indonesia… Việt Nam đã trải qua gần 100 ngày không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số lượng không nhỏ người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qu
Gỡ nút thắt để giải ngân bằng được hơn 630.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
26:46
Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Trách nhiệm của Chính phủ, các địa phương cả nước rất lớn trong điều hành đất nước, nhất là, phải tập trung giải ngân vốn đầu tư công gần 28 tỷ USD, tương đương 633 nghìn tỷ đồng. Làm gì để giải ngân được 100% số vốn này, trong khi “tình trạng nhận vốn nhưng không tổ chức thực hiện, chậm giải ngân đã diễn ra nhiều năm, nhiều nơi…”?
Để công tác thi đua khen thưởng đi vào thực chất: Tránh tình trạng “khen thưởng từ trên xuống"
23:01
Thời gian qua, công tác thi đua khen thưởng đã được các Bộ, ngành địa phương triển khai kịp thời, tích cực, chủ động với nhiều phong trào thiết thực, sáng tạo, tập trung giải quyết một số khâu yếu, nhất là tuyên truyền người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Mặc dù vậy, tại hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương đã chỉ rõ thực trạng, khoán trắng cho Hội đồng thi đua, khen thưởng ở các địa phương, thiếu
Tăng cường minh bạch trong quản lý ngân sách
22:40
Theo dự báo của ngành Tài chính, năm nay thu ngân sách cả nước sẽ bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV cũng nêu rõ, khả năng phải điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nếu tác động của dịch còn kéo dài. Trong điều kiện khó khăn, làm sao cân đối ngân sách, để bảo đảm các mục tiêu phát triển? Thu thế nào, chi ra sao, càng cần phải tính kỹ hơn lúc bình thường- thuận lợi, và quá trình này phải được giám sát chặt chẽ hơn. Luật ngân sách Nhà nước 2015, có h
Phòng cháy, chữa cháy rừng làm sao để hiệu quả?
23:12
Nước ta có diện tích rừng lớn nên vào mùa hanh khô, nắng nóng, thường có nguy cơ bị cháy rừng. Gần đây liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng cùng với hành động bất cẩn của con người khiến nhiều diện tích rừng ở Hà Tĩnh, Nghệ An cháy dữ dội, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng và ảnh hưởng tới môi trường. Mặc dù các ngành chức năng, địa phương đều tích cực và rất vất vả khi tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng nhưng nhiều vụ cháy rừng vẫn diễn ra và hậu quả để lại rất nặng nề. Dường như sức người k
Tinh giản cán bộ phường, xã: Làm sao vẫn tăng chất lượng giải quyết công việc?
20:06
Thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, dẫn tới một số lượng không nhỏ các cán bộ không chuyên trách sẽ phải nghỉ việc. Điều này sẽ gây ra những áp lực không nhỏ cho đội ngũ cán bộ, công chức, công việc ngày một nhiều nhưng nhân lực lại ngày càng ít. Vấn đề đặt ra là việc tinh giản cán bộ xã, phường này cần được tiến hành như thế nào để chính quyền cấp xã, phường vẫn đảm bả
Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn
23:48
Trải qua thời gian khá dài, báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có những thời điểm, số lượng các cơ quan báo chí quá nóng ở cả 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và nhất là báo điện tử. Chính vì vậy, ngày 3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Triển khai quyết định, ngày 4/6/2019, Bộ TT&TT đưa ra kế hoạch triển khai việc sắp xếp các cơ quan báo chí. Trải qua 95 năm hình thành và
Phương án biểu giá điện 5 bậc thang và phương án 1 giá điện: Những vấn đề đặt ra
20:05
Trong bối cảnh hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng cao trong các tháng 5 và 6 vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, cùng với gia tăng sử dụng điện cho điều hòa và các thiết bị làm mát mùa nắng nóng, còn do những bất cập của biểu giá điện bậc thang hiện hành. Bộ Công Thương khẳng định đang lấy ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (theo phương án 5 bậc thang, thay vì 6 bậc như hiện nay)
Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia- cơ hội và thách thức
25:14
Tháng 6/2020 vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Đây là bước cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Học sinh nghỉ hè 3 tháng – vừa mừng, vừa lo
21:18
Câu chuyện nghỉ hè của học sinh một lần nữa lại là chủ đề bàn luận sôi nổi trong những ngày qua. Hè này, vì dịch COVID-19, học sinh sẽ có thời gian nghỉ là 1,5 tháng. Nhưng dự kiến từ năm sau, thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5, thời gian bắt đầu năm học mới là từ 1/9. Như vậy, các em sẽ được nghỉ trọn vẹn 3 tháng hè. Hiện dư luận đã có sự phân chia thành 2 luồng ý kiến - ủng hộ và lo lắng. Trong khi nhiều phụ huynh, giáo viên, học sinh vui mừng vì có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi sau nh
Hòa giải thành công cần dân vận khéo
26:25
Trong cuộc sống, rất nhiều những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh, tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng nếu không được giải quyết kịp thời nó sẽ âm ỉ trở thành điểm nóng, gây ra những hậu quả khôn lường cho xã hội. Vì tranh chấp đất đai, anh em ruột thịt sẵn sàng cầm dao chém nhau, hay đơn giản chỉ vì bật nhạc quá to, bất đồng về quan điểm sống, 2 gia đình hàng xóm láng giềng vốn đang thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau đã phát sinh mâu thuẫn, đánh chửi nhau, gây mất trật tự xã hội ở địa phương. Những
Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020
19:55
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước tính chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới - là các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam - bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch Covid-19, thậm chí có những nền kinh tế không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm, GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam có tăng trưởng dương - được cho là kết quả đáng ghi nhận. Nhờ kiểm soát
Bỏ viên chức suốt đời, thay đổi tư duy để hướng tới cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho xã hội
21:30
Bắt đầu từ ngày hôm qua (01/07), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới của luật là sẽ không giữ hợp đồng “không xác định thời hạn”, hay nói cách khác là không còn hình thức biên chế suốt đời với viên chức. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ những người cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội; từng bước xoá bỏ tình trạng chây ì, làm việc kém hiệu quả
ĐBSCL sạt lở - mối nguy cho người dân
17:42
Cùng với nỗi lo về hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng đang ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội toàn vùng ĐBSCL. Tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp ở dọc theo các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, các nhánh sông chính và cả bờ biển với gần 600 điểm sạt lở, tổng chiều dài lên đến trên 800 km… Nhiều km đường, nhà cửa của người dân đã bị “hà bá” nuốt chửng chỉ sau một đêm.
Hướng đi nào cho lao động thất nghiệp do dịch Covid-19?
22:14
Theo thống kê mới nhất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, do tác động của dịch Covid 19, cả nước có 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; 42% gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, 31% doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu, kèm theo đó là hàng triệu người bị ngừng việc. Riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 100 nghìn lao động bị mất việc, làm việc không lương. Cách đây ít ngày, công ty PouYuen Việt Nam có trụ sở tại thành phố HCM đã cho hơn 2.700 lao động nghỉ việc. Câu hỏi đang được nhiều
Ngăn chặn cán bộ sai phạm: Phải làm tốt tự phê bình và phê bình
18:09
Trong cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ ra một căn bệnh có thể coi là cố hữu trong công tác xây dựng đảng, đó là tự phê bình và phê bình còn nể nang, đặc biệt là đối với thủ trưởng đơn vị, thậm chí là không dám có ý kiến góp ý, phê bình. Vấn đề đặt ra là việc tự phê bình và phê bình cần được sử dụng như thế nào cho đúng, góp phần ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, sai phạm của cán bộ, Đảng viên ngay từ cơ
Trợ cấp thất nghiệp do dịch Covid-19: Những thông tin đáng chú ý
21:34
Thông thường, số người lao động đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm năm sau cao hơn năm trước chỉ khoảng 10%. Gần hai tháng trở lại đây, do tác động của dịch Covid-19, lượng lao động tới các đơn vị này đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, đặc biệt lao động diện nhận hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng. Với khối lượng công việc lớn chưa từng có, chắc chắn, cán bộ công chức ngành bảo hiểm và các đơn vị liên quan đều đang vất vả, cần sự cẩn trọng.
Có nên đưa giáo viên mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc được nghỉ hưu sớm?
18:56
Theo quy định của Bộ Luật Lao động (sửa đổi), từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, 55 tuổi 4 tháng đối với nữ, sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi đạt độ tuổi 62 đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng quy định một số đối tượng lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
Xảy ra hàng loạt sự cố công trình thủy lợi: Giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng?
21:32
Hiện trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trên 11 tỷ khối. Trong số hồ chứa có dung tích từ 1 triệu đến trên 10 triệu khối thì rất nhiều hồ đã bị hư hỏng nặng và đang tiếp tục xuống cấp theo năm tháng, đặc biệt, khi mưa lũ lớn kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Hàng năm việc sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi để đạt khả năng vận hành cao nhất vẫn được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, các hồ đập vẫn xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra với nhiều diễn
Cách tính phí rác thải theo kg liệu có khả thi với thực tế nước ta?
21:19
Tuần qua, vấn đề thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng - kg, dù mới chỉ được nêu ra để bàn thảo trong Kỳ họp của Quốc hội về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, nhưng đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có người lo ngại tính khả thi của phương án này. Thậm chí, một số người lo lắng vì quy định có thể làm tăng thêm gánh nặng chi phí trong sinh hoạt. Vậy cách tính phí rác thải theo kg là như thế nào?
Những yêu cầu về cải cách thể chế khi thực hiện EVFTA
19:56
Ngày 8-6 vừa qua, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Lợi ích mang lại là thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng quy mô xuất khẩu nhiều ngành thế mạnh như nông sản, thuỷ sản, dệt may… Người dân được tiếp cận hàng hóa nguyên phụ liệu, trang thiết bị máy móc, đặc biệt là mỹ phẩm chất lượng cao. EVFTA cũng là cơ hội đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thi
Để sông hồ không là những kênh chứa nước thải
18:54
Theo chương trình, hôm nay Quốc hội thảo luận Luật Môi trường sửa đổi. Từ lâu, câu chuyện sống chung với thiên nhiên, giảm áp lực môi trường lên đất, nước, không khí đã là chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Cũng đã rất lâu rồi, câu chuyện làm sao để những con sông chảy qua thành phố không trở thành nơi chứa nước thải cũng là mối quan tâm của từng người dân đô thị. Tuy nhiên, nhiều năm rồi, chính quyền các thành phố lớn vẫn loay hoay với bài toán này.
Vì sao doanh nghiệp khó vay tiền từ gói 62.000 tỷ đồng?
21:44
Thông tin nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày này là đã hơn một tháng thực hiện Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ về “Các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”, ở nhiều địa phương, các đơn vị chức năng không nhận được bất kỳ hồ sơ thụ hưởng ưu đãi nào từ doanh nghiệp. Cụ thể, trong Quyết định có nội dung “người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính được vay vốn lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương ngừng việc cho người lao động”. Tu
Thanh Hóa: Làm gì để vực dậy kinh tế sau COVID-19?
18:25
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Vậy Thanh Hóa sẽ làm gì để đạt được mục tiêu trở thành điểm sáng kinh tế, tỉnh công nghiệp trọng điểm cả nước và trước mắt là giúp doanh nghiệp vực dậy sau ảnh hưởng từ dịch Covid 19?
Cần cơ chế minh bạch cho hoạt động cho vay trực tuyến
19:45
Thời gian gần đây, nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến đã quảng cáo, chào mời cho vay với thủ tục đơn giản, có thể vay một khoản tiền nhỏ từ 5 triệu đồng, mà không cần phải thế chấp… Chính sự dễ dàng trong thủ tục phê duyệt cho vay nên nhiều người đã dễ dàng rơi vào “bẫy tín dụng đen”. Vì sao gọi đây là các bẫy tín dụng đen? Làm thế nào có thể minh bạch các hoạt động tín dụng qua app cho vay trực tuyến?
Những việc cần làm để doanh nghiệp và nền kinh tế có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại
18:02
Sáng qua (8/6), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi 2 bên hoàn tất các thủ tục cuối cùng, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi Hiệp định được phê chuẩn, có nghĩa là
Cơ hội của Việt Nam khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực
19:04
Hôm nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA đượ
Bài toán nào xử lý rác thải sinh hoạt?
23:33
Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi ngày cả nước ta phát sinh tổng lượng chất thải rắn lên tới khoảng 59 nghìn tấn. Đến năm 2025, con số này được ước tính đạt 91 triệu tấn/năm, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng từ 10 - 16% người 1 ngày mỗi năm. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp, tạo áp lực lớn đến môi trường. Trong khi đó, sức chịu tải của môi trường có “ngưỡng” nhất định.
Làm gì để ngăn chặn tình trạng phá rừng liên tiếp xảy ra?
24:40
Nạn chặt phá rừng trái phép hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết triệt để. Vậy, đâu là nguyên nhân của hàng loạt vụ phá rừng liên tục gia tăng trong thời gian gần đây, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này.
Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?
18:28
Chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy quy hoạch, chạy phiếu bầu, là câu chuyện thường thấy trước mỗi kỳ Đại hội. Nó được xem là mối nguy hiểm nhất, gây ra nhiều hậu họa nhất khi làm hư hỏng cán bộ; suy yếu hệ thống“rường cột” nước nhà; làm xói mòn lòng tin của nhân dân. Nó được gọi bằng cái tên là tham nhũng quyền lực, tham nhũng cán bộ. “Đã chạy là không dùng”. Nhưng để thấy rõ ai “chạy”; để sàng lọc được những cán bộ luồn lách bằng mọi cách lọt vào bộ máy, không phải là việc dễ dàng. C
Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em: Cần chung tay cả cộng đồng
21:01
Hôm nay (1/6) - Ngày Quốc tế thiếu nhi, toàn xã hội giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Tại Hà Nội, sáng nay (01/06), Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung tay bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em” - với mục đích nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể gia đình và toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt là công tác phòng, chống xâm hại
Cần nhiều giải pháp hỗ trợ kinh tế Hợp tác xã vượt khó do đại dịch
20:46
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội và sản xuất tại khắp mọi miền trên cả nước. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đã và đang thể hiện rõ vai trò trong chuỗi cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm, đặc biệt khôi phục sản xuất trong bối cảnh đại dịch. Tuy vậy, trước những khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, có tới 90% HTX bị giảm doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của người lao động và các thành viên gặp nhiều khó khăn. Để ứng phó, tăng khả năng chống chịu và giảm
Cải thiện môi trường kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
26:35
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 kết thúc cuối tuần qua với rất nhiều nội dung được bàn thảo về tình hình kinh tế, xã hội, quốc tế dân sinh. Trong đó, có thể thấy vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh được rất nhiều đại biểu quan tâm, nhất là trong bối cảnh đại dịch covid-19 tác động, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.
Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
23:18
Tiếp theo loạt sự kiện quan trọng của ngành ngoại giao nhằm triển khai đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Hôm nay, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Là hội nghị chuyên sâu về đối ngoại đầu tiên, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần này sẽ đánh giá những thành tựu đạt được qua 35 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại, nhận diện những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó làm sâu sắc hơn đường lối đối ngoại của đất nước trong tình hình mới
Vai trò của đối ngoại nhân dân trong hành trình giúp Việt Nam vững tay chèo, vượt sóng cả
22:58
Hôm nay (13/12), chính thức diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của ngành ngoại giao. Trong một tuần làm việc, các hội nghị sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, đề xuất những phương hướng mới trong công tác đối ngoại với phương châm ngoại giao tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước... Trước thềm Hội nghị ngoại giao lần thứ 31, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc và hội nghị Đối ngoại toàn quốc, chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp nổi bật của hoạt động đối ngoại nhân dân thời gian qua
Triển vọng kinh tế VN 2022: Những thách thức và khuyến nghị chính sách phục hồi kinh tế
20:52
Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch covid19, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình, dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương, chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biế
Thẻ định danh điện tử cho công dân: Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân?
23:37
Bộ Công An và Công an các tỉnh thành phố đang triển khai cấp định danh điện tử cho công dân thông qua cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Một trong những mục tiêu của việc này là góp phần đảm bảo chính xác thông tin công dân trên môi trường điện tử, đồng thời tích hợp căn cước công dân với các loại giấy tờ như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện giao dịch tài chính... trên một hệ thống duy nhất. Nhiều người dân đặt câu hỏi: vì sao đã có căn cước công dân gắn chip rồi, vẫn
Vượt qua thách thức, Việt Nam đảm nhận tốt vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 6 tháng đầu năm 2021
26:15
Sáu tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bối cảnh tro
Cần tạo sự đa dạng trong xây dựng nông thôn mới?
24:41
Hơn 10 năm qua Chương trình xây dựng Nông thông mới ( NTM) ở nước ta được các chuyên gia trong và ngoài nước ví như một cuộc cách mạng mới ở nông thôn (sau khoán 10). Tuy nhiên, ngoài các thành tựu đạt được, quá trình xây dựng NTM cũng bộc lộ một số bất cập, những điểm nghẽn đang cản trở tiến trình phát triển nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 –
Đơn khẩn của TP. Hồ Chí Minh và câu chuyện “giữ người tài”
22:27
Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi Bộ Nội vụ xin chỉ đạo về tình trạng cán bộ, công chức và viên chức xin nghỉ việc hàng loạt. Theo đó, từ ngày 01/01/2020 đến hết tháng 6/2022, có hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức trong khối các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố nghỉ việc. Công văn của TP. Hồ Chí Minh cho thấy vấn đề không còn nằm trong phạm vi xem xét và xử lý của địa phương mà phải “cầu cứu” đến sự hỗ trợ của Trung ương, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả để tình t
Chuyển sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an: Làm sao đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh lãng phí cơ sở hạ tầng, hạn chế tiêu cực
24:05
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách hành chính và thực tiễn về trật tự, an toàn giao đường bộ hiện nay, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp thống nhất để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo phương án: Vấn đề đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; nghĩa là sẽ chuyển công tác quản lý đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an phụ trách. Việc thống nhất phương án này được lý giải
Mở lại đường bay quốc tế - Làm sao đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19
20:15
Tại phiên họp trực tuyến hôm 11/9 về phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các hãng hàng không xem xét mở lại đường bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam với một số quốc gia, khu vực. Theo dự kiến, trong tuần này đường bay tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ được hoạt động. Quyết định mở lại đường bay quốc tế vào thời điểm này có ý nghĩa như thế nào? Và làm thế nào để đảm bảo an toàn, không để ảnh hưởng đế
Ngành du lịch chuẩn bị cho phục hồi “hậu Covid-19”
30:45
Sau một thời gian thực hiện quyết liệt các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ mới đây đã nhấn mạnh yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Là một ngành kinh tế mũi nhọn và đã trải qua gần 2 năm lao đao vì dịch bệnh, du lịch là một trong những lĩnh vực được chờ đợi nhất trong việc nhanh chóng thực hiện kế hoạch phục hồi “hậu Covid-19”. Ngày 8
Thiên tai, nhân tai nhìn từ mưa lũ miền Trung
22:45
Mưa lớn liên tục, diễn biến phức tạp đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Vì sao cứ đến hẹn lại lên, khu vực miền Trung – được xem là vùng “rốn của lũ, bão” lại gánh chịu thiệt hại lớn về người và của đến như vậy? Ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, liệu còn yếu tố nào đã làm phức tạp thêm tình hình diễn biến mưa, lũ miền Trung? Liệu “nhân tai” có làm cho "thiên tai" thêm phức tạp và khó lường?
Đại cử tri Mỹ bỏ lá phiếu quyết định ai giành chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử Mỹ
29:27
Hôm nay (14/12) là ngày đại cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu chính thức bầu ra tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ 4 năm tới. Nếu như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra “thuận buồm xuôi gió” và kết quả ngã ngũ ngay sau ngày bầu cử thì việc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn sẽ phần nhiều mang tính thủ tục, để chính thức công nhận người chiến thắng. Thế nhưng, với cuộc bầu cử đầy kịch tính của năm nay, thì lá phiếu đại cử tri lại mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, dư luận cho rằng ông Joe Biden gần nh
Mô hình Hợp tác xã kiểu mới khơi dậy sức mạnh tập thể trong phát triển kinh tế
20:52
Thời gian vừa qua, nhất là khi Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời, kinh tế hợp tác xã đã có những đổi mới hết sức quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia, mà còn góp phần đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với người dân. Cần làm gì để hợp tác xã phát triển đạt hiệu quả hơn nữa và trở thành phong trào sâu rộng trong thời gian tới? Câu chuyện Thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: Mô hình hợp tác xã kiểu mới khơi dậy sức mạnh tập thể trong ph
Hát lên Việt Nam, hát lên tình yêu đất nước
44:36
Chính thức phát động từ ngày 3/2/2021, cuộc thi sáng tác những ca khúc mới ca ngợi Đảng, đất nước, thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước mang tên “Hát lên Việt Nam - Let’s sing Việt Nam” đã nhận được gần 900 tác phẩm của các tác giả thuộc mọi lứa tuổi, ở cả trong nước và nước ngoài dự thi. Các tác phẩm chứa đựng tinh thần lạc quan, tin tưởng, tình cảm sâu nặng với đất nước với quê hương, khao khát được cống hiến của rất nhiều thế hệ. Những tác phẩm này không chỉ là món ăn tinh thần vô giá
Không để chống dịch đi ngược tinh thần Nghị quyết 128
21:20
Còn 2 tuần nữa là đến Tết nguyên đán. Để kiểm soát dịch bệnh, mới đây, nhiều địa phương ban hành quy định phòng dịch mỗi nơi một kiểu về cách ly, xét nghiệm, trong đó hầu hết yêu cầu người từ vùng cấp độ dịch mức 3, 4 cách ly tại nhà 7 ngày, các vùng còn lại tự theo dõi sức khỏe 7 ngày. Dưới cấp xã có nơi yêu cầu cách ly 14 ngày với người về quê không phân biệt vùng xanh hay đỏ, đi ngược lại tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Hướng dẫn 4800
Bản đồ trái cây: Bước tiến đưa nông sản Việt ra thế giới
26:19
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và xã hội số, vấn đề chất lượng, chỉ dẫn địa lý và quảng bá trên nền tảng thương mại điện tử chính là một trong những giải pháp quan trọng giải bài toán "loay hoay đầu ra" cho sản phẩm nông nghiệp. Từ ý tưởng đó, Dự án “Bản đồ trái cây Việt Nam” được khởi xướng bằng tình yêu và niềm đam mê trái cây của những phụ nữ trẻ trong lĩnh vực kinh doanh trái cây, muốn quảng bá đặc sản trái cây của Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè thế giới.
Bảo vệ và phát huy quyền trẻ em để trẻ phát triển toàn diện
23:15
Trẻ em là tương lai của đất nước, đến nay, toàn xã hội đã có nhận thức tốt hơn về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Từ năm 2015, tháng 6 hàng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em ở nước ta. Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030, nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta. Những nỗ
Cơ chế nào gỡ khó cho công tác đấu thầu thuốc
23:55
Thời điểm này, tình trạng thiếu thuốc đang xảy ra khắp các bệnh viện các tuyến, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều trị cho bệnh nhân. Thực tế này một phần do trước đó, ngành y tế có một số cán bộ bị xử lý kỷ luật, bị bắt giữ vì những sai phạm trong quản lý, điều hành hoạt động mua sắm, đấu thầu khiến các cơ sở y tế lo ngại và mong sớm có các cơ sở pháp luật rõ ràng chặt chẽ hơn để tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này. Vì sao các cơ sở y tế lại không mặn mà với việc đấu thầu dù biết sẽ gặ
Kinh tế tư nhân Việt Nam - Động lực quan trọng cho tăng trưởng
24:28
Cộng đồng doanh nghiệp được cổ vũ mạnh mẽ khi chưa đầy hai thập kỷ Đảng ta 2 lần ra Nghị quyết dành riêng cho khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết đầu tiên vào năm 2002; tiếp đến là Nghị quyết 10, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ban hành ngày 03/6/2017. 5 năm qua, Nghị quyết thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn, đóng góp ngày càng qua
Những vướng mắc cần tháo gỡ trong xử phạt các hành vi vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp
22:31
1,6 tỷ đồng, 2,3 tỷ đồng, là số tiền mà các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau và Bình Định đã áp dụng để xử phạt các tàu cá vi phạm Nghị định 42 vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Vậy từ khi Nghị định 42 được triển khai vào thực tế, công tác xử phạt các hành vi vi phạm được các địa phương thực hiện ra sao? Quá trình thực hiện còn vấn đề gì vướng mắc cần tháo gỡ, khắc phục?
Cần làm gì để nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức?
21:35
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV vừa qua, khi đặt câu hỏi chất vấn Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đã thẳng thắn nêu rõ: vấn đề nan giải nhất hiện nay của ngành tòa án mà theo khảo sát của Đại biểu và rất nhiều cử tri phản ánh đó là đạo đức công vụ. Vậy cần phải làm gì để nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, để những “con sâu làm rầu nồi canh” này không gây ảnh hưởng đến lò
Dạy và học: Thích ứng an toàn, linh hoạt thế nào?
26:33
Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một
Mô hình kinh tế chia sẻ và câu chuyện quản lý - nhìn từ trường hợp Grab tại Việt Nam
21:00
Kinh tế chia sẻ là mô hình tiêu dùng cộng tác, dựa trên cơ sở cùng khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của hoạt động kết nối công nghệ số. Trong lĩnh vực vận tải, kinh tế chia sẻ đươc hiểu là sự tiếp cận của một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số huy động phương tiện nhàn rỗi vào sản xuất, kinh doanh và đây là hoạt động kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam. Nhìn lại quá trình Grab vào Việt Nam từ năm 2016, đến nay, sau 4 năm hưởng các ưu đãi như đối với mô hình mới - kinh tế chia
Thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh: Cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới
21:04
Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này c
Giá cước vận tải biển tăng cao bất thường: Những vấn đề đặt ra
23:31
Giá cước tàu biển và giá thuê container rỗng liên tục tăng cao suốt hơn 3 tháng rồi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với mức tăng từ 5-6 thậm chí 8-10 lần như vậy, theo nhiều chuyên gia trong ngành dịch vụ logistics, đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử giá cước vận tải quốc tế của Việt Nam từ trước tới nay. Nguyên nhân do đâu lại dẫn đến tình trạng tăng giá cao bất thường như vậy? Và việc giá cước tàu biển và giá thuê container rỗng tăng cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu
Đảm bảo nguồn cung và giá xăng dầu - nhìn từ việc giải trình, chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
19:26
Giá các mặt hàng xăng dầu tăng liên tục trong vòng 3 tháng qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Nhiều mặt hàng đã tăng theo giá xăng dầu, nhất là khi giá xăng được điều chỉnh thêm hơn 2.900 đồng, tiến sát ngưỡng 30.000 đồng/lít hôm 11/3 vừa qua. Giá xăng dầu và việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu đã “ nóng” trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ và giải trình, trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ tr
Tình hình phòng chống dịch bệnh thay đổi, khẩu hiệu phòng chống cũng nên thay đổi
19:44
Trong quy định 5K, có những hướng dẫn, khuyến cáo không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay đổi để thích ứng trong điều kiện mới. Đó là y kiến của Bí thư thành ủy tp HCM Nguyễn Văn Nên đưa ra mới đây, đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến đồng tình quan điểm này khi cho rằng, số F0 tăng nhanh nhưng chủ yếu là triệu chứng nhẹ và khi các hoạt động kinh tế xã hội được vận hành thích ứng bình thường mới thì cần có sự thay đổi về các quy định cũng như hướng dẫn phòng chống dịch để p
Việc làm cho người khuyết tật – đã thực sự đảm bảo?
26:56
Cả nước có gần 2 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, chỉ có 30% đang tham gia lao động tạo thu nhập. Nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm, phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội. Với những hạn chế về sức khỏe, cơ hội học nghề và nhất là rào cản về nhận thức, cơ hội việc làm cho người khuyết tật từ trước đến nay luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho vấn đề
Làm sao để có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025?
26:59
Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 vừa được ban hành, một mục tiêu đáng chú ý là “Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế…”. Mục tiêu này liệu có khả thi? Làm sao để 1,5 triệ
Quyết liệt phòng chống dịch - Cán bộ không thể "lơ mơ"
25:48
Đến thời điểm này dịch Covid-19 trong cả nước vẫn còn diễn biến khó lường. Trong khi nhiều địa phương nỗ lực “chuyển màu” thành vùng an toàn dịch, giữ vững và mở rộng vùng xanh thì một số địa phương, bản đồ phòng dịch lại chuyển từ “xanh” sang “đỏ”, điển hình như tỉnh Kiên Giang, An Giang. Thực trạng này cho thấy phần nào sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng khiến giãn cách kéo dài mà không đạt mục tiêu.
Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục cản trở hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế
23:07
Sự bùng phát của Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Nhằm kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chỉ trong vòng 2 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những điểm nghẽn gây khó khăn, cản trở cho doanh n
Lên phương án sẵn sàng đón học sinh trở lại trường
23:56
Tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn ngay từ tháng 10/2021. Đây là nội dung đáng chú ý của Nghị quyết số 128 mà Chính phủ vừa ban hành tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội. Đây cũng là thông tin được nhiều người dân và phụ huynh rất quan tâm khi hiện tại vẫn còn 32 tỉnh, thành phố học trực tuyến trong đó có Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định RCEP
25:14
Tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch ASEAN 2020 đã nhấn mạnh rằng: “việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) khẳng định quyết tâm mạnh mẽ về tự do hóa thương mại và liên kết của ASEAN và các đối tác”. Việc ký kết Hiệp định RCEP có ý nghĩa như thế nào? Những cơ hội và thách thức của Hiệp định RCEP mang lại cho các nước tham gia vào hiệp định RCEP, trong đó có Việt Nam ra sao?
Đại đoàn kết là phải lâu dài, phải chân thành, thẳng thắn, thân ái
22:54
Vào những ngày này, khắp các địa phương trong cả nước đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ấm áp nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tinh thần đoàn kết toàn dân, tinh thần tương thân, tương ái, truyền thống văn hoá đã được thể hiện rất sinh động, chứng minh sự yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của dân tộc được bồi đắp. Tuy vậy, trong bối cảnh nhiều biến động khôn lường của tình hình khách quan như hiện nay, tron
Hành vi côn đồ, thói vô cảm nhìn từ những vụ tai nạn giao thông gần đây
20:57
Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ va chạm và tai nạn giao thông. Đáng chú ý là trong số các vụ va chạm, tai nạn giao thông đó xuất hiện không ít vụ ẩu đả, đánh nhau sau khi xảy ra va chạm giao thông hay sự thờ ơ, vô cảm của nhiều người khi chứng kiến các nạn nhân bị tai nạn giao thông mà không giúp đỡ, khiến họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cần làm gì để không còn tái diễn những hành vi côn đồ, thói quen vô cảm sau
Phương án nào để học sinh đi học an toàn trong bối cảnh trường học “đóng - mở” liên tục?
23:48
Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội sẽ đề xuất với thành phố cho học sinh khối 7 đến khối 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Nhiều địa phương đã bắt đầu mở cửa trường học chào đón học sinh trở lại học trực tiếp, một số nơi khác cũng đã lên kế hoạch, xây dựng lộ trình đón học sinh trở lại trường trước và sau Tết âm lịch. Điều đáng nói là tình hình dịch bệnh COVID-19 ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội những ngày này vẫn đang tăng và dự báo đỉ
Mất rừng, trách nhiệm ở đâu?
24:45
Thời gian gần đây, khu vực Tây Nguyên liên tục xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng trái phép. Điển hình như vụ phá rừng được coi là kinh hoàng với diện tích rừng bị chặt hạ lên đến gần 400 ha tại tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk), gây thiệt hại tới hơn 1.000 m3 gỗ. Tại huyện Lắk, cũng có gần 70ha rừng do Công ty cổ phần Tập đoàn giấy Tân Mai và UBND xã Đắk Phơi quản lý bị phá. Phá rừng do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, ngoài khai thác lâm sản, chuyển đất rừng thành đất sản xuất hay
Những đóng góp và thành công của trí tuệ Việt trong việc ứng dụng KHCN phục vụ phòng chống đại dịch Covid 19
26:34
Mặc dù tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện vẫn diễn biến phức tạp nhưng xét về tổng thể, chúng ta vẫn là một trong số ít quốc gia được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là điểm sáng trong công tác phòng chống đại dịch. Thành công này có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt và nhanh chóng của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương; sự vào cuộc của các bộ ngành, từ y tế, đến quốc phòng, an ninh… và không thể không nhắc tới sự vào cuộc nhanh chóng của ngành khoa học, với việc chủ động thực
Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Đừng để “vàng thau lẫn lộn"
24:40
Chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trong những ngày gần đây. “Lò sản xuất” với công nghệ “nhân bản” luận án tiến sĩ, rồi những đề tài nghiên cứu dễ dãi thời gian qua khiến dư luận cũng như giới khoa học “dậy sóng” trở lại cùng những trăn trở, hoài nghi về thực trạng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Thậm chí, có những ý kiến bày tỏ sự e ngại về nguy cơ xuất hiện một “cơn đại dịch” mang tên “tiến sĩ giấy”. Tại sao lại có những đề tài tiến sĩ không xứng tầ
Lộ thông tin cá nhân gia tăng: Làm gì để người dùng tránh bị lừa đảo?
27:25
Không chỉ nhận được các tin nhắn lừa đảo, đường link giả mạo,… người sử dụng còn bị làm phiền vì các cuộc gọi điện thoại mời chào các loại dịch vụ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng tình trạng lộ thông tin cá nhân, trong đó gần đây xuất hiện tình trạng người sử dụng bị lộ thông tin, bị gây phiền nhiễu do taxi công nghệ. Vậy làm thế nào có thể bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, để tránh bị lợi dụng, lừa đảo?
Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
25:27
Tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào giữa tuần trước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trên thị trường cổ phiếu và chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi; việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm. Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh ý kiến lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứn
Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) - Kỳ vọng của nhân dân
24:46
Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid- 19. Tại phiên họp đầu tiên của Chín
Bóng ma nội chiến lại bao trùm Afganistan
41:11
Sau hơn một tuần chiến sự hết sức căng thẳng, tình hình tại Afganistan đã tạm thời ngã ngũ. Một cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu diễn ra tại Kabul. Tổng thống Afganistan rời bỏ quyền lực, ra nước ngoài và lực lượng Taliban sẽ thành lập một chính phủ mới do Taliban lãnh đạo. Liệu Afganistan đã thoát khỏi bóng ma của một cuộc nội chiến toàn diện sau những diễn biến vừa rồi? Tương lai nào cho Afganistan khi Taliban lên nắm quyền và điều đó tác động ra sao tới tình hình an ninh khu vực? Để qu
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn!
31:36
Trong Tháng 8 này, thế giới chứng kiến nhiều cuộc tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Australia, Nhật Bản… Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các nước lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thể hiện sức mạnh và giành ảnh hưởng tại khu vực mang tính chiến lược này. Vậy chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của các nước lớn sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm g
Giải pháp gỡ vướng mắc về cơ chế - Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
20:13
Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu được Chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua, nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Tuy nhiên đến nay, nhiều đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước cho rằng: cơ chế vẫn đang có nhiều điểm “bó hẹp”, khiến họ không dám mạnh dạn tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển mạnh mẽ hơn. Vậy cần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạ
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức: Đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả
26:38
Bộ Nội vụ đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị định hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Đây là một bước trong quy trình tuyển dụng; không chỉ sàng lọc để lựa chọn các ứng viên có năng lực trở thành công chức mà còn góp phần khoa học hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển dụng công chức. Các nguyên tắc, điều kiện, trình tự kiểm định…được quy định như thế nào trong dự thảo và có gì đáng bàn? Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần được tổ chức như thế nào để tạo sự đổi mới tro
Ứng phó với mưa lũ kéo dài, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi xung yếu
18:45
Thiên tai gây mưa to, lũ lớn đã và đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi. Đặc biệt, tại các tỉnh miền Trung, mưa lũ lớn nhiều ngày nay khiến nhiều vùng bị chia cắt, hàng nghìn nhà cửa, diện tích hoa màu của người dân chìm trong biển nước. Thiệt hại về người và tài sản là rất nghiêm trọng. Lượng mưa lớn còn đe dọa hàng trăm hồ đập, công trình thủy lợi lớn nhỏ khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Làm sao đảm bảo an toàn hồ đập và các công trình thủy lợi xung yếu, việc điều tiết hồ thủy lợi cần vận hành
Quốc hội khóa XV đổi mới để phát triển: Trách nhiệm, vì dân
24:41
Ngày mai 20/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Kỳ họp tiếp tục có nhiều đổi mới, thể hiện sự chủ động, thích ứng với tình hình, bối cảnh đất nước, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đúng như tinh thần được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt ra trong nhiều phiên họp, đó là: phải đổi mới để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Nội dung này được bàn luận trong Câu chuyện thời sự chủ đề “Quốc
“Phá băng” thị trường PPP – góc nhìn từ chuyên gia tài chính
24:17
Thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ở nước ta được triển khai cách đây khoảng 20 năm. Trong giai đoạn 10 năm đầu, từ năm 2000 - 2010 các dự án thực hiện theo các Nghị định số 77/1997; Nghị định số 78/2007 của Chính phủ. Giai đoạn này, mặc dù các dự án được hưởng nhiều ưu đãi thông qua các chính sách đầu tư trong nước nhưng số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP không nhiều. Trong gian đoạn 5 năm tiếp theo từ năm 2011 - 2015 là giai đoạn thu hút được nhiều nhà đầu tư PPP t
Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em – cần giải quyết tận gốc
25:18
Dư luận chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ vì vụ việc bé gái 8 tuổi tại Tp.HCM bị bạn gái của bố bạo hành dẫn đến tử vong, thì những ngày gần đây, thêm một vụ việc đau lòng nữa được cơ quan chức năng phác giác: đó là việc bé 3 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng sức khỏe xấu và nghi có đinh găm vào đầu. Tình trạng bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, xót xa là nhiều trường hợp do chính bố mẹ, người thân các em gây ra. Các vụ việc trẻ bị bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng đang khiế
Sức hút thương hiệu Việt Nam – Thực tiễn và triển vọng
27:02
Trước đây, mỗi khi bàn luận kỳ vọng phát triển thương hiệu quốc gia, truyền thông thường đặt vấn đề: Làm thế nào xóa bỏ ấn tượng Việt Nam là một nước nghèo, một nước chịu nhiều tổn thất, thiệt thòi từ chiến tranh hay Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu...? Giờ đây, Tâm và Thế của người Việt Nam, của nền kinh tế Việt Nam đã khác, khát vọng hơn, hiểu mình, hiểu người hơn; hiểu cần làm gì với mình và với thế giới hơn bất cứ thời điểm nào. Nói vậy có đồng nghĩa là chúng ta đang có một b
Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình?
25:16
Hầu hết trường đại học hiện nay đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Trong đó, mức thu học phí dự kiến cho các hệ đào tạo của năm học tới cũng được các trường công bố. Theo đó, có trường chỉ tăng trên dưới 1 triệu đồng/năm nhưng cũng có trường công bố mức học phí tăng “phi mã”, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước. Câu chuyện học phí trường đại học tăng “chóng mặt” không phải mới xảy ra từ năm nay, mà đã diễn ra từ nhiều năm trước và được giải thích là tăng theo lộ trình. Tuy nh
PCI 2020: Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng như thế nào về nỗ lực cải cách của chính quyền các cấp trong 5 năm tới?
29:24
Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2020 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố hôm qua, 15/4/2021. PCI - chỉ số đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy DN phát triển - được nghiên cứu từ chính những cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân về môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố
Thách thức chính sách khi giảm số năm đóng BHXH
23:18
Tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với công nhân lao động ngày 12/6 vừa qua, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Chính phủ đã giao Bộ chủ trì xây dựng dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với 11 nhóm chính sách mới và năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét. Một trong những sửa đổi là giảm dần số năm đóng BHXH xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia muộn, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ngắn, được tiếp cận và
Quy chế mới về đào tạo Tiến sĩ: "Bước ra biển lớn" hay "về tắm ao làng"?
19:33
Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ (Thông tư 18) được Bộ GD&ĐT ban hành mới đây vẫn đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên gia học thuật. Với một số điểm điều chỉnh, Quy chế mới đã làm dấy lên những tranh luận, trong đó có sự lo ngại về những thay đổi sẽ làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Dư luận đang chia thành hai luồng ý kiến khác nhau: Một bên cho rằng, Quy chế mới có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với Quy chế 2017. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng,
Hội đồng xét tặng giải thưởng, danh hiệu về VHNT: Áp lực và trách nhiệm với “ghế nóng”
27:34
Gần 25 năm qua kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đã trải qua 5 đợt với hơn 140 tác phẩm, cụm tác phẩm được trao. Năm 2021, sóng gió lại nổi lên trong mùa xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (VHNT) với nhiều lá đơn kiến nghị ở nhiều lĩnh vực.... Đặc biệt, giới điện ảnh đang xôn xao khi đạo diễn NSND Trần Văn Thủy “trượt” khỏi danh sách đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cũng như bất
Lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng: Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này?
21:19
Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến câu chuyện hơn 30 triệu hồ sơ người dùng được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam được rao bán trên một diễn đàn trực tuyến với giá 3.500 đô-la Mỹ (khoảng 82 triệu đồng). Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là nguồn dữ liệu khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành quản lý, thì cũng trên trang web này lại có một bài viết đăng thông tin về 360.000 dữ liệu của sinh
Từ "phụ phí nắng nóng" của Grab: Lo ngại lạm phát phí và phụ phí trên thị trường dịch vụ gọi xe
23:07
Người sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ Grab phải trả thêm từ 3.000-5.000 đồng phụ phí thời tiết nắng nóng với các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabExpress... Chính sách này đã được hãng xe công nghệ Grab áp dụng từ ngày 6/7 vừa qua. Phụ phí được cộng trực tiếp vào giá cước khi tài xế nhận chuyến xe. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao đi kèm thời tiết khắc nghiệt, chính sách mới của Grab đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Không ít khách hàng tỏ ra bất bình vì phải “gánh” thêm nhiều loạ
Ngoại giao vaccine và sự đồng hành của các nước cùng Việt Nam chung tay chống dịch bệnh Covid-19
33:14
“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, c
Giải pháp nào giảm chuyển nặng và tử vong ở bệnh nhân Covid 19?
22:14
Trong một tháng trở lại đây, số ca mắc mới Covid 19 liên tục tăng nhanh tại hầu khắp các tỉnh, thành phố, kéo theo đó là số bệnh nhân tử vong cũng tăng theo dù độ bao phủ vắc xin của nước ta đã đạt mức 80 triệu người tiêm mũi 1, và hơn 60 triệu người đã tiêm 2 mũi. Trước tình hình này, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu giảm số ca tử vong thông qua nhiều giải pháp.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2021: Sóng cồn biển lớn
30:51
Năm 2021, thế giới chứng kiến những bước chuyển đầy bất ngờ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - khu vực vốn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Dường như chưa năm nào các cuộc tập trận lại diễn ra nhiều như vậy tại vùng biển rộng lớn này. Các cường quốc có lẽ cũng chưa khi nào ra nhiều tuyên bố đến thế nhằm thể hiện vai trò và gắn lợi ích của mình với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đặc biệt là sự ra đời của AUKUS - một liên minh hẹp chỉ giữa 3 quốc gia là Mỹ, Anh, Austra
Tân Tổng thống Joe Biden và câu chuyện “tái định vị” nước Mỹ 4 năm tới
38:06
Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, ông Joe Biden chính thức kế nhiệm ông Donald Trump để trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Trong chương trình hôm nay các vị khách mời sẽ phân tích rõ vễ những thay đổi của nước Mỹ và những tác động của thế giới trong nhiệm kỳ 4 năm tới của tân Tổng thống Joe Biden.
Gạo Việt Nam: Khẳng định giá trị tại các thị trường khó tính
24:30
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, gạo Việt Nam trong năm qua liên tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng lịch sử trong 10 năm trở lại đây, là điểm sáng trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Đáng chú ý, giá trị gạo xuất khẩu ngay từ những ngày đầu năm 2021 vẫn tiếp tục tăng cao, liên tiếp lập kỷ lục bằng việc xuất khẩu lô hàng 1.600 tấn đi Philippin và Malaysia với giá cao kỷ lục, giúp gạo Việt ngày càng khẳng định vị thế bằng giá trị và chất lượng, chinh phục cả
Chuyển tiền trái phép ra nước ngoài: Làm sao để ngăn chặn?
21:40
Mấy ngày qua, dư luận cả nước rất quan tâm tới vụ đường dây vận chuyển trái phép tới 30.000 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài của Công ty Nhật Cường bị phanh phui. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bởi thực tế, tình trạng chuyển tiền trái phép ra nước ngoài đã và đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế đất nước. Vì sao việc chuyển tiền trái pháp luật ra nước ngoài lại phức tạp đến như vậy và cần phải làm gì để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này.
Giải quyết chất thải liên quan đến dịch Covid-19 – Trách nhiệm thuộc về ai?
27:51
Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 vẫn ở mức cao. Rác thải sinh hoạt chưa xử lý của những F0 tự cách ly, điều trị tại nhà đang là nguy cơ lớn lây lan dịch bệnh cho cộng đồng khi chưa được phân loại, xử lý đúng. Mặc dù Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã có các văn bản hướng dẫn rất cụ thể về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải lây nhiễm phát sinh đối với người mắc COVID-19 điều trị tại nhà, nhưng thực tế việc này vẫn ch
Tiếp dân xin đừng là hình thức
25:59
Số lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước các cấp để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng 67,6%; số lượt đoàn đông người tăng 9,2%. Đó là một vài con số trong báo cáo giám sát bước đầu về việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021 được trình bày tại phiên họp mới đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo cũng thẳng thắn nhận định: tình trạng khiếu kiện vượt cấp, gửi đơn không đúng cơ quan có thẩm quyền còn diễn ra khá
Cá thể hoá trách nhiệm: Cần có giải pháp hữu hiệu
26:41
Thời gian gần đây, cụm từ "cá thể hóa trách nhiệm" hay được nhắc đến. Mới đây nhất, trong Công điện gửi các bộ, ngành; các Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ các tỉnh, thành về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu cần tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hóa trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt phòng, chống dịch có hiệu quả nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về kế
Tấm gương Công an làm theo lời Bác: Lan tỏa niềm tin yêu
28:19
Cách đây 73 năm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 6 điều dạy Công an Nhân dân. Những điều răn dạy của Người với lực lượng công an Nhân dân vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Suốt 73 năm qua, 6 điều Bác dạy luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân cả nước. Từ phong trào thi đua học tập, thực hiện 6 điều Bác dạy đã xuất hiện rất nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, lập công xuất sắc trên các lĩnh vực công tác, chiến đấu. Cho đến hôm nay, những lời dạy quý
Báo chí thời đại 4.0 với áp lực chuyển đổi số
25:07
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặt ra áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên mới. Điều này cũng tạo ra những cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển. Thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là đòi hỏi mang tính sống còn với các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Chính lúc này là lúc cần hơn nữa sự vào cuộc của các cơ quan báo chí để b
Hậu cần phía sau chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất Việt Nam
19:16
Để đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm vaccine, mới đây, Bộ Y tế đã bàn kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid 19 quy mô lớn nhất lịch sử để đạt miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid 19. Vậy sau thành công của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó có chiến dịch tiêm chủng 23 triệu liều vaccine sởi - rubella cho trẻ em, công tác hậu cần để chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid 19 có điều gì đặc biệt? Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng khi tổ chức tiêm trên q
Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
24:33
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị, hội thảo, những mặt được trong triển khai kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm - đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã ch
Ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh
28:54
Hôm nay, nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19, trong đó TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là 2 tỉnh có số ca mắc chiếm 2/3 tổng số ca cả nước. Khi số ca mắc gia tăng không ngừng sẽ khiến các địa phương phải tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội lâu dài để kiểm soát dịch bệnh. Nhìn lại thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang cho thấy những bài học gì để trong thời gian tới, những giải pháp nghiêm ngặt nào cần triển khai để công tác phòng chống dịch phát huy hiệu quả, kiểm soát
Tình trạng văn bản quy phạm pháp luật bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo: Nguyên nhân và cách khắc phục?
23:01
Với hơn 8.700 văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiến hành rà soát trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 đã phát hiện nhiều nội dung quy định trong các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, hiện vẫn còn 32 trong tổng số 103 văn bản nợ chưa ban hành, trong đó có văn bản đã chậm hơn từ nhiều năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cần phải làm gì để khắc phục? BTV Lê Tuyết bàn luận với vị khách mời là ông Đậu Anh Tuấn,
Thu hút đầu tư nước ngoài: "Dọn tổ đón đại bàng"
18:19
Việc mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để Việt Nam là mảnh đất thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, hay nói vui là Xây tổ để đón chim đại bàng đến sống, thì chúng ta cần phải chuẩn bị cũng như lưu ý những gì?
Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA: Cần sự hợp lực từ nhiều phía
27:38
Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19, do nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta ước đạt hơn 174 tỷ USD, chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhìn vào một số thị trường và sản phẩm, hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu thời gian qua cho thấy rõ, khu vực kinh tế trong nước đã thể hiện sự nỗ lực, tiếp tục là điểm s
Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới
34:23
Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh ngh
Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng
30:49
Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo, đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá, là dấ
Là Đại biểu phải làm được thật nhiều cho dân, cho nước
20:18
Hôm nay, 20/7, kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19, tại Kỳ họp này không có sự tham dự của đầy đủ 499 đại biểu quốc hội, những người vừa được bầu ra trong cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 23/5 vừa. Để chuẩn bị cho kỳ họp này, Ủy ban trung ương Mặt trân tổ quốc Việt Nam đã lấy ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp để tổng hợp báo cáo Quốc hội, trong đó nêu rõ, cử tri và nhân
80 nghìn tỷ đồng tài sản tham nhũng chưa thể thu hồi: Giải pháp nào để thu hồi triệt để?
25:05
Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, diễn ra mới đây, một trong những kết quả quan trọng được nêu đó là công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đạt được bước tiến tích cực. Công cụ và biện pháp để thu hồi tài sản tham nhũng được củng cố và tăng cường. Tuy vậy, xét về tỉ lệ thì trong 10 năm qua, cơ quan thi hành án dân sự các cấp mới thu hồi được 61 nghìn tỷ đồng, đạt 34,7%. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chố
Giải pháp nào để phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng Việt Nam?
24:06
Suốt từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới giảm mạnh, nhưng vàng SJC trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Điều đặc biệt bất ngờ đối với các nhà đầu tư, trong 3 ngày qua, thị trường vàng đã chứng kiến một phiên lao dốc cực mạnh của vàng SJC, trong đó ngày 18/7, giá vàng SJC mất gần 5 triệu đồng/lượng chỉ trong vài tiếng đồng. Đà giảm của giá vàng trong nước dường như vẫn chưa dừng lại ở đó, ngày (19/7) tiếp tục giảm mạnh, có thời điểm đã về mốc 60 triệu đồng/lượng (mua vào). Sau khi giảm gần 4 triệu
Trụ sở bỏ hoang sau sát nhập: Lãng phí đầu tư công
18:41
Thực hiện Nghị quyết 819 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cho đến thời điểm hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính về nhân sự cũng như trụ sở. Có những địa phương sáp nhập 2,3 xã. Tuy nhiên, một số địa phương, việc sáp nhập đã phát sinh những bất cập, trong đó có việc dôi dư trụ sở xã. Có những địa phương đã để không trụ sở xã. Đây là sự lãng phí đầu tư công rất lớn. Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Đây là nội dung
Các hợp tác xã đẩy mạnh bán nông sản qua sàn điện tử
25:26
Dịch Covid-19 khiến lượng nông sản tồn đọng lên tới hàng chục triệu tấn, phần lớn nằm trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) khiến các đơn vị này gặp nhiều khó khăn. Nếu không có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì nông dân và các HTX sẽ không có vốn để tái sản xuất, nhiều ngành hàng có nguy cơ thiếu nguyên liệu. Thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai Chương trình 503 thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất
Cần một tư duy và hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật đất đai 2013
27:43
Từ ngày 15/9 chúng tôi đã phát 3 bài của Loạt bài Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển, trong đó đã phân tích nhiều bất cập của Luật Đất đai 2013 như vấn đề cơ chế xác định giá đất không mang lại giá đất sát thị trường khiến mâu thuẫn về lợi ích và khiếu kiện kéo dài; đó là vấn đề lợi ích nhóm dễ dẫn đến tham nhũng lãng phí; đó là vấn đề thất thoát nguồn lực nhà nước từ đất đai;… Gỡ những nút thắt này đang là mong mỏi của nhiều phía, Nhà nước, người dân và do
Giữa dòng cảm xúc trước Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì Covid-19
38:42
Dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người, trong đó nhiều cán bộ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch đã ra đi mãi mãi. Trước Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh vì Covidd-19 diễn ra vào tối 19/11, cùng đến với những câu chuyện đổi thay và quyết tâm từ những người ở lại...
Hiệp thương: Cuộc sát hạch gạn đục khơi trong
23:40
Thời điểm này, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã và đang được tổ chức ở trung ương và địa phương. Đây là khâu quan trọng trong quy trình bầu cử nhằm lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức. Theo quy định của luật bầu cử, Hội nghị hiệp thương lựa chọn người ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành 3 lần. Trên cơ sở đó, cử tri sẽ thể hiện quyền quyết định lựa chọn của mình qua lá phiếu bầu. Do đó, tổ chức hiệp thương ph
Phòng chống Covid 19: Không được phép chủ quan bất cứ thời điểm nào
22:13
Đến thời điểm này, ngoài Hải Dương còn ghi nhận số ca mắc mới xuất hiện rải rác, thì cả nước đã có 34 ngày chưa ghi nhận bệnh nhân Covid - 19 trong cộng đồng. Rất nhiều tỉnh, thành phố cho mở lại hàng quán và các dịch vụ du lịch kèm theo yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Song, sự việc 5 vạn người chen chúc ở chùa Tam Chúc gây chấn động cùng với một số điểm du lịch tập trung số lượng lớn du khách, nhiều người dân tổ chức cưới hỏi với quy mô lớn mà không tuân thủ thông điệp 5K đ
Nở rộ phương thức xét tuyển Đại học 2022: Cần cân bằng quyền lợi và chất lượng
20:51
Theo đề án tuyển sinh của các trường đại học, nhiều trường đã bổ sung phương án tuyển sinh mới. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 20 phương thức xét tuyển đầu vào đại học. Đặc biệt, một số trường xuất hiện nhiều tổ hợp lạ bên cạnh các tổ hợp truyền thống. Trường đại học đào tạo khối ngành sức khỏe tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh học, khối kỹ thuật không có môn Toán, kiến trúc không có môn Vẽ… Việc có quá nhiều phương thức tuyển sinh năm nay có thể dẫn đến những hệ quả không tốt trong dư luận
Giải pháp nào cho thực tế giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã?
25:03
Thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh. Hàng loạt công ty đã điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN), là lần tăng giá thứ 13 đến 14 kể từ hơn một năm nay. Theo công bố của Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, giá TĂCN chiếm tỷ lệ rất cao, từ 65 - 70% giá thành chăn nuôi. Trong khi, cả nước chỉ sản xuất được hơn 30% TĂCN, còn lại phụ thuộc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong
Tham nhũng vặt: Dẹp sao cho hết?
23:43
Chi lót tay khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở y tế…. Đó là những hiện tượng điển hình cho tình trạng tham nhũng vặt, vốn đang diễn ra phức tạp và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tại huyện Hòa Vang, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng cũng cho rằng, những vụ tham nhũng vặt
Lộ thông tin cá nhân gia tăng: Làm gì để người dùng tránh bị lừa đảo?
27:25
Không chỉ nhận được các tin nhắn lừa đảo, đường link giả mạo,… người sử dụng còn bị làm phiền vì các cuộc gọi điện thoại mời chào các loại dịch vụ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng tình trạng lộ thông tin cá nhân, trong đó gần đây xuất hiện tình trạng người sử dụng bị lộ thông tin, bị gây phiền nhiễu do taxi công nghệ. Vậy, làm thế nào có thể bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, để tránh bị lợi dụng, lừa đảo?
Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
25:27
Tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào giữa tuần trước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trên thị trường cổ phiếu và chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi; việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm. Bên cạnh đó, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh ý kiến lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứn
Phát triển lành mạnh không gian mạng tại Việt Nam
19:07
Những hình ảnh livestream, đăng tải thông tin thiếu chuẩn mực, ngôn ngữ phản cảm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tiết lộ đời tư người khác, nghệ sĩ quảng cáo không đúng sự thật, những lời lẽ, hình ảnh dung tục, thiếu mỹ quan trên facebook, youtube, tiktok.... là việc khá quen thuộc mà những người sử dụng mạng xã hội có thể nhìn thấy, nghe thấy, thậm chí đã từng là người bị hại... Trong sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin với đa nền tảng mạng xã hội, để góp phần hạn chế được thấp nhất
Nhà nước định giá: Liệu có làm “hạ nhiệt” giá sách giáo khoa?
28:28
Vấn đề giá sách giáo khoa (SGK) tăng “phi mã” đã làm “nóng” dư luận thời gian qua, thậm chí những bức xúc đó đã được được các Đại biểu Quốc hội lắng nghe phản ánh trên nghị trường nhằm tìm ra giải pháp để đảm bảo giá SGK thấp nhất. Theo nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, SGK sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá. Việc nhanh chống đưa SGK vào danh mục quản lý giá – một mặt hàng rất đặc biệt, thiết yếu để có giá trần và giá sàn trong qu
Chuyển đổi số - con đường mà báo chí cần bước đi nhanh và quyết liệt
30:11
Báo chí Việt Nam đang chịu tác động từ tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia, với rất nhiều thay đổi về công nghệ làm báo và thay đổi hành vi của độc giả, khán, thính giả. Điều đó đòi hỏi không còn cách nào khác, các cơ quan báo chí cần bước đi nhanh và quyết liệt nếu không muốn bị tụt hậu, mất đi độc giả, khán thính giả và hậu quả đương nhiên là sự sống còn của chính cơ quan báo chí. Trong công cuộc chuyển đổi số đó không chỉ đỏi hỏi thay đổi về công nghệ mà chính con người mới là trung tâm. Chính lú
Đề xuất tách Tổng cục đường bộ và câu chuyện tinh gọn bộ máy
28:44
Theo tờ trình Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT, có nội dung được dư luận quan tâm là đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tách ra làm 2 đơn vị quản lý như vậy sẽ dẫn tới sự trùng lắp, chồng chéo và đặc biệt là đi ngược lại chủ trương tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước đang được triển khai thực hiện.
Giải pháp nào để phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế
24:28
Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang có sự trở lại ấn tượng. Trong 7 tháng qua, tổng lượng khách nội địa đạt 71,8 triệu lượt (vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 2022), tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019 (trước đại dịch Covid-19). Tuy nhiên, với du lịch quốc tế, mặc dù đã có nhiều chính sách thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Tổng cục du lịch cho biết, đến hết tháng 7/2022, Việt Nam mới đón khoảng 900.000 lượt khách quốc tế, chỉ đạt 15% kế hoạch n
Cung cấp dịch vụ dán thẻ đăng kiểm và câu chuyện quản lý
25:00
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam “rà soát, tham mưu, bổ sung quy định pháp luật về hình thức thu phí điện tử không dừng”. Theo đó, Bộ yêu cầu Tổng cục đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với và Cục Đăng kiểm Việt Nam, các nhà đầu tư BOT, các nhà cung cấp dịch vụ căn cứ thực tế triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng trong thời gian qua, tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan để hoàn thiện hệ thống đáp ứng yêu cầu xã hội.
Hành vi trục lợi trong đấu thầu vật tư, thiết bị y tế, ngăn chặn ra sao?
25:28
Việc cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can Phan Quốc Việt - người sáng lập, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á ( Công ty Việt Á ), bắt tạm giam Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương cùng nhiều đối tượng có liên quan hành vi "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; với số tiền thu lợi bất chính lên tới hàng nghìn tỷ đồng khiến dư luận vô cùng bức xúc. Trước đó, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâ
Giải pháp nào kiểm soát rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
25:06
Mới đây, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam đã có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021. Theo đó, năm ngoái, thị trường có gần 1 nghìn đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng chỉ có hơn 20 đợt là phát hành rộng rãi ra công chúng, còn lại là phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên trong năm qua, cả Chính phủ và Bộ Tài chính đã nhiều lần phát ra cảnh báo về tính rủi ro và chưa chuyên nghiệp của trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Vậy, giải pháp nào để kiểm soát rủi ro trên
VinFuture và hành trình truyền cảm hứng, kết nối khoa học Việt Nam với thế giới
27:18
Lần đầu tiên Giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture được trao cho các nhà khoa học, trong đó Giải thưởng chính - trị giá 3 triệu USD là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất trên thế giới. Giá trị lớn nhất và cũng là sứ mệnh của Giải thưởng VinFuture chính là thúc đẩy khoa học phụng sự nhân loại, tôn vinh những công trình khoa học kiệt xuất có tính ứng dụng cao, có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên thế giới
Phỏng vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm nay và giai đoạn tới
26:54
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập
ATTP ngày Tết và trách nhiệm của cơ quan QLTT trong điều kiện tái bùng phát dịch Covid-19
26:15
Hôm nay đã là 28 tháng Chạp, ngày cận Tết nguyên đán Tân Sửu 2021. Cùng với nhu cầu về thực phẩm tươi sống, đông lạnh, hàng hóa Tết tăng cao là nỗi lo của người dân về thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, về an toàn thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh và cả các loại đồ ăn, thức uống được chế biến sử dụng trong dịp Tết đến, xuân về.
Những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội dịp Tết
28:15
Thời điểm gần Tết Nguyên đán cùng với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản qua mạng xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng với thủ đoạn đa dạng, tinh vi khó lường. Đáng chú ý là nắm bắt nhu cầu vay tiêu dùng của người dân trong dịp Tết gia tăng, các đối tượng đã mạo danh công ty tài chính, lừa đảo những người có nhu cầu vay tiền. Và thực tế đã có rất nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động đã tìm đến các thông tin cho vay tiền tiêu dùng được quả
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021: Những nút thắt cần tháo gỡ
30:09
Ngày 16/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện (số 1082) gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn cò
Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
25:10
Thời gian qua, không ít tranh chấp, mâu thuẫn hoặc thậm chí đôi khi chỉ là những xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư ở xã, phường đã dẫn đến án mạng hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho chính người thân trong gia đình. Đáng nói, hiện tượng này không phải là cá biệt. Từ những vụ án hay vụ việc như vậy đặt câu hỏi về sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng cố tình không tuân thủ pháp luật của một số người và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp luật c
Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động?
22:56
Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị được hoạt động trở lại. Đó là nhu cầu thực tế và cần kíp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, rất nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản. Nhưng, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động là nhiệm vụ không hề dễ dàng – không thể nóng vội. Nguồn nhân lực-người lao động cũng là một trong những vấn đề nan giải nhất của nỗ lực tái sản xuất kinh doanh. Nhân lực nào có thể đáp ứng
Cơ chế chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh
22:08
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ở những vùng khó khăn, biên giới hải đảo, các thầy cô đã vượt lên gian khổ, dù phải trèo đèo lội suối vẫn bám bản, bám làng, tận tụy mang ánh sáng văn hóa đến với con em đồng bào các dân tộc. Việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó kh
Công khai giá thuốc, giá thiết bị y tế: “Thanh bảo kiếm” chữa lành các vết thương
25:56
Sáng ngày 20/11, Bộ Y tế chính thức khai trương Cổng công khai y tế với việc niêm yết giá 60 nghìn loại thuốc, tất cả trang thiết bị y tế, 28 nghìn loại thực phẩm chức năng. Đây được đánh giá là bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, chấm dứt tình trạng người bệnh mù mờ về chi phí khám chữa bệnh. Việc công khai này đồng thời còn là “thanh bảo kiếm” chữa lành các vết thương như tinh thần của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo. Việc lần đầu tiên Bộ Y tế công khai số lượn
Văn hóa - khơi dậy khát vọng phát triển cho quốc gia, dân tộc
21:24
Ngày mai (24/11), Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: hội nghị lần này diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị văn hóa lần thứ nhất, vì vậy hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề phát triển sức mạnh nội sinh của Việt Nam. Vậy làm thế nào để khơi dậy khát vọng dân tộc, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới?
Quy định 41 của Bộ Chính trị: Góp phần xây dựng văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ
23:18
Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Quy định số 41 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Đáng chú ý, Quy định này không đề cập việc từ chức theo nghĩa là hành vi tự nguyện, tích cực mà theo nghĩa như một biện pháp xử lý đối với những cán bộ có vi phạm, khuyết điểm mà chưa đến mức phải thi hành kỷ luật cách chức. Nói cách khác, quy định 41 được ban hành nhằm tạo ra một cơ chế buộc các cán bộ có vi phạm, khuyết điểm phải từ chức khi họ thiếu sự
Làm gì để cải cách thủ tục hành chính đi vào thực chất, gắn với chuyển đổi số ở Việt Nam?
21:16
Tại Hội thảo Khoa học cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2030. Đại diện các cơ quan chức năng của chính phủ và các Bộ, ngành đã ghi nhận công tác cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn này đã không chỉ thực thi được các phương án đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính theo 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính Phủ đạt tỷ lệ hơn 95% mà còn tiếp tục cắt giảm trên 3.000 điều kiện kinh doanh, trên 6.000 danh mục hàng hóa chuyên ngành. Chất lượng cun
Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị sản xuất
20:20
Tính đến cuối năm 2020, cả nước có hơn 26.000 hợp tác xã, 100 liên hiệp hợp tác xã, 119.000 tổ hợp tác, thu hút hơn 8 triệu thành viên. Là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng chuỗi giá trị sản xuất. Tính đến nay đã có 3.220 Hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 6,8 lần so với năm 2015. Sản xuất liên kết bền ch
Quan hệ Nga - phương Tây: Tiệm cận lằn ranh đỏ
29:04
Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên củ
Tình trạng ùn ứ xe chở nông sản - Giải pháp nào khắc phục?
25:16
Tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm, gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và đặt ra vấn đề gì trong sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản của nước ta?
Cần quản lý thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức
17:52
Việc thu chi tiền công đức tại các di tích và lễ hội lâu nay có những bất cập. Đáng chú ý là tình trạng tù mù, lộn xộn, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của di tích và tổ chức lễ hội. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã soạn thảo Thông tư quy định về việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Dự thảo Thông tư đã qua 3 lần chỉnh sửa sau khi được đăng tải và lấy ý kiến của các chuyên gia và người dân. Theo Dự thảo mớ
Động đất liên tục xảy ra tại Kon Tum: Nguyên nhân và giải pháp ứng phó
20:39
Hơn 10 ngày trở lại đây liên tiếp ghi nhận gần 20 trận động đất xảy ra ở tỉnh Kon Tum có cường độ 2,5 - 4,5 độ richter. Đáng lưu ý, trong ngày 18/4, Kon Tum đã xảy ra 5 trận động đất, trong đó trận lớn nhất có cường độ 4,5 độ Richter xảy ra vào buổi trưa và được đánh giá mạnh nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Trước tình trạng bất thường này, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã họp khẩn với các bộ, ngành T.Ư và các cơ quan chuyên môn để đánh giá tình hình, chủ động có giải pháp ứng
Sea Games 31 – Tỏa sáng Việt Nam
36:53
Chương trình nghệ thuật “Hội tụ để tỏa sáng” tối qua tại Cung Điền kinh trong nhà, thủ đô Hà Nội đã chính thức khép lại Sea Games 31 – một kỳ đại hội thể thao khu vực thành công và để lại quá nhiều cảm xúc. “Tỏa sáng” - đó cũng là chủ đề trong ca khúc chính của Sea Games năm nay – “Let’s Shine” với ý nghĩa đề cao tinh thần thể thao, sự cố gắng không ngừng nghỉ để đạt được thành tích cao nhất. Không quá khi nói rằng nước chủ nhà Việt Nam đã thực sự tỏa sáng rực rỡ, không chỉ bởi bảng thành tích v
Tổ chức “luồng xanh” vận tải: Tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa, bảo đảm phòng chống dịch
23:03
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát hiện nay, TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đang thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ. Để vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo cung ứng hàng hóa thông suốt, không bị đứt gãy, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Đối với ngành GTVT, Tổ công tác Đặc biệt của Bộ GTVT vừa được thành lập do Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm tổ trưởng. Nhiệm vụ quan trọng của Tổ công tác là chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc
Tin giả thời Covid-19 - "bệnh dịch” nguy hiểm cần ngăn chặn
21:59
Trong lúc đại dịch Covid-19 với chủng mới Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và đặt ra không ít thách thức với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thì làn sóng tin thất thiệt, tin giả mạo liên quan đến vấn đề này cũng bùng phát, hoành hành trên mạng xã hội, làm rối loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Nạn tin giả "ăn theo” dịch Covid-19 được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số đối tượ
Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ?
25:33
Năm học mới đã bắt đầu, nhiều trường học trên cả nước đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh sinh viên và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản
Doanh nghiệp tiếp cận pháp luật trong bối cảnh hội nhập: Những vấn đề đặt ra
27:51
Thiếu kiến thức pháp luật khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thậm chí phải ngừng hoạt động, phá sản vì vi phạm pháp luật. Với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế với việc nước ta tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế…, việc doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nắm bắt và chấp hành tốt pháp luật trong nước cũng như các cam kết quốc tế lại chưa nhiều. T
Để dân yêu Đảng và một lòng theo Đảng
22:16
Hôm nay, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bắt đầu diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước, bởi thực tiễn đã chứng minh mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Sự thống nhất đó là nhân tố cơ bản làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược; làm nên những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử trong s
Bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp: Làm thế nào để lựa chọn người xứng đáng, đại diện cho tiếng nói của cử tri?
18:50
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa tổ chức ngày 21/1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là cơ hội để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, thực sự có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, ngang tầm nhiệm vụ. Vậy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có những điể
Lâm nghiệp phát triển mạnh– Vượt khó trong đại dịch
28:06
Đại dịch covid - 19 đã và đang tác động lớn tới mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngay trong khó khăn, các mặt hàng lâm sản, đồ gỗ vẫn có sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm qua đạt khoảng gần 16 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm ngoái. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mặt hàng này còn coi là cơ hội để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Có được kết quả vượt trội đó có sự đóng góp rất lớn của công tác p
Chung tay giải cứu nông sản tồn đọng do COVID- 19: Những nghĩa cử cao đẹp
26:06
Hiện tại, đang là thời điểm thu hoạch hàng loạt các loại rau màu như bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ổi... với số lượng lên tới con số hàng nghìn tấn. Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều mặt hàng nông sản tại của bà con nông dân ở tỉnh Hải Dương và một số địa phương khác bị ảnh hưởng nặng nề, bị dồn ứ, không thể bán hay xuất khẩu ra nước ngoài được khiến người nông dân rơi vào cảnh khó khăn. Trước tình hình này, bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, t
Ngành giáo dục: Kịch bản nào ứng phó với dịch COVID-19?
23:45
Dạy học trực tuyến đang là chủ đề chính được đề cập. Theo khung kế hoạch năm học 2021-2022, lẽ ra thời điểm này học sinh đang học chương trình những tuần tiếp theo của học kỳ II, nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19 ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh thành phải tạm dừng cho học sinh đến trường, chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu
Chủ động, sáng tạo thực hiện mục tiêu “kép” - Góc nhìn doanh nhân, doanh nghiệp
23:12
Trải qua một năm kinh tế đầy biến động với nhiều khó khăn, thách thức, xen lẫn những cơ hội mới - toàn nền kinh tế đã có những thay đổi thích ứng với thời cuộc, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực vẫn chưa dừng lại – vẫn khôn lường ! Chủ động, sáng tạo tiếp tục là giải pháp quan trọng để mọi cá thể trong nền kinh tế “trụ được”, trước khi có thể phát triển được và phát triển bền vững – hiện thực hóa “mục tiêu kép”. Đó là yêu cầu đặt ra không chỉ với những thực thể trong nền k
Đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế đất nước
23:51
Tại Lễ khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa thành công, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó, mà Việt Nam không phải ngoại lệ”. Thực tiễn trong 20 năm qua đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò, động lực quan trọng đối với
Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp
24:22
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước luồng thông tin một số trường học vận động, thậm chí ép buộc học sinh yếu kém không tham gia dự thi vào lớp 10 công lập. Thay vào đó, chọn hướng học trường tư hoặc học nghề. Dù câu chuyện chưa rõ thực hư song đây là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua. Thậm chí đã xuất hiện những nghi hoặc phải chăng đến từ cả áp lực phân luồng; hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để vận động học sinh yếu kém không thi vào lớp 10 để đảm bảo thành tích. Qua câu chuyệ
“Nhân tài thật” nhìn từ câu chuyện đào tạo tiến sĩ
25:42
Trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và đào tạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ Giáo dục và đào tạo cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội
Nhìn lại cuộc bầu cử ĐB QH khóa XV và HĐND các cấp
19:51
Trong ngày 23/05, gần 70 triệu cử tri khắp mọi miền đất nước đã thực hiện quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của công dân: trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn đại biểu tiêu biểu nhất tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại nhiều địa phương, tỉ lệ người đi bầu đạt gần 100% cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin sự kỳ vọng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử. Theo Hội đồng bầu cử quốc gia, đến 19 giờ tối 23/5, cơ bản các tỉnh thành trong cả nước đã hoàn thành việc tổ chức bầu cử đại
Cần nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản trong dịch COVID-19
24:12
Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới đời sống, xã hội, nguy cơ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm. Trước tình hình này, nhiều giải pháp từ các bộ, ngành đã được triển khai. Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã tích cực vào cuộc để giúp đỡ bà con nông dân, chung sức, đứng ra thu mua nông sản. Việc làm này đã góp phần rất lớn, giảm bớt khó khăn, ủng hộ bà con bị ảnh
Đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân vùng lũ miền Trung
21:38
Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày đầu tuần này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định cấp ngay 5.000 tấn gạo và 500 tỷ cho 5 tỉnh miền Trung, gồm: Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh là 5 tỉnh thiệt hại nặng nề nhất, mỗi nơi được Chính phủ cấp 100 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo để khắc phục khó khăn. Cùng với các biện pháp của Chính phủ, tinh thần tương thân, tương ái, hướng về miền Trung ruột thịt cũng được phát động, chia sẻ mạnh mẽ. Với một đất nước hàng
Cần thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng của tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin mặt trời) trong phát triển điện mặt trời ở Việt Nam
23:45
Thời gian gần đây, sau câu hỏi của đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (đoàn Gia Lai) tại Kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV về những tấm quang điện (hay còn gọi là tấm pin năng lượng mặt trời) tại các trang trại, nhà máy sản xuất điện mặt trời đang phát triển mạnh ở Tây Nguyên rằng: những tấm pin đó được xử lý thế nào? Đã có rất nhiều lo ngại về nguy cơ chất thải ảnh hưởng tới môi trường từ những tấm pin này khi hết hạn sử dụng. Trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sau đó cũng có khá nhiều thông t
Covid-19 liệu có biến mất?
23:08
Những ngày gần đây, Nhật Bản và một số nước châu Phi đã trở thành hiện tượng khiến cả thế giới quan tâm khi số ca mắc và tử vong do Covid 19 đã giảm ngoạn mục. Đặc biệt 2 tuần nay số ca mắc tại Nhật Bản chỉ ở mức trên dưới 200 ca và không có ca tử vong. Đây là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng mong đợi, trong đó có Việt Nam với số ca mắc mỗi ngày gần đây đã chạm mốc hơn 10 nghìn và số tử vong 3 con số. Câu chuyện của Nhật Bản và một số nước châu Phi đang đặt ra hy vọng liệu Covid 19 có thể biến m
Đừng để Tết buồn vì tai nạn giao thông
26:32
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, ai cũng muốn gấp rút hoàn tất mọi công việc của mình vào những ngày còn lại của năm cũ để đón chào năm mới, lượng người và phương tiện tham gia giao thông những ngày này tăng đột biến. Vì thế, đây không chỉ là thời điểm tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp nhất trong năm mà các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến các vụ tai nạn cũng diễn biến rất khó lường, nhất là đối với người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia. Hãy chấp hành nghiêm các quy định
Những dấu ấn trong quan hệ Việt Nam – Campuchia
23:46
Ngày 24/6 cách đây 55 năm, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử chung của hai dân tộc. So với bề dày lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, 55 năm tuy chưa phải là dài, song lại là giai đoạn vô cùng ý nghĩa đối với quan hệ hai nước. Đó là giai đoạn được đánh dấu bởi những sự kiện lịch sử không thể quên khi hai nước cùng đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập từ chế độ thực dân, lật đổ
Vận tải “luồng xanh": Tháo gỡ những vướng mắc phát sinh
19:01
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, việc tạo “luồng xanh” vận tải đã thúc đẩy hoạt động kết nối vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Tới nay, sau 1 tháng triển khai, phản hồi từ thực tế tại các địa phương thực hiện giãn cách, thì hoạt động vận tải “luồng xanh” đã phát huy tính hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo không đứt gãy chuỗi hàng hóa lưu thông, phục vụ nhu cầu an sinh và giữ nhịp ổn định trong cung cấp hàng hóa thiết yếu giữa các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Kỷ nguyên Merkel và tương lai nước Đức
30:53
Nước Đức vừa tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của chặng đường lãnh đạo đất nước kéo dài 16 năm của nữ Thủ tướng Angela Merkel và mở ra một chặng đường mới, mà các nhà quan sát gọi là thời kỳ “hậu Merkel”… Kết quả cuộc bầu cử được tổ chức hôm qua (26/9) đánh dấu một cuộc chuyển giao chính trị ở Đức lần đâu tiên sau 16 năm. Dù không phải là một nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất, nhưng sự nghiệp chính trị của bà Merkel đã để lại nhiều di sản cho nước Đức v
Doanh nghiệp kiệt sức: Làm sao để hồi phục?
24:05
Doanh nghiệp kiệt sức, khó cầm cự vì dịch bệnh nên doanh nghiệp cũng cần oxy để thở. Mà oxy của doanh nghiệp lúc này chính là được hoạt động trở lại, được bơm tiền cứu vốn, được hỗ trợ lương công nhân, được đi lại, lưu thông hàng hóa, được giảm bớt các điều kiện thủ tục, được an toàn để sản xuất, được tin và chia sẻ niềm tin với đối tác, bạn hàng. Những khó khăn về thiếu hụt lao động khi các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị được hoạt động trở lại trong khi dịch Covid-19
Nghị quyết 406 làm sao để đúng đối tượng, tránh trục lợi?
24:38
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 406 về những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo đó, nhiều giải pháp về miễn và giảm thuế đã được đưa ra, có hiệu lực thi hành ngay từ tháng 10 này, nhằm tiếp thêm sức, gỡ khó cho doanh nghiệp và người nộp thuế. Đây được đánh giá là “lượng ôxy” quan trọng giúp duy trì sự sống, hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh vượt qua khó khăn hiện nay. Theo tính toán của Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết
Tiêm vaccine cho trẻ em: Cơ hội để bình thường mới an toàn
21:36
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 vẫn tiếp diễn với những biến chủng nguy hiểm, nhiều nước đã triển khai các chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em với mục tiêu cuối cùng là tăng tỉ lệ bao phủ vaccine, khống chế đại dịch để trẻ được đến trường học tập và sinh hoạt trong bối cảnh bình thường mới, an toàn. Tại Việt Nam, từ giữa tháng 10, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị chuẩn bị các điều kiện tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình, theo tiến độ cung ứng vắ
Quản lý tin nhắn rác chưa đủ mạnh hay vẫn còn kẽ hở
24:43
Có hiệu lực từ 1/10/2020, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác được kỳ vọng sẽ xử lý dứt điểm tình trạng người dùng điện thoại bị làm phiền bởi các hình thức này, đồng thời tăng trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong việc bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên, sau một thời gian im ắng, gần đây, tin nhắn rác, cuộc gọi rác đã xuất hiện trở lại với tần suất không hề giảm, bất chấp các biện pháp từ cơ quan quản lý.
Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn
29:23
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 theo dự báo có thể đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Chính phủ giao là 4-5% và dự kiến tiếp tục duy trì cán cân thương mại có xuất siêu. Ngoài sự nỗ lực của
Tháo gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả
25:10
Hiện nay, cả nước ta có khoảng 800 doanh nghiệp Nhà nước, tổng tài sản lên tới 4 triệu tỉ đồng, đóng góp 28% thuế và các khoản nộp ngân sách, chi phối các ngành, lĩnh vực quan trọng, chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, những kết quả doanh nghiệp nhà nước đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là chưa thật sự phát huy được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế. Nguyên nhân do hiện nay các doanh nghiệp còn đang gặp
Làm sao để khoảng cách giữa lương và mức sống tối thiểu thu hẹp?
22:54
Từ ngày 1/4/2022, Bộ LĐ-TB và XH sẽ tổ chức điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu, làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng và các chính sách liên quan. Theo kế hoạch, việc khảo sát sẽ được tiến hành tại 2.000 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển. Các nội dung chính được khảo sát ở doanh nghiệp là quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh, quỹ phụ cấp lương, quỹ tiề
Tự lực, tự cường trong khôi phục và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn hậu Covid 19
29:58
Sau hơn 2 năm chịu tác động đa chiều từ đại dịch Covid 19, bức tranh hiện thực và tiềm năng kinh tế-xã hội Việt Nam vẫn được nhiều chuyên gia, trí thức trong và ngoài nước khái quát, nhận định với nhiều điểm sáng cùng thách thức, đặc biệt là những thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid19; bối cảnh đối đầu - cạnh tranh giữa các cường quốc. Khi cơ hội-thách thức song hành trong thế giới biến động khôn lường, tự lực-tự cường là vấn đề quan trọng, cần khơi dậy mạnh
Giá trị gia đình Việt trong mùa dịch COVID-19
26:17
Hơn một năm qua, diễn biến của dịch COVID-19 đã có những tác động đến hoạt động thường nhật, thói quen sinh hoạt của hàng triệu gia đình. Nhiều người phải điều chỉnh các hoạt động của bản thân và gia đình để “thích ứng” với dịch bệnh. Song ở một góc nhìn khác, dịch COVID-19 cũng mang đến cơ hội để chúng ta “sống chậm” lại và thêm gắn kết nhiều hơn với gia đình của mình. Đồng thời, những giá trị văn hóa truyền thống gia đình vốn ít nhiều bị khuất lấp bởi nhịp sống hối hả cũng được khơi dậy...
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” - an toàn và nghiêm túc
23:16
Hai năm qua, giáo dục là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều bởi đại dịch COVID-19. Năm nay, hầu như tất cả các địa phương trên cả nước đều phải điều chỉnh lịch thi, tuyển sinh lớp 10 một cách linh hoạt và đều “kích hoạt” chế độ phòng dịch cao nhất. Thời điểm này, có địa phương đã thi xong, có địa phương chưa thể thi được. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng vừa chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày
Cần ngay những giải pháp mạnh trước tác động sâu của dịch covid-19 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”
24:56
Gần 2 tháng kể từ khi đợt dịch covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Hơn 40 tỉnh thành và nhiều khu, cụm công nghiệp xuất hiện các ổ dịch covid-19. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, hạn chế các hoạt động đông người dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Việc làm lúc này là “Cần ngay những giải pháp mạnh trước tác động sâu của dịch covid-19 để tháo gỡ khó k
Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch - Mệnh lệnh từ trái tim
12:52
Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong. Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV B
Xuất khẩu gỗ và lâm sản, làm gì để vượt qua khó khăn?
19:50
Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây tác động rất lớn tới nền kinh tế nói chung và các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam đă kịp thời thích ứng, vượt qua khó khăn, thách thức, liên tục duy trì tăng trưởng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng trong bối cảnh thuế nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam
Góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng: Làm thế nào để nhận được sự góp ý thực tâm của nhân dân?
25:11
Việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân. Thông qua
Xúc tiến thương mại để khơi thông hàng nông sản ra thị trường nước ngoài
24:35
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đối với các ngành sản xuất, trong đó có nông nghiệp và hoạt động xuất khẩu nông sản. Tuy vậy, với nhiều giải pháp hỗ trợ của các bộ ngành như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, nông sản Việt vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, gia tăng giá trị. Thật đáng mừng khi chúng ta nghe con số mà BộNông nghiệp và phát triển nông thôn thông báo, 9 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùn
Cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy dưới 50 phân khối làm sao để tránh xáo trộn?
22:04
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện, người đi xe đạp điện, xe gắn máy có động cơ dưới 50 phân khối phải thi để được cấp giấy phép lái xe. Như vậy sẽ có hàng vạn người dưới 18 tuổi đang điều khiển xe dưới 50 phân khối phải tham gia đào tạo để được cấp giấy phép theo quy định. Vấn đề mà nhiều người dân quan tâm là việc đào tạo và cấp giấy
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình – điều kiện gỡ thẻ vàng
22:13
Cụ thể hóa Luật Thủy sản 2017, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nghị định, thông tư, trong đó có quy định ngày 1/4/2020 là thời hạn cuối cùng bắt buộc ngư dân phải lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ở các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Nhưng tính đến thời điểm này, đã gần 8 tháng sau thời gian quy định, việc lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá tại không ít địa phương vẫn chưa đạt 100% mục tiêu đề ra. Vì sao lại có độ trễ trong việc triển khai thực hiệ
Ngăn chặn doanh nghiệp “sân sau” làm sao cho hiệu quả
22:41
Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Watch water - CHLB Đức qua Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic để xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung đã có liên quan
Vì sao các địa phương ồ ạt đề xuất xây dựng sân bay?
23:32
Những ngày vừa qua, dư luận và nhà quản lý đặc biệt quan tâm về câu chuyện nhiều địa phương "ồ ạt đề xuất" xây mới hoặc nâng cấp sân bay ngoài dự thảo quy hoạch hàng không. Chuyện các địa phương đua nhau xin xây sân bay từng xảy ra hơn 10 năm trước, và có không ít sân bay hoạt động cầm chừng, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay, rất lãng phí. Đến nay, câu chuyện này lại rộ lên, thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Vì sao các địa phương ồ ạt đề xuất xây dựng sân bay? Việc có quá nhiều sân b
Phát huy vai trò của người dân trong phòng chống tham nhũng
23:06
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng từng nhấn mạnh “Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đòi hỏi có sự vào cuộc của toàn đảng, toàn dân”. Chính vì vậy, trong công tác phòng, chống tham nhũng, vai trò và sự tham gia của Nhân dân chiếm một vị trí quan trọng. Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa được ban hành đầu tháng 4 cũng đã chỉ rõ, phát huy hơn nữa vai t
Cần có những hành lang pháp lý nào để quản lý hoạt động đấu giá biển số xe một cách hiệu quả?
22:39
Phương án đấu giá biển số xe lần đầu tiên được Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) đề xuất vào năm 1993, nhưng chưa thực hiện được do vướng một số quy định của pháp luật. Sau một thời gian tạm lắng, những ngày gần đây, câu chuyện xoay quanh chủ trương đấu giá biển kiểm soát (biển số xe) lại nóng lên, khi dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá của Bộ Công An dự kiến sẽ trình lên Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022 tới đây. Mua biển số
Nâng cao năng lực dự báo thời tiết phục vụ phát triển
25:23
Làm thế nào để nâng cao năng lực dự báo thời tiết với độ chính xác cao để công tác dự báo thời tiết không chỉ phát huy được vai trò trong công tác phòng chống với thiên tai, bão lũ, mà còn đóng góp cho quá trình thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai và phục vụ đời sống dân sinh, phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp, du lịch, vận tải, kinh tế khu vực biển đảo…?
Thách thức toàn cầu hậu đại dịch và câu chuyện thích ứng
32:40
Thêm một năm nữa sắp qua đi. Thách thức lớn đối với thế giới vẫn là đại dịch Covid 19, thiếu công bằng vaccine, kéo theo đó là những trở ngại mới như giá năng lượng, giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát, lao động thiếu hụt khắp thế giới... Những yếu tố đầy bất ổn này có thể tác động đến quá trình mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid19. Nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện, đặc biệt là đối với các quốc gia có tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao. Tuy nhiên, quá trình này cũng đ
Biến thể mới Sars Cov 2 – Kịch bản nào để Việt Nam ứng phó?
21:48
Những ngày này, thông tin về biến chủng virus Sars Cov-2 mới với tốc độ lây lan hơn 70% xuất hiện không chỉ ở Anh, Nam Phi mà đã xuất hiện tại nhiều nước châu Âu, châu Á, trong có Malaysia, Singapo, Nhật Bản. Các chuyên gia dịch tễ Việt Nam lo ngại khả năng dịch sẽ xâm nhập vào nước ta bởi số lượng người nhập cảnh nhiễm virus vẫn rất lớn. Liệu Việt Nam có thể ngăn ngừa được nguy cơ biến thể mới của chủng vi rút Sars Cov-2 xâm nhập vào hay không? Trong trường hợp xuất hiện các ca bệnh mang chủng
Hoàn thiện pháp luật để ngăn chặn kinh doanh đa cấp trá hình
22:19
Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Vì sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng ché
Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi
24:44
Thời gian qua, việc đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, việc đấu giá đất ở một số địa phương đã xuất hiện những tiêu cực, lợi ích nhóm.
Kịch bản nào cho các hoạt động kinh tế xã hội khi Covid - 19 trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B
20:39
Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Căn cứ quy định trên, dịch bệnh COVID-19 được xếp là bệnh truyền nhiễm nhóm A từ năm 2020. Sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19, ngày 17/3 Chính phủ có nghị quyết yêu cầu Bộ Y tế căn cứ tình hình dịch, chuyển biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm
Hộ chiếu vắc xin: Đã đến lúc thực hiện để đảm bảo mục tiêu kép?
25:14
Câu chuyện hộ chiếu vắc xin đã được Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid - 19 bàn thảo về tính khả thi khi một số quốc gia đã mở cửa đón du khách mang theo giấy tờ có chứng nhận tiêm đầy đủ liều vắc xin phòng Covid -19 trước đó. Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản chỉ đạo gửi đến Bộ Y tế và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch khẩn trương nghiên cứu và cho thí điểm sử dụng "hộ chiếu vắc xin" với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc, Kiên Giang
Trục lợi chính sách trong phòng chống dịch – hành vi cần lên án
27:02
Dù đã bị thu hồi chỉ sau 2 ngày ban hành, nhưng công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có liệt kê 12 sản phẩm thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COVID -19 đã khiến nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có trong danh mục tăng giá chóng mặt, từ vài trăm nghìn lên tới 1 đến 2 triệu đồng/hộp. Thậm chí còn khan hiếm tới mức, khách hàng muốn mua phải đặ
Khơi thông dòng chảy tiêu thụ nông sản cho các tỉnh phía Nam
20:12
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh phía nam trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là 19 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ khi Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi vào hoạt động, các thành viên đã tích cực thực hiện việc tập hợp các đầu mối sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm trong khu vực. Tính đến nay đã có gần 400 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm như rau c
Biến chủng nguy hiểm mới của Covid-19 và những bài học kinh nghiệm đối phó dịch cho Việt Nam
24:27
Thế giới đang đối mặt với một giai đoạn rất nguy hiểm của đại dịch Covid-19 do sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới nguy hiểm. Đây là cảnh báo được TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp báo mới đây. Theo thống kê của WHO, tới nay đã ghi nhận 11 biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong đó, biến chủng Delta đã xuất hiện ở gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh cơ chế phân bổ vaccine còn chưa thực sự bình đẳng, một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Anh đ
Đón công dân từ vùng dịch: Kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn?
28:00
Với số ca mắc mới vượt ngưỡng 100 nghìn ca, riêng TP.HCM là địa phương có số ca mắc lên tới 60 nghìn ca, để giảm áp lực cho thành phố, đảm bảo an toàn cho người dân, nhiều địa phương mới đây đã tổ chức đón công dân và có kết hoạch đón người dân trở về từ vùng dịch. Song với đà lây lan rất mạnh của biến chủng Delta tại các vùng dịch, công tác tổ chức đón công dân ở điểm đi và đến cần có sự kiểm soát ra sao để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng? Trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành phố đang thực hi
Hộ chiếu vaccine của Việt Nam: Cần phối hợp xử lý hàng loạt vấn đề liên quan như thế nào?
24:19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh là không tưởng thay vào đó là tâm thế sẵn sàng sống chung với Covid-19. Chiến lược Hộ chiếu vacxin, thẻ xanh sức khỏe hay giấy chứng nhận sức khỏe số được xem là giải pháp khả thi nhằm từng bước gỡ khó và mở nối đi cho nền kinh tế đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh thời gian qua. Tại nhiều nước trên thế giới Hộ chiếu vaccin đã chính thức được triển khai trong khi tại Việt
Các dự án BOT chậm triển khai thu phí không dừng: Câu chuyện về trách nhiệm
21:48
Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước”.
Mở lại đường bay quốc tế cần kiểm soát ra sao?
27:39
Ngày 17-11, chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines chở du khách quốc tế từ Seoul (Hàn Quốc) đến thành phố Đà Nẵng trong chương trình thí điểm đón du khách quốc tế. Ngày 20-11, Vietjet Air cũng thực hiện chuyến bay đưa 204 hành khách từ Seoul hạ cánh xuống Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Đây là đoàn du khách mang “hộ chiếu vắc xin” đầu tiên đến Phú Quốc trong giai đoạn “bình thường mới” sau gần 2 năm du lịch “đóng băng” do dịch Covid-19. Việc khôi phục đường bay quốc tế thường lệ được kỳ vọng sẽ tạ
Dấu ấn của Nhiệm kỳ xuất khẩu - xuất siêu (2016-2020): Từ Chiến lược, tầm nhìn đến kết quả thực tiễn
28:48
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê cho thấy, năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tiếp tục vượt mốc 500 tỷ USD (ước đạt 543,9 tỷ USD) cao hơn khoảng 27 tỷ USD so với năm 2019. Tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 5,1%, trong đó riêng xuất khẩu tăng trưởng 6,5% so với năm 2019. Xuất siêu đạt hơn 19 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Những con số này đã đưa Việt Nam đứng thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu; đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế
"Đặc khu tri thức": Hội tụ tinh hoa Việt – Hiện thực hóa “Khát vọng 2045”
25:20
Những ngày này, cụm từ “Khát vọng 2045” được nói tới rất nhiều. Không chỉ là quyết tâm nơi lãnh đạo Chính phủ mà trên hết đó là một chủ trương nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn xã hội. Hành trình 25 năm nữa một phần tư thế kỷ chúng ta có thể biến khát vọng này trở thành hiện thực như thế nào? Theo cách thức nào và vững chãi tới đâu? Mỗi người sẽ có cách tiếp cận, hình dung riêng nhưng tựu chung chúng ta đều hiểu đất nước đang rất cần những hiền tài, cần nguyên khí quốc gia “phát lộ
Lan tỏa khát vọng cống hiến
21:29
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao thế hệ trẻ là những chiến sỹ, thanh niên xung phong đã cống hiến, hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để có đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do. Ngày nay, trong môi trường đổi mới, hội nhập và phát triển, thế hệ trẻ lại mang một trọng trách khác, đó là trọng trách góp sức mình vào sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh và b
Phát triển sản phẩm OCOP tại Hà Nội
19:59
OCOP - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chương trình quốc gia, trọng tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị. Tổng kết giai đoạn 2018-2020 triển khai, chương trình có sức lan tỏa lớn, khi đến nay cả nước có hơn 6.000 sản phẩm, trong đó hơn hai phần ba sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu). Điều này cũng cho thấy nhiều sản phẩm địa phương đã được chuẩn hóa về quy trình sản xuất, chất lượng, nâng ca
Giải ngân vốn đầu tư công chậm - Liệu có giải pháp mới cho vấn đề cũ?
24:12
Theo báo cáo của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm nay vẫn trì trệ, mới đạt tỷ lệ gần 16,4%, thấp hơn cả cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 4,4% kế hoạch, và có tới 17 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân. Nguyên nhân do đâu và cần những giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án và công trình trọng điểm quốc gia. Cần giải pháp mới nào cho vấn đề cũ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật: đưa pháp luật thấm rộng và sâu trong đời sống xã hội
27:38
Bộ tư pháp là cơ quan đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2021. Đây là kết quả mới được thông tin tại Hội nghị Công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021. Kết quả này có được từ việc thời gian qua, Bộ tư pháp tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần thêm những giải pháp nào để phát huy mạnh mẽ và thực chất hơn các tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin tron
“Gỡ khó” trong việc cấp hộ chiếu vắc xin
19:00
Sau hơn một tháng triển khai, đến thời điểm này, ngành y tế cấp hơn 20 triệu hộ chiếu vắc xin cho người dân, trong khi theo dự tính đến ngày 01/6 tới, các đơn vị phải hoàn thành việc làm sạch dữ liệu hàng chục triệu mũi tiêm bị thiếu hoặc sai sót trên hệ thống. Vì sao tiến độ cấp hộ chiếu vắc xin chậm hơn so với dự kiến? Việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng ảnh hưởng như thế nào đến việc cấp hộ chiếu văc xin cho người có nhu cầu tại các địa phương? Giải pháp nào để “gỡ khó” trong việc cấp hộ chiếu
Kết nối thông tin hướng đến người cần hỗ trợ trong dịch Covid-19
26:34
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm ngoái, công nghệ đã chứng minh vai trò hữu hiệu trong trợ giúp ngành y tế và các ngành liên quan trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh với hàng loạt nền tảng được xây dựng, phục vụ công tác khai báo y tế, truy vết, quản lý cách ly, quản lý tiêm chủng... Các nền tảng công nghệ còn liên tục được phát triển, bổ sung để theo sát yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch. Thời gian gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp buộc các địa phương
Các vấn đề đặt ra trong cải cách và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp
22:40
Năm 2020, công tác Tư pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng công tác điều tra, truy tố xét xử đã được nâng lên rõ rệt, hạn chế cơ bản tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm...Tuy nhiên công cuộc Cải cách tư pháp thì vẫn còn nhiều bất cập, đáng chú ý là vẫn còn xảy ra tình trạng khởi tố, truy tố chưa chuẩn xác, thậm chí oan sai... Vậy cần làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ quan Tư pháp, để không còn những vụ án oan sai, gây bức xúc dư luận.
Nhìn lại kinh tế 2021- Triển vọng nào cho phục hồi năm 2022?
25:08
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã để lại những hệ quả kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, nhất là ở một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ở những tỉnh có khu vực dịch vụ, nhất là du lịch chiếm tỷ trọng cao; có thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài… Cộng thêm những “điểm nghẽn’, hạn chế vốn tồn tại lâu nay, chậm được khắc phục, tháo gỡ trong bối cảnh dịch bệnh, nên bức tranh kinh tế Việt Nam cơ