• Zalo

Cậu bé nghèo trường Ams: 'Nó cứ gào mẹ đừng chết'

Giáo dụcThứ Tư, 09/11/2011 07:28:00 +07:00Google News

(VTC News) - "...Nó nói mẹ phải sống, nó về nó còn kêu gào lên với ông bà nội, ông bà ngoại là phải cứu mẹ cháu. Nó cũng kêu với bác sĩ như vậy..."

(VTC News) - "...Nó nói mẹ phải sống, nó về nó còn kêu gào lên với ông bà nội, ông bà ngoại là phải cứu mẹ cháu. Nó cũng kêu với bác sĩ như vậy..."



Chị Nguyễn Thị Hạnh, mẹ Hiếu năm nay cũng bước sang tuổi 46 với dáng người bé nhỏ, yếu ớt bởi căn bệnh suy thận quái ác cấp độ 4.

Chị Hạnh tâm sự: "Lúc đó tôi chẳng muốn sống. Từ lúc trước đó tôi khoảng 45 kg, nhưng khi phát hiện ra bệnh thì tôi chỉ còn 30 kg. Tôi nhớ lúc đó thằng bé mới học lớp 3 thôi, nó nói mẹ phải sống, nó về nó còn kêu gào lên với ông bà nội, ông bà ngoại là phải cứu mẹ cháu. Nó cũng kêu với bác sĩ như vậy, bác sĩ còn bảo: "Cái thằng bé này biết cái gì mà nói như thế". Tôi buồn đến mức chả muốn gặp con, vì đau lòng lắm".

 "Tôi nghĩ mình phải sống, vì ra đi thì con sẽ sống như thế nào".


Thế rồi "Tôi nghĩ mình phải sống, vì ra đi thì con sẽ sống thế nào. Cho nên được ông bà nội ngoại giúp đỡ, tôi bắt đầu đi chạy thận".

Chị Hạnh cũng tâm sự: Bố của Hiếu bị viêm tai giữa biến chứng não nên rất chậm chạp, không ổn định về tinh thần, và không giúp gì được nhiều cho chị trong công việc gia đình.

Ngày đầu chưa có bảo hiểm nên việc chạy thận rất tốn kém, ông bà nội ngoại đã dồn hết số tiền tiết kiệm để duy trì sự sống cho chị nên tài sản cũng đã khánh kiệt. Cách đây 4 năm, bố chồng chị lại ngã bệnh và nằm liệt giường, gánh nặng lại tiếp tục đè nặng lên gia đình vốn nghèo và bệnh tật.

 

Bà nội Đỗ Thị Lạp của Hiếu năm nay 73 tuổi, cũng đau ốm liên miên. Tuy đau ốm là thế nhưng bà Lạp vẫn thường thay chị Hạnh chăm sóc cho cụ ông 90 nằm liệt ở nhà nhiều năm nay.

 Bà Lạp kể về cháu đích tôn Nguyễn Trung Hiếu (Ảnh: Phạm Thịnh)


Bà Lạp nghẹn ngào chia sẻ: “Nghèo thì nghèo rồi nhưng tôi quyết tâm giữ ngôi nhà này vì đây là món quà cuối cùng của chúng tôi để lại cho cháu đích tôn duy nhất của gia đình” 

"Hiếu là cháu đích tôn của nhà tôi. Khi cháu đỗ vào trường Ams thì quyết tâm học lắm, so với các em con chú thì nó chịu khó học hơn, vì tôi hiểu cháu luôn mong sau này có công ăn việc làm để kiếm tiền nuôi bố mẹ. Hàng ngày đi học về, Hiếu chào ông bà, bố mẹ xong là lên gác, ăn xong thì lại học. Nó kín đáo lắm, có chuyện gì thì chỉ tâm sự với mẹ thôi, chẳng mấy khi bộc lộ với người khác". Bà Lạp tâm sự về cậu cháu trai hiếu thảo của mình.


 Đối với bà Lạp, Hiếu luôn được bà dành cho nhiều tình cảm bởi em có nhiều thiệt thòi hơn so với các anh chị em họ


Suy nghĩ của bạn đọc xung quanh câu chuyện về cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu  xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.


Phạm Thịnh(thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn