(VTC News) - Sự kiện "cậu bé bị bỏ đói" đang khiến dư luận một lần nữa nhìn lại về vấn nạn "diệt phù thủy" tại quốc gia châu Phi, Nigeria.
Tại Nigeria, "phù thủy" thường là những đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm không phù hợp. Một khi đã mang danh "phù thủy", người ta sẽ quy kết những điều không may mắn là do sự xuất hiện của chúng.
Những đứa trẻ bị cáo buộc là phù thủy sẽ bị thiêu sống, bị đầu độc hoặc bị chôn sống, bị đánh cắp các bộ phận cơ thể hay phải gánh chịu những hình phạt đau đớn khác cho tới chết.
Thậm chí, nhiều người còn bị "xử kín", tức là bị lôi vào rừng tra tấn và không bao giờ trở ra. Thi thể của họ bị bỏ lại trong rừng, làm mồi cho các loài thú.
Mặc dù hành động này là vô cùng tàn bạo nhưng theo nhiều trang tin quốc tế, chính quyền địa phương không hề ngăn cản mà trái lại còn khuyến khích các hủ tục này.
Trên NewsRecord, một bà mẹ người Nigeria từng bỏ mặc con mình vì căn bệnh bao tử kỳ lạ, cho biết: "Dịch bệnh đến với con gái tôi là do nó gây ra. Số phận phù thủy làm hại nó và nó phải bị bỏ rơi nếu không muốn người khác bị liên lụy".
Xã hội thì lên án những phù thủy này - vì lý do tâm linh. Người dân tự nghĩ rằng khi trừng phạt các phù thủy, họ giống như những thiên thần hộ mệnh - bảo vệ sự an nguy của toàn xã hội.
Theo Telegraph, tình hình ở Nigeria luôn căng thẳng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng trẻ em bị bỏ rơi vì nghi hoặc phù thủy tăng lên với tốc độ đáng báo động.
Riêng ở tỉnh Akwa Ibom, từ năm 2002 đến nay đã có khoảng 15.000 trẻ em ra đường vì bị chính cha mẹ mình từ bỏ do quy kết là phù thủy.
Stepping Stones Nigeria là một trong những tổ chức đang lên án mạnh mẽ vấn nạn "phù thủy" tại quốc gia này. Họ từng đăng tải bản báo cáo dài tới 250 trang nhằm kêu gọi dừng lại việc "diệt phù thủy".
Mary Sudnad, một cô bé 7 tuổi từng là nạn nhân của những thợ săn phù thủy từ chính gia đình của mình. Mary bị các thầy cúng xác nhận là một phù thủy - khiến gia đình cô gặp nhiều xui xẻo.
Gia đình của Mary ngay lập tức vào rừng tìm kiếm lá cây độc để kết thúc cuộc sống của cô bé. Nhưng lá cây này không giết được cô. Cha mẹ cô sau đó đã dội nước sôi vào con mình và đẩy ra đường.
Gần đây nhất, cậu bé Hope (các tình nguyện viên đặt tên) đã may mắn được các tình nguyện viên tìm thấy và cưu mang sau khi nhìn thấy cậu lang thang trên đường phố mà không có nổi một manh áo che thân.
“Tôi từng chứng kiến rất nhiều cảnh tượng đau lòng tương tự ở Nigeria trong suốt 3 năm qua. Hàng ngàn trẻ em bị nghi ngờ là phù thủy, vì vậy chúng bị hành hạ dã man cho đến chết hoặc nếu không cũng sẽ luôn phải sống trong sợ hãi”, bà Loven - người cưu mang Hope cho biết chia sẻ.
Bức ảnh xúc động ghi lại khoảnh khắc nhân viên từ thiện cho một cậu bé hai tuổi gầy gò, trần truồng uống nước đã được chia sẻ chóng mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhận được sự đồng cảm.
Hy vọng dư luận thế giới sau khi dậy sóng với số phận của cậu bé Hope sẽ có cái nhìn khác đi và chung tay giúp đỡ những mảnh đời bị hành hạ bởi hủ tục ở các quốc gia châu Phi.
Uyên Nguyễn
Tại Nigeria, "phù thủy" thường là những đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm không phù hợp. Một khi đã mang danh "phù thủy", người ta sẽ quy kết những điều không may mắn là do sự xuất hiện của chúng.
Những đứa trẻ bị cáo buộc là phù thủy sẽ bị thiêu sống, bị đầu độc hoặc bị chôn sống, bị đánh cắp các bộ phận cơ thể hay phải gánh chịu những hình phạt đau đớn khác cho tới chết.
Nhiều trẻ em bị nghi hoặc là phù thủy bị tra tấn và bỏ rơi ở các quốc gia châu Phi |
Mặc dù hành động này là vô cùng tàn bạo nhưng theo nhiều trang tin quốc tế, chính quyền địa phương không hề ngăn cản mà trái lại còn khuyến khích các hủ tục này.
Trên NewsRecord, một bà mẹ người Nigeria từng bỏ mặc con mình vì căn bệnh bao tử kỳ lạ, cho biết: "Dịch bệnh đến với con gái tôi là do nó gây ra. Số phận phù thủy làm hại nó và nó phải bị bỏ rơi nếu không muốn người khác bị liên lụy".
Xã hội thì lên án những phù thủy này - vì lý do tâm linh. Người dân tự nghĩ rằng khi trừng phạt các phù thủy, họ giống như những thiên thần hộ mệnh - bảo vệ sự an nguy của toàn xã hội.
Theo Telegraph, tình hình ở Nigeria luôn căng thẳng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng trẻ em bị bỏ rơi vì nghi hoặc phù thủy tăng lên với tốc độ đáng báo động.
"Em bé bị bỏ đói uống nước" bức ảnh đã gây sốt cộng đồng mạng |
Stepping Stones Nigeria là một trong những tổ chức đang lên án mạnh mẽ vấn nạn "phù thủy" tại quốc gia này. Họ từng đăng tải bản báo cáo dài tới 250 trang nhằm kêu gọi dừng lại việc "diệt phù thủy".
Mary Sudnad, một cô bé 7 tuổi từng là nạn nhân của những thợ săn phù thủy từ chính gia đình của mình. Mary bị các thầy cúng xác nhận là một phù thủy - khiến gia đình cô gặp nhiều xui xẻo.
Gia đình của Mary ngay lập tức vào rừng tìm kiếm lá cây độc để kết thúc cuộc sống của cô bé. Nhưng lá cây này không giết được cô. Cha mẹ cô sau đó đã dội nước sôi vào con mình và đẩy ra đường.
Gần đây nhất, cậu bé Hope (các tình nguyện viên đặt tên) đã may mắn được các tình nguyện viên tìm thấy và cưu mang sau khi nhìn thấy cậu lang thang trên đường phố mà không có nổi một manh áo che thân.
Bé trai Hope được cứu sống đem lại hy vọng cho nhiều trẻ em khác tại Nigeria |
Bức ảnh xúc động ghi lại khoảnh khắc nhân viên từ thiện cho một cậu bé hai tuổi gầy gò, trần truồng uống nước đã được chia sẻ chóng mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhận được sự đồng cảm.
Hy vọng dư luận thế giới sau khi dậy sóng với số phận của cậu bé Hope sẽ có cái nhìn khác đi và chung tay giúp đỡ những mảnh đời bị hành hạ bởi hủ tục ở các quốc gia châu Phi.
Uyên Nguyễn
Bình luận