• Zalo

Cậu bé lớp 3 lái xe ô tô trên đường đèo: Bố mẹ có thể bị xử lý hình sự

Pháp luậtThứ Sáu, 08/04/2016 08:25:00 +07:00Google News

Việc bố mẹ cậu bé lớp 3 ở Bắc Kạn để cho con lái xe ô tô nếu bóc tách chi tiết, hành vi này còn vi phạm rất nhiều điều khoản khác của pháp luật hiện hành.

(VTC News) - Việc bố mẹ cậu bé lớp 3 ở Bắc Kạn để cho con lái xe ô tô vi phạm rất nhiều điều khoản của pháp luật hiện hành, trong đó vi phạm cả điều luật trong Bộ luật hình sự. 

Sau khi VTC News đăng tải bài viết “Lạnh gáy xem clip mẹ khoe con trai lớp 3 lái ôtô trên đường đèo dốc ở Bắc Kạn”, dư luận đã phản ứng dữ dội với việc phụ huynh của cậu bé lớp 3 coi thường pháp luật, tính mạng bản thân và những người thâm gia giao thông.

Báo điện tử VTC đã phỏng vấn ông Trần Hữu Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia về vấn đề này.

Ông Minh cho rằng hành vi để một cậu bé lớp 3 điều khiển xe trên đường đèo dốc  đe dọa tính mạng của trẻ em, những người tham gia giao thông trên đường và trên chính chiếc xe đó. Như vậy là vô trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình mình và xã hội.

Nếu bóc tách chi tiết, hành vi này vi phạm rất nhiều điều khoản khác của pháp luật hiện hành. Trong đó có vi phạm khoản 4 điều 202 Bộ Luật hình sự hiện hành: “Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời” (với hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm).

Video: Lạnh gáy xem clip mẹ khoe con trai lớp 3 lái ôtô trên đường đèo dốc ở Bắc Kạn


Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

- Sau khi xem clip mẹ khoe con trai lớp 3 lái ô tô trên đường đèo dốc đăng tải trên VTC News, ông có bình luận gì ?

Nếu tình huống này xảy ra trong thực tế (ở bất cứ đâu, không cứ đường đèo dốc) thì là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật hiện hành khi tham gia giao thông. Hành vi này đe dọa tính mạng của trẻ em, những người tham gia giao thông trên đường và trên chính chiếc xe đó.

Như vậy là vô trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình mình và xã hội, cũng như tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm trong xã hội, ảnh hướng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em.

Hành vi này cần phải được xử nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

Đây là một hành vi cần được lên án rộng rãi trong xã hội, truyền thông sâu rộng về quá trình xử phạt để răn đe các vi phạm tương tự trong tương lai.

Bố mẹ có thể bị cân nhắc xử lý hình sự

- Theo như hình ảnh trong clip thì chủ phương tiện vi phạm điều luật nào và có thể bị xử lý thế nào?

Kết luận cuối cùng cần đợi kết quả từ cơ quan điều tra. Nếu những thông tin từ clip là có thực, người lớn ngồi trên xe vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật hiện hành:

Luật giao thông đường bộ hiện hành 2008: khoản 9. Điều 8: Nghiêm cấm: Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Bất cứ công dân nào cũng đều phải tuân thủ quy định này.

Khoản 10, Điều 8 Nghiêm cấm Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

Theo ông Minh, việc bố mẹ cậu bé lớp 3 ở Bắc Kạn để cho con lái <a href='https://vtcnews.vn/oto-xe-may.31.0.html' >xe ô tô</a> vi phạm rất nhiều điều khoản của pháp luật hiện hành. Trong đó vi phạm cả điều luật trong Bộ luật Hình sự.
Theo ông Minh, việc bố mẹ cậu bé lớp 3 ở Bắc Kạn để cho con lái xe ô tô vi phạm rất nhiều điều khoản của pháp luật hiện hành. Trong đó vi phạm cả điều luật trong Bộ luật Hình sự.  

Hành vi trên còn vi phạm khoản 4 điều 202 Bộ Luật hình sự hiện hành: “Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời” (với hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm).

Nếu bóc tách chi tiết, hành vi này còn vi phạm rất nhiều điều khoản khác của pháp luật hiện hành. Người lớn ngồi trên xe để trẻ em chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện là tình huống cấu thành hành vi đe dọa nghiêm trọng tính mạng với trẻ em đó, những người tham gia giao thông khác trên đường, và tất cả người trên xe.

 

Như vậy là vô trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình mình và xã hội, cũng như tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm trong xã hội, ảnh hướng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em.
Ông Trần Hữu Minh
 
Hành động này của người lớn trên xe có thể tước đi các quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền được an toàn của nhiều thành viên trong xã hội được quy định rõ ràng trong Hiến pháp tại điều 19 (có quyền được sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ), điều 20 (Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ), Điều 23 (công dân có quyền đi lại tự do an toàn), điều 37 (Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ).

Riêng việc vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản trong Luật giao thông đường bộ đã đủ căn cứ để xử phạt theo nghị định 171 và 107 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) của Chính phủ.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc này có thể cân nhắc xử lý hình sự theo điều 202 khoản 4 Bộ luật hình sự. Hình phạt cụ thể cần tham vấn các cơ quan có chức năng về tư pháp và luật sư vì ở đây có rất nhiều hành vi vi phạm cùng được thực hiện.

Cần nhấn mạnh rằng: Trong tất cả các vi phạm trên, trẻ em không có lỗi mà người có trách nhiệm với trẻ em có lỗi. Hiện trong clip mới chỉ phát hiện có mẹ của cậu bé trên xe nên người phụ này là người vi phạm các quy định trên. Nếu trong quá trình điều tra phát hiện thêm bố trên xe thì cả bố mẹ đều vi phạm và đều phải chịu mức phạt theo quy định.

Tăng mức độ xử phạt để nâng cao tính răn đe

- Thời gian gần đây, trên mạng internet xuất hiện không ít clip trẻ con lái xe, lái xe bằng chân. Xem ra ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao. Điều này có phải do chế tài xử lý còn quá nhẹ. Theo ông có phải mức xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành quá nhẹ khiến người có thái độ coi thường pháp luật?

Với những vi phạm như trên, nếu chỉ xử phạt hành chính thì còn nhẹ (theo mục b, khoản 7 điều 21 nghị định 171, mức phạt từ 4 – 6 triệu và tước giấy phép lái xe). Như đã phân tích, hành vi trên đã vi phạm cả điều khoản trong bộ luật hình sự, hiến pháp và cần được xử lý nghiêm minh để lập lại trật tự.

Hiện nay nghị định 171 và 107 đang trong quá trình sửa đổi bổ sung theo hướng tăng nặng mức phạt với những hành vi vi phạm nghiêm trọng, cố tình vi phạm và tôi cho đây là một hướng đi hợp lý với yêu cầu đặt ra từ thực tế.

Nhìn tổng thể với những vi phạm không nghiêm trọng mà ai cũng có thể mắc phải (sai làn/lấn vạch/bật xi nhan sớm, muộn...): mức phạt vi phạm lần đầu nên ở mức vừa phải mang tính cảnh báo răn đe, giáo dục và không hà khắc, nhưng tăng lũy tiến rất nhanh cho những lần tái phạm sau vì bản chất của vi phạm nhiều lần là cố tính vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật.

Cháu bé điều khiển xe ở đoạn đường đèo dốc quanh co trong sự cổ vũ của những người lớn ngồi trên xe.
Cháu bé điều khiển xe ở đoạn đường đèo dốc quanh co trong sự cổ vũ của những người lớn ngồi trên xe.  

Với những hành vi mang tính chất cố tình vi phạm, hoặc có mức độ đặc biệt nghiêm trọng uy hiếp đến sự an toàn tính mạng của cộng đồng (để trẻ em không đủ điều kiện lái xe, phóng quá tốc độ, uống rượu bia quá mức cho phép khi lái xe, chở quá tải): cần có mức phạt nặng ngay cho vi phạm lần đầu, và cũng lũy tiến nhanh ở các lần vi phạm lần sau.

Giải pháp phạt lũy tiến theo mức độ tái phạm đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển.

Tại Australia, với lỗi lái xe ẩu (chạy nhanh hơn tốc độ giới hạn tới 45 km, không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát, chở quá số người quy định, tái phạm lỗi về bằng lái, uống rượu bia quá mức cho phép và sử dụng ma túy khi lái xe), nếu vi phạm lần đầu cảnh sát phải tạm giữ 28 ngày, tái vi phạm lần 2: tạm giữ 3 tháng, tại thời điểm kết án, nếu có bằng chứng tái vi phạm lần 3, ngoài những hình phạt theo quy định, tòa án có thể ra lệnh tạm giữ lâu hơn hoặc tịch thu/tiêu hủy phương tiện.

Tại Thái Lan, nếu vượt đèn đỏ lần đầu, sẽ bị phạt và thông tin sẽ được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu quốc gia về vi phạm ATGT.  Nếu vi phạm lần 2 trong vòng 1 năm, sẽ bị treo bằng 30 ngày. Nếu vi phạm lần 3 sẽ treo bằng từ 60-90 ngày, Còn nếu vi phạm lần 4 sẽ bị tịch thu bằng. Nguyên lý phạt với các lỗi khác như đưa xe cho người không đủ điều kiện điều khiển, không có bằng...cũng dựa trên nguyên lý lũy tiến nếu tái phạm.

Để làm được điều này cần phải có hệ dữ liệu thống kê vi phạm về trật tự ATGT, năng lực điều hành thực thi pháp luật đồng thời kết hợp tốt giữa hệ thống hành pháp và tư pháp, (kiểm tra, xử lý vi phạm, cưỡng chế tuân thủ, đơn giản hóa thủ tục tòa án...). Đây là hướng mà chúng ta cần có nghiên cứu để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Ngày 6/4, Phòng CSGT – Công an tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành nhắc nhở đối với anh Phạm Văn Tuấn (sinh năm 1981, trú tại tổ 5 phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn) là bố cháu bé điều khiển ô tô trong clip.

Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Kạn – Thượng tá Vũ Đức Thiện cho biết, đây là hành vi hết sức nguy hiểm khi tham gia giao thông, theo Khoản 5, Điều 3, Nghị định 171 của Chính phủ. Nhưng vụ việc này diễn ra vào cuối năm 2014, đã quá thời hiệu xử phạt hành chính nên chỉ có thể nhắc nhở chủ phương tiện.

Đức Thuận

Bình luận
vtcnews.vn